Báo cáo Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gồm có ba chuyên đề:
Chuyên đề 1: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Chuyên đề 2: Giới thiệu tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chuyên đề 3: Giới thiệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
u của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: - Quan điển Hồ Chí Minh về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người. - Quan điển HCM những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng HCM. + Trung với nước, hiếu với dân + yêu thương con người, sống có nghĩa có tình + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư + Tinh thần quốc tế trong sángCần: Cần là lao động cần cù ; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.Kiệm: Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “ không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức” Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác. Liêm: Liêm là trong sạch, là “ luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, không tham địa vị, không tham tiền tài,không tham tâng bốc mình” Chính: Chính là ngay thẳng không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối vời người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc,luôn giữ thái dộ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ thì quyết chí làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”. Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ. Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán” đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc.“ khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn chí công, vô tư phải thắng chủ nghĩa cá nhân. Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẻ với chí công, vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công, vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, kiêm, chính. - Quan điểm HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. + Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức + Xây đi đôi với chống + Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 3- Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a - Đạo đức HCM là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. b- Đạo đức HCM là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua thử thách, khó khăn để đạt được mục đích cách mạng. c- Đạo đức HCM là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân d - Đạo đức HCM là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người e - Đạo đức HCM là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường 4- Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay a- Thực hiện “trung với nước, hiếu với dân’ b- Thực hiện lời dạy: “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” c- Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ - Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên, phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. - Mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. - Học tập đạo đức HCM phải rất coi trọng việc tự phê bình và phê bình. d- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người trao tặng Người nhà văn hóa kiệt xuất trên thới giới, anh hùng giải phóng dân tộc, giải phóng dân tộc,chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, với tinh VN sẳn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình,hợp tác và phát triển. - Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng HCM là phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, phấn đấu vì hòa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử, xóa bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM cần nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản. *** Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương bác Hồ vĩ đại. Chuyên đề 2 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH I- TOÀN VĂN TÁC PHẨM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH II- BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM III- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾu CỦA TÁC PHẨM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN - Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân có nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chỉ bàn về đạo đức cách mạng, và mặt đối lập với đạo đức là chủ nghĩa cá nhân. + Năm 1948, bài Chủ nghĩa cá nhân; + Năm 1949, tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính; +Tháng 1- 1955, Đạo đức công dân; + Tháng 6-1955, Đạo đức cách mạng; + Năm 1958, Đạo đức cách mạng Những tác phẩm bài viết, bài nói viết bàn về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân của HCM được viết và công bố vào những thời điểm rất có ý nghĩa đặc biệt, nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, ngày 3-2-1969, báo Nhân dân đăng bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của HCM. - Ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Đảng đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu: ngắn, gọn, tập trung vào chủ đề: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng. (Và đó cũng là tên của bài báo) - Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi cho đánh máy thành nhiều bản gởi các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị để than gia ý kiến. - Chiều ngày 30-1-1969,bác cùng văn phòng đọc lại ý kiến đóng góp của từng đồng chí - Ba giờ rưỡi chiều ngày 01-02-1969, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo chính thức để kịp gửi đăng báo. -Đồng chí Tuyên huấn xin phép Bác cho sửa lại đầu đề bài báo, đưa vế Quét sạch chủ nghĩa cá nhân ra sau, với lý do là cán bô, đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. - Những thành tựu cách mạng và tấm gương đạo đức trong cán bộ, đảng viên Trong tác phẩm, HCM nêu lên những thắng lợi to lớn của cách mạng VN là một trong những nguyên nhân tạo nên thắng lợi đó chính là sự gương mẫu, tận tụy của cán bộ, đảng viên, đi đầu lãnh đạo toàn dân thực hiện. Là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản VN; là sự hy sinh, phấn đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những người mà HCM nhắc đến nhiều lần là những tấm gương) Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ Những thanh niên gái hay trai rất hăng hái dũng cảm trong mọi công tác Người thường nhắc đến: Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn trổi, Trần Thị lý 2- Những bệnh tật bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên HCM cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của CNXH; là giặc nội xâm, kẻ địch ở bên trong; thứ vi trùng rất độc, là bệnh chính, bệnh mẹ, sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác”. Có thể nêu lên 10 loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân: quan liêu; tham lam; lười biếng; hiếu danh; hữu danh, vô thực;bệnh cận thị; bệnh tị nạn; bệnh xu nịnh; bệnh kéo bè, kéo cánh. 3- Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Tăng cường giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên. - Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. - Chế độ sinh họat và kỷ luật đảng phải nghiêm minh.( chi bộ tốt thì mọi việc đều tốt). - Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. - Phải đi sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. IV- GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM NÂNG CAO ĐẠO ĐứC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN Nghiên cứu, vận dụng Tư tưởng đạo đức HCM, qua tác phẩm của Người, chúng ta cần nhận thức sâu sắc một số vấn đề sau đây: - Trước hết Đảng ta phải thể hiện khả năng trí tuệ của mình, đề ra được đường lối đúng đắn, đưa cách mạng nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục tiến lên. -- HCM luôn luôn khẳng định cán bộ là gốc của mọi công việc, đạo đức là gốc của người cán bộ, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kémQuá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra cho chúng ta cơ hội để phát triển mà cả những tác động tiêu cực vào đạo đức, lối sống.Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước phải bắt đầu từ phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.
File đính kèm:
- Hoc_tap_tam_guong_dao_duc_cua_Bac.ppt