Báo cáo Kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức nho giáo trong xây dựng đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

 - Hiện tượng suy thoái, xuống cấp về đạo đức ở mọi lĩnh vực đến mức báo động. Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhận định rằng : “Tình trạng tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ nước ta”

 - Mặt khác, đánh giá lại vai trò tác dụng của Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam trong quá khứ và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức nho giáo trong xây dựng đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hai, đạo đức Nho giáo đã gieo vào đầu con người tư tưởng xem nhẹ hoạt động sản xuất và tri thức khoa học Thứ ba, đạo đức Nho giáo đã quá đề cao tư tưởng địa vị trật tự đẳng cấp danh phận thói quan liêu cửa quyền Thứ tư, đạo đức Nho giáo đối lập với tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa người với người Thứ năm, là đạo đức Nho giáo đã tạo nên tục lễ, tập quán lạc hậu, phiền phức tốn kém và đặc biệt là trong dịp ma chay cưới xin, giỗ tếtgây không ít khó khăn cho những người nghèo trong xã hội CHƯƠNG 3 KẾ THỪA GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY3.1.Thực trạng tình hình đạo đức ở nước ta hiện nay và nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận tầng lớp xã hội 3.1.1. Thực trạng tình hình đạo đức của một bộ phận tầng lớp xã hội ở nước ta hiện nay.Đạo đức của cán bộ đảng viên và công chức Hiện nay đạo đức của cán bộ đảng viên có những biểu hiện tiêu cực đang là vấn đề đặt ra. Có thể thấy biểu hiện của tình huống đạo đức của cán bộ đảng viên sau đây: - Một bộ phận cán bộ đảng viên vào Đảng không phải là sự hi sinh phấn đấu theo đạo đức cách mạng, theo mục tiêu lý tưởng của Đảng đặt ra mà vì lợi ích và mưu cầu cá nhân. - Không ít trường hợp cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng chưa thật sự là đại diện tiêu biểu cho tính tiên phong gương mẫu để quần chúng noi theo. - Đảng cầm quyền nên nguy cơ thoái hoá, biến dạng của Đảng và Nhà nước là không dễ vượt qua. Nguy cơ xa dân, độc đoán, chuyên quyền là có thật vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân là có thật có cả trong những người giữ trọng trách cao cũng mắc sai lầm, khuyết điểm và phạm tội. - Chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là nghiêm trọng - Trong hành vi lối sống đạo đức nhân cách cán bộ đảng viên có lời nói không đi đôi với việc làm, xa dân, ăn chơi hưởng lạc, quan liêu, tham nhũng, tranh giành quyền chức mất tín nhiệm trong dân có những biểu hiện sau: + Tập nhiễm thói quan liêu từ thể chế nhà nước nên không ít công chức trong bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương cũng rơi vào quan liêu, xa dân, hóng hách, nạt nộ, sách nhiễu dân chúng kể cả không ít cán bộ chủ chốt ở cơ sở. + Một bộ phận công chức, có chức có quyền hoặc tham nhũng hoặc dính líu với tham nhũng dưới mọi biểu hiện, mọi hình thức gây tổn hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, của nhà nước, gây nên sự bất bình của đảng của dân chúng. + Thói đạo đức giả của lối sống, cơ hội trong chính trị, gian lận trong học hành thi cử, bằng cấp, những thủ đoạn chạy chức quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy tội đang len lỗi vào các cơ quan công quyền ở mọi cấp mọi ngành là biểu hiện trực tiếp nhất của sự tha hoá đạo đức và cơ hội chính trị. + Một số không nhỏ còn sa đọa về đạo đức, lối sống trong sự buông thả hưởng lạc, sống gấp, vun vén cho lợi ích cá nhân, tiếp tay, đồng loã cho các vụ làm ăn phi pháp, bất chính kể cả tham dự vào băng nhóm xã hội đen Đạo đức của thanh niên Đứng trước những khó khăn thử thách của đất nước hiện nay về kinh tế - xã hội thì bộ phận thanh niên mất phương hướng giảm lòng tin, thậm chí còn hoài nghi chủ nghĩa xã hội ở nướcMột bộ phận thanh niên thờ ơ về chính trị, chỉ lo làm kinh tế bằng bất cứ già nào, tham gia các hoạt động đoàn, chạy theo lối sống vật chất tầm thường, muốn hưởng thụ hơn cống hiến, sống thực dụng, buông thả, nảy sinh tiêu cực, mắc phải các tệ nạn xã hội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè bê thaMột số thanh niên cũng quên quá khứ đấu tranh oanh liệt, hi sinh, xương máu mới giành lại độc lập tự do của các thế hệ cha anh Đạo đức trong gia đình nước ta hiện nay - Quan niệm về hôn nhân và đạo đức hôn nhân trở nên lộn xộn. - Trong quan hệ hôn nhân gia đình xu hướng thực dụng đang tăng lên với những tính toán vụ lợi vị kỷ, ích kỷ cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến tình nghĩa, yêu thương. - Thiếu trách nhiệm gương mẫu trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái và ngược lại - Quan niệm hành vi trọng nam khinh nữ trong gia đình vẫn còn tồn tại, một số nơi phát triển trở lại cùng với sự phát triển của dòng họ. - Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, nền nếp kĩ cương “kính trên nhường dưới “, “kính già yêu trẻ “,con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”bị suy giảm mất đi tính bền vữngĐạo đức trong lao động, trong giao tiếp và lối sống Xã hội đang chứng kiến và chịu đựng những nghịch cảnh của “đồng tiền lên ngôi”Tính thực dụng len lõi thấm sâu vào hành vi giao tiếp giữa người và người, từ nông thôn đến thành thị, từ gia đình đến công sở, từ quan hệ thân thuộc đến quan hệ công tác. Nhiều quan hệ xã hội vốn đậm đà tình nghĩa đang bị thực dụng lấn át. Cái lợi mang tính thực dụng ngày càng chi phối mạnh mẽ nhiêug mối quan hệ.Hành vi lo lót xấu xa, tự đánh mất phẩm giá và lòng tự trọng lại được không ít người chấp nhận.Trong hoạt động giao tiếp hiện nay cũng nổi cợm lên nhiều điểm nhức nhối về sự tha hoá đạo đức 3.1.2. Nguyên nhân của tình trạng suy thối đạo đức ở nước ta hiện nayNguyên nhân khách quan sâu xa - Những tàn dư của xã hội thực dân, thuộc địa, nửa phong kiến còn chưa được cải tạo hết - Trong bước chuyển sang kinh tế thị trường với những mặt trái của nó và những tàn dư của chế độ quan liêu phong kiến chuyên chế, đẳng cấp đang còn ảnh huởng rất nặng nề trong xã hội và trong thể chế của nước ta - Xã hội quá độ với một nền kinh tế chuyển đổi kéo theo hàng loạt những chuyển đổi khác, từ tư duy kéo theo ý thức xã hội, tâm lý, lối sống mô hình quản lý, chính trị, pháp luật - Định hướng giá trị và sự hình thành các chuẩn mực giá trị, sự xác định vào thước đo giá trị và giáo dục giá trị chưa được chuẩn bị chu đáo xét về mặt xã hội và từ góc nhìn quản lý. - Chúng ta đang thiếu vắng một chiến lược giáo dục tương ứng với tầm vóc đổi mới và yêu cầu phát triển xã hội, thiếu một Nghị quyết của Đảng về đạo đức xã hội và chấn hưng đạo đức dân tộc. - Do trãi qua những cuộc chiến tranh liên miên, ác liệt kéo dài gần hơn 3 thế kỷ ( 1945 - 1975) Nguyên nhân khách quan trực tiếpCuộc khủng hoảng chính trị của Liên Xô và Đông Âu dẫn tới thất bại của cải tổ, đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa, đẩy chủ nghĩa xã hội vào thế thoái trào và thay đổi trật tự thế giới.Tác động của chủ nghĩa tư bản hiện đại vào các nước lạc hậu, chậm phát triển và đang phát triển.Sự bùng nổ thông tin trong xã hội thông tin và toàn cầu dẫn tới những đảo lộn, thay đổi trong tâm lý, ý thức trong đời sống đạo đức, văn hoá, tinh thần của con người và xã hội Những nguyên nhân chủ quan Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đã không nhận thức đầy đủ về vai trò của đạo đức xã hội như một động lực tinh thần để phát triển xã hội.Bên cạnh đó là việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, một số quan điểm chủ trương chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành, cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp, công tác tư tuởng, công tác lý luận, công tác tổ chức cán bộ có nhiều yếu kém, bất cậpDân chủ công bằng bị vi phạm Thương mại hoá giáo dục - đào tao; y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác đã làm hư hỏng đạo đức, làm cho đồng tiền, quyền lực thoái hóa và bạo lực phi nhận ra sức lộng hành, tàn phá môi trường xã hội nhân văn đạo đức.Sự nhu nhuợc, yếu kém của pháp luật, thực thi và bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước, do năng lực công chức và sự trong sạch của các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật một phần, phần lớn là do các cơ quan lãnh đạo, quản lý xã hội không nghiêm túc, đã tạo ra vô hình cơ chế “ xin - cho” làm nảy sinh và ngày càng trầm trọng những sự biến dạng đạo đức, nuôi dưỡng thói xua nịnh, cơ hội lộng hành, bạo ngược, đẻ ra tiêu cực, tội phạm, tội ácSự yếu ớt của luồng dư luận tích cực đủ sức quy tụ người tốt, việc tốt, tập hợp và tập trung lực lượng tiên tiến vào cuộc đấu tranh bảo vệ chân lý, đạo đức, đấu tranh cho lẽ phải, công bằng, phê phán và trừng trị cái xấu, cái ác trong xã hội 3.2. Kế thừa phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay 3.2.1. Những yêu cầu xây dựng nền đạo đức ở nước ta hiện nay - Xây dựng dựng nền đạo đức mới của nước ta hiện nay phải gắn liền với cội rễ dân tộc và tư tưởng đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Xây dựng nền đạo đức mới đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu là làm cho lối sống, đaọ đức, chuẩn giá trị xã hội mới thấm sâu và đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân. - Xây dựng nền đạo đức mới đòi hỏi cần phải đồng bộ về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp với những quan điểm chủ đạo thống nhất từ trung ương đến điạ phương, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Xây dựng nền đạo đức mới hiện nay phải kết hợp một cách tổng thể giữa thi hành đạo đức và thi hành luật pháp trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa3.2.2. Những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo cần được kế thừa, phát triển trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nayVấn đề tu dưỡng đạo đứcTư tưởng đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhânTư tưởng chính danhTư tưởng chăm lo hoạt động sản xuất và thực hành tiết kiệmTư tưởng “ học không chán, dạy không mỏi” Tư tưởng của Nho giáo về vấn đề gia đìnhKẾT LUẬN - Nho giáo không những chi phối đời sống chính trị - xã hội, đạo đức, văn hóa, giáo dục Trung Quốc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Tuy Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo một cách sâu đậm nhưng Nho giáo vào Việt Nam lại được khúc xạ bởi những nét riêng của văn hóa và truyền thống người Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ đều được dân tộc Việt Nam vận dụng và phát triển mang bản sắc dân tộc. - Nho giáo là một học thuyết ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài nhất, xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. - Việc kế thừa tư tưởng đạo đức của Nho giáo không phải giữ nguyên, không cải biến. Kế thừa đây chính là kế thừa những cái cốt lõi tinh hoa, những nội dung được khẳng định qua chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gianxin cảm ơn thầy cô và các bạn theo dõi!

File đính kèm:

  • pptbao cao tap huan ky nang song.ppt