Báo Cáo Kinh Nghiệm Chủ Nhiệm Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Ở Trường Ngoài Công Lập

I.Mở đầu
1.Quan niệm về công tác chủ nhiệm và vai trò, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông

Giờ đây tôi đã là một cô giáo - ước mơ thời học trò đã trở thành sự thật, mới biết sự nghiệp "trồng người" cao cả đấy nhưng cũng không kém phần gian nan, vất vả. Bởi lẽ, mỗi người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức mà còn giáo dục ý thức đạo đức, định hướng hình thành nhân cách cho học sinh - điều mà cả xã hội đang vô cùng lo lắng, quan tâm.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo Cáo Kinh Nghiệm Chủ Nhiệm Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Ở Trường Ngoài Công Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
	SỞ GD - ĐT HẢI PHÒNG	TRƯỜNG THPT MARIE CURIEBÁO CÁO KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM:GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬPNgười trình bày: Trần Thị Phương LanI.Mở đầu1.Quan niệm về công tác chủ nhiệm và vai trò, vị trí của người giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông Giờ đây tôi đã là một cô giáo - ước mơ thời học trò đã trở thành sự thật, mới biết sự nghiệp "trồng người" cao cả đấy nhưng cũng không kém phần gian nan, vất vả. Bởi lẽ, mỗi người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức mà còn giáo dục ý thức đạo đức, định hướng hình thành nhân cách cho học sinh - điều mà cả xã hội đang vô cùng lo lắng, quan tâm. Trong thời gian gần đây, mỗi năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đề ra nhiệm vụ, chủ đề của từng năm học: 2006 - 2007 với chủ đề "Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm", 2007 - 2008 với chủ đề "Ổn định, bền vững, phát triển" và 2008 - 2009 là "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", rồi "xã hội hóa giáo dục". Dưới sự chỉ đạo chung của sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng và Ban giám hiệu trường Marie Curie, bước vào năm học mới chúng tôi đều được tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ năm học. 2.Thực trạng  a.Khó khăn ban đầu Là một cô giáo tâm huyết với nghề, tôi luôn sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì nhà trường phân công dù khó khăn và tôi đã nhận chủ nhiệm lớp 10 loại yếu năm học 2006 - 2007 có 54 học sinh: 30 nam, 24 nữ. Hầu hết điểm đầu vào của các em rất thấp: tổng hai môn Văn và Toán chỉ được 5 điểm, 85% học lực yếu ; 80% đạo đức khá và trung bình ; 3% đoàn viên; hơn 60% học sinh có hoàn cảnh éo le: cha mẹ bỏ nhau , có em mồ côi, hoàn cảnh kinh tế gia đình rất nghèo...Bởi vậy, không có gì là lạ khi trong sơ yếu lí lịch bản thân các em học sinh cũng ngần ngại nói về gia cảnh của mình.Tôi biết có thể các em mặc cảm hoặc không muốn người khác thương hại mình. b.Thuận lợi Với lòng say mê nghề nghiệp, lòng quyết tâm của bản thân, tôi luôn hoàn thành tốt công việc được giao trong mọi hoàn cảnh dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường , sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp nhất là những giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy ở lớp tôi. II.Một số biện pháp giải quyết và giáo dục học sinh cá biệt  1.Trường hợp em Lê Thu Hà: đang học lớp 12 thì bố mẹ mâu thuẫn tới mức phải ra tòa li hôn. Thiếu sự quan tâm của gia đình, em chán đời thậm chí còn có ý định tự tử (điều này tôi biết qua học sinh trong lớp). Một lần tôi rợn gai ốc khi nghe em nói "em chỉ muốn chết thôi cô ạ", rồi ôm lấy tôi mà khóc nức nở. Là một học sinh nữ vốn tính lầm lì, bất cần, hành động thiếu suy nghĩ nên ngày 9 tháng 10 năm 2008 em Hà đã mang, vẩy mắm tôm ra bàn ghế, lớp học. Sự việc đó làm xôn xao cả ngôi trường nhỏ bé. Cả hội đồng giáo dục ai cũng hỏi "Học sinh nào dám làm việc đó?". Với riêng tôi, việc tìm ra thủ phạm không nan giải bằng giải quyết tình huống sư phạm đó như thế nào để học sinh vừa nhận thức sai phạm, vừa giáo dục đạo đức cho các em. Điều đáng nói sự việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thế mà học sinh không dám nhận lỗi. Giáo viên chủ nhiệm phải "vào cuộc điều tra" bằng nhiều cách: đầu tiên là cách cho học sinh tự nhận lỗi nhưng không em nào dũng cảm, rồi đến bỏ phiếu kín nhưng không thành. Cuối cùng, bằng biện pháp tình cảm tâm sự nhỏ to, phân tích tác hại của việc làm tôi đã nói với học sinh:"Các em suy nghĩ thế nào khi ban giám hiệu sẽ phê bình cô. Nếu ai tự nhận lỗi thì cô sẽ đề nghị với nhà trường cho các em một cơ hội ?". Trước những tình cảm của cô giáo, ánh mắt của bạn bè, em Thu Hà đã run rẩy nhận lỗi. Tôi tìm gặp thầy hiệu trưởng Hoàng Xuân Khóa, cô hiệu phó phụ trách quản lí học sinh Bùi Lệ Du, cô Tô Việt Hoa quản sinh trao đổi tình hình cũng như những trăn trở, suy nghĩ của tôi. Hội đồng nhà trường họp xét kỉ luật đột xuất. Buổi sinh hoạt lớp bất thường diễn ra ngày 26 tháng 10 năm 2008 với sự có mặt đông đủ của đại diện hội đồng kỉ luật nhà trường, phụ huynh của em Hà. Học sinh phạm lỗi lên đọc bản kiểm điểm; rồi phụ huynh lên xin lỗi nhà trường, cô giáo chủ nhiệm; cuối cùng thầy hiệu trưởng - đại diện cho hội đồng kỉ luật phát biểu "Thầy không đồng tình trước hành động dại dột của em Lê Thu Hà, song thấy được nhận thức của bản thân em Hà, xét đơn đề nghị của tập thể lớp, nhất là cô chủ nhiệm rất tâm huyết, yêu thương học trò đứng ra bảo lãnh, nhà trường cho phép học sinh Thu Hà được thử thách hết học kì I, tại lớp 11A8 ".Cả lớp vỗ tay rào rào. Cuối năm lớp 12 , trước khi ra trường, em Hà có tặng tôi một món quà: đó là một tấm bưu thiếp phía sau với dòng chữ nắn nót "Bây giờ em mới hiểu sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Em vô cùng biết ơn cô!" 2. Trường hợp em Nguyễn Mạnh Đức là học sinh từ trường THPT Hàng Hải chuyển về năm học 2007- 2008. Em vừa về lớp tôi được một ngày thì bố em bị ung thư gan mất.Tôi biết đây lại là một đối tượng mình cần quan tâm. Bản thân em nhận thức khá, nhất là các môn tự nhiên. Nhưng quá mải chơi tới mức quên hết mọi chuyện kể cả chuyện học hành, thậm chí có hôm đến lớp tôi thấy em còn trong trạng thái buồn ngủ do thức suốt đêm chơi điện tử. Tôi cũng biết qua một đồng nghiệp, sở dĩ em Đức bị mời ra khỏi trường cũ vì lí do nghỉ học quá nhiều (41 buổi) Tuy nhiên điều đáng lo, đáng sợ nhất ở học sinh này là thái độ thờ ơ, bàng quan với mọi chuyện: học hành, thầy cô, bè bạn, gia đình kể cả tương lai của chính mình. Em chưa bao giờ bày tỏ bất cứ một thái độ gì khi bị các thầy cô giáo phê bình hay khen ngợi, luôn tách mình khỏi mọi hoạt động tập thể, nhiều khi còn tỏ ra bất cần. Nếu như gia đình và nhà trường không có tác động kịp thời thì em Đức dễ trở thành một con người vô cảm - điều mà toàn xã hội, nhất là một số nước tiên tiến sau khi phát triển về mặt kinh tế xã hội đang rất quan tâm. Chính điều này làm cho lớp tôi học sinh nào cũng cảm thấy lo lắng cho bạn Mạnh Đức nhưng rất tiếc, em chẳng cần sự giúp đỡ của bất cứ ai. Bản thân mẹ em đã hoàn toàn bất lực về việc này. Khi đến gặp tôi,bà có than phiền: cô ơi, cháu nó còn nói với tôi: mẹ cứ coi như không có con đi, nên tôi cũng "mặc kệ".Thế là tôi hoàn toàn thất vọng vì đến cả phụ huynh cũng như vậy thì trách chi con em họ. Nói vậy thôi nhưng không thể buông tay được. Trước hết, tôi đề nghị với phụ huynh thường xuyên chia sẻ để con mình hiểu: phải sống trong sự quan tâm và biết quan tâm đến người khác. Một mặt, tôi động viên em tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn trường tổ chức: thi sáng tác thơ chào mừng ngày 20 tháng 11, tham gia hội chợ ẩm thực ngày 8 tháng 3 , hội trại chào mừng ngày 26 tháng 3, thu quỹ ủng hộ phong trào truyền thống của trường sau dịp Tết Nguyên đán "Góp đồng tiền nhỏ vì nghĩa tình lớn". Cùng với đại diện Bam giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, em Đức là thành viên duy nhất của lớp tôi và những đoàn viên, thanh niên của trường vượt 500 cây số vào tận Quế Phong - Nghệ An để chia sẻ những cân gạo, sánh vở, quần áo do chính các em quyên góp với đồng bào vừa thiệt hại do bão lũ. Mặt khác, tôi trao đổi với các giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra, động viên khích lệ để em có cơ hội tiến bộ. Thế rồi, học kì I trôi qua, học kì II em thay đổi ngoài sức tưởng tượng: ít nghỉ học tự do, sống cởi mở thân thiện hơn với mọi người, phấn đấu đi học lớp cảm tình Đoàn. Cuối năm lớp 12 em Đức đỗ tốt nghiệp đạt 38 điểm - phần thưởng quý giá nhất dành cho tôi. Mẹ em đến gặp tôi mắt ngấn lệ, tôi biết chị ấy định nói gì. III.Kết quả Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cùng với sự nỗ lực của thầy - trò chúng tôi, từ tập thể lớp 10A8, 11A8 yếu, kém đã tiến bộ rõ rệt: 12A8 trở thành một lớp tiên tiến xuất sắc của trường, kết quả cuối năm: 60% xếp loại đạo đức tốt, còn lại là hạnh kiểm khá; 38% học sinh tiên tiến, 98% đoàn viên; 100% đỗ tốt nghiệp. IV.Bài học rút ra  Sau một thời gian làm công tác chủ nhiệm, tôi tự rút ra cho mình một số bài học:  1.Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc sự chỉ đạo của ngành,của Ban giám hiệu nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, các giáo viên bộ môn và mọi tổ chức giáo dục trong nhà trường.2. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề, với học trò.3. Phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh của tập thể lớp. 4. Phối hợp thường xuyên, kịp thời với gia đình để giáo viên chủ nhiệm thực sự là cầu nối giữa ba môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội.5. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.6. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có tầm nhìn xa trông rộng đúng như lời Bác Hồ đã dạy "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Trên đây chỉ là một vài trao đổi cởi mở của bản thân.Tôi nhận ra rằng làm công tác chủ nhiệm cũng là cơ hội để người giáo viên rèn luyện năng lực sư phạm, mối quan hệ ứng xử tế nhị với phụ huynh - học sinh. Song, điều quan trọng nhất là phải có cái Tâm trong sáng, có tình yêu thương, sự chia sẻ và cảm thông với học sinh để trên mảnh đất cằn cát bỏng này cây xương rồng vẫn sống và bừng sắc hoa quyến rũ. Kính chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

File đính kèm:

  • pptGiao vien chu nhiem lop THPT.ppt
Bài giảng liên quan