Báo cáo thực hành: Viết Báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-Ê và kênh đào Pa-na-ma

Để phát triển ngành giao thông vận tải biển, các nước trên thế giới không ngừng xây dựng những hệ thống cảng biển với quy mô lớn, hiện đại hóa các phương vận tải đường biển, thiết lập những hệ thống kênh đào để rút ngắn khoảng cách vận chuyển giữa các khu vực. Nhắc đến vấn đề này, chúng ta không thể không nói đến 2 công trình thế kì 2 kì quan nhân tạo của thế giới là kênh đào Xuy-Ê và kênh đào Pa-na-ma. Để hiểu rõ hơn về 2 kênh đào này, xin mời thầy cô và các bạn theo dõi bài báo cáo của chúng tôi

 

doc10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực hành: Viết Báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-Ê và kênh đào Pa-na-ma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Để phát triển ngành giao thông vận tải biển, các nước trên thế giới không ngừng xây dựng những hệ thống cảng biển với quy mô lớn, hiện đại hóa các phương vận tải đường biển, thiết lập những hệ thống kênh đào để rút ngắn khoảng cách vận chuyển giữa các khu vực. Nhắc đến vấn đề này, chúng ta không thể không nói đến 2 công trình thế kì 2 kì quan nhân tạo của thế giới là kênh đào Xuy-Ê và kênh đào Pa-na-ma. Để hiểu rõ hơn về 2 kênh đào này, xin mời thầy cô và các bạn theo dõi bài báo cáo của chúng tôi
BÁO CÁO THỰC HÀNH:
Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma
Báo cáo gồm hai phần:
Phần 1: Giới thiệu về kênh đào Xuy-Ê
Phần 2: Giới thiệu về kênh đào Pa-na-ma
A: KÊNH ĐÀO XUY-Ê
Kênh đào Xuy-ê được khởi công vào năm 1859 do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn (125.000 công nhân bỏ mạng), ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng. Đây là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương với Ấn Dộ Dương, giúp hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu xích gần hơn với Đông Á và Nam Á ( nơi giàu tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu nông nghiệp).Từ năm 1869 đé quốc Anh chiếm quyền quản trị kênh, đến tháng 6-1956 Ai-Cập mới tuyên bố quốc hưu hóa kênh này. Do chiến tranh giữa Ai-Cập và I-xra-en kênh bị đóng cửa từ năm 1967 tới tháng 6 năm 1975 mới mở cửa trở lại phục cụ hàng hải.
Đặc điểm:
Chiều dài: 195 km (121 dặm)
Trọng tải: ≤ 150000 tấn. Sau khi tu bổ năm 1984 trọng tải tối đa lên đến 250000 tấn
Tàu đi qua kênh không cần âu tàu vì mực nước ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau 
Thời gian qua kênh trung bình: 11 đến 12 giờ
Phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các đế quốc phương Tây, đặc biệt là Anh
1, Vị trí địa lí
Kênh đào Xuy-Ê được đào cắt qua eo đất Xuy-ê nằm ở phía Đông Bắc của Ai Cập trên bán đảo Vi-nai khu vực nố ba châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. 
Kênh đào Xuy-ê nối Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương và biển Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương.
2, Quãng đường được rút ngắn khi đi qua kênh Xuy-ê
3,Những lợi ích và tổn thất từ kênh đào
a,Những lợi ích :
Kênh đào Xuy-ê đã cung cấp một lối đi tắt cho tất cả những con tàu chở hàng hóa giữa các cảng từ Châu Âu, Châu Mĩ tới Nam Á, Đông Phi, Châu Úc
Nhờ kênh Xuy-ê mà việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí tiền bạc => giảm giá thành sản phẩm, dễ dàng mở rộng thị trường, tiết kiệm được đáng kể nhiên liệu góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
An toàn cho người và hàng hóa, giúp tàu thuyền phần nào tránh khỏi những thiên tai so với việc vận chuyển đường dài
 Nhờ việc thu phí từ kênh đào, Ai-Cập đã thu được nguồn lợi vô cùng to lớn( Trung bình mỗi năm có khoảng 20000 tàu qua lại, chở hàng triệu tấn hàng giúp nước này thu về 4-5 tỉ USD/năm. Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hoá các loại qua kênhđào Xuy-ê, mang lại cho Ai Cập 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004)
b, Những tổn thất khi kênh đào bị đóng cửa :
Đối với Ai-Cập :
Việc kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa là một sự tổn thất không hề nhỏ đối với Ai-Cập
vì mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan và các hoạt động dịch vụ.
Gây hạn chế rất lớn đối với việc giao lưu buôn bán của Ai Cập đối với các nước khác trên thế giới
Đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen:
Do phải đi vòng qua châu Phi nên chi phí vận chuyển người và hàng hóa tăng => khả năng cạnh tranh hàng hóa giảm xuống.
Việc phải đi xa và thời gian dài trên biển sẽ gây nguy hiểm cho người và hàng hóa
Nguy cơ rủi ro và xảy ra các tai nạn đường biển tăng cao, nguy hiểm nhất là sự cố tràn dầu => ô nhiễm môi trường biển.
B,Kênh đào Pa-Na-Ma
Kênh Pa-na-ma được Phec-đi-năng đơ Let-xep người Pháp khởi công xây dựng năm 1882 nhưng thất bại do những khó khăn về địa hình, khí hậu, bệnh dịch và sai lầm trong thiết kế.Vào năm 1904 Hoa Kì đã thay Pháp xây dựng kênh Pa-na-ma từ năm 1904.Kênh được đưa vào sử dụng năm 1914 dưới quyền sở hữu của Hoa Kì. Mãi đén tận tháng 12 năm 1999 dưới sự đấu tranh kiên quyết và bền bỉ của nhân dân Pa-Na-Ma, Hoa Kì mới trao trả hoàn toàn cho người dân vùng này.
¨Đặc điểm
- Chiều dài: 64 km (40 dặm)
- Trọng tải: < 100.000 tấn
- Địa hình của kênh đào rất hiểm trở
- Hành trình qua kênh đào
 mất 8h đến 10h.
- Tàu đi trong kênh đào phải sử dụng các âu tàu.
1,Vị trí địa lí của kênh đào Pa-Na-Ma
Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ.Kênh rộng 50km là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.Tổng chiều dài của kênh là 64 km, bắt đầu từ vịnh Li-Môn bên biển Ca-ri-bê
. 
2, Quãng đường được rút ngắn khi đi qua kênh Pa-Na-Ma
Tuyến
Khoảng cách được rút ngắn khi qua kênh đào Pa-Na-Ma
Đơn vị hải lí
Đơn vị %
Niu Iooc – Xan Phran-xi-xcô
7844
59,8
Niu Iooc– Van-cu-vơ
7857
56,5
Niu Iooc – Van-pa-rai-xô
6710
80,5
Li-vơ-pun – Xan Phran-xi-cô
5577
41,3
Niu Iooc – I-ô-cô-ha-ma
3342
25,6
Niu Iooc – Xit-ni
3359
25,7
Niu Iooc – Thượng Hải	
1737
14,1
Niu Iooc – Xin-ga-po
1256
12,4
3,Những lợi ích và tổn thất từ kênh đào
a,Những lợi ích :
 Là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương => Rút ngắn đường đi và thời gian vận chuyển
 Giảm cước phí vận chuyển,hạ giá thành sản phẩm => tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng thuộc Châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì, thúc đẩy kinh tế phát triển => Giúp mở rộng thị trường thúc đấy kinh tế phát triển
Đảm bảo an toàn, tránh các thiên tai trên đường biển => Đảm bao an toàn cho người và hàng hóa
Liên kết kinh tế văn hóa giữa bờ Đông và Tây của Mĩ La-Tinh
Đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan.
b,Những tổn thất nếu kênh đào bị đóng cửa
Tổn thất lớn nhất đối với Hoa Kì vì kênh đào Pa-Na-Ma đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự của Hoa Kì ở Trung Mĩ
Ảnh hưởng đến lợi ích to lớn của nền kinh tế Pa-Na-Ma
Kết luận :
-Tuy cả hai kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma đều do bàn tày con người tạo nên với mục đích giao thương vận chuyển hàng hóa nhưng chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Điển hình là kênh đào Xuy-ê không có âu tàu vì mực nước giữa biển Địa Trung Hải và vịnh Xuy-Ê gần như ngang bằng nhau. Còn kênh đào Pa-na-ma vì nối Biển Caribê và vịnh Pa-na-ma qua vùng đất cao nên phải làm âu tàu. 
-Việc xây dựng các kênh đào này đã cướp đi bao sinh mạng :
 +Khi xây đào kênh đào Xuy-ê : 125.000 công nhân phải bỏ mạng
 +Khi xây đào kênh đào Pa-na-ma : Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết
Nhưng dù sao 2 công trình này cũng là biểu tượng cho sự thành công của con người trong công cuộc ‘ thu nhỏ Trái đất’ giúp con người tiến lại gần nhau hơn.
 Xuy-ê Pa-na-ma

File đính kèm:

  • docĐể phát triển ngành giao thông vận tải biển.doc
Bài giảng liên quan