Báo cáo Tuyên truyền vận động xã hội hoá công tác GDHN học sinh THCS
Sau hai năm thực hiện thí điểm mô hình GDHN trẻ KT cấp THCS, được sự quan tâm chỉ đạo của ban đại diện tổ chức CRS và vụ THPT sở GD&ĐT Ninh Bình, công tác GDHN ở trường THCS Yên Mỹ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Các cấp các ngành, các lực lượng GD xã hội đã có chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thấy được mô hình GDHN trẻ KT ở cấp THCS là con đường đi đúng đắn và mang đậm tính nhân văn. Các cấp, các ngành đã ủng hộ, quan tâm tới việc giáo dục trẻ KT, khó khăn trong học tập.
Cán bộ GV và học sinh nhà trường phấn khởi, tin tưởng và càng có trách nhiệm trong việc giảng dạy, giáo dục rèn luyện để các em HS vươn lên.
Trong hai năm qua các trường thí điểm mô hình GDHN đã hoàn thiện được mô hình phòng hỗ trợ đặc biệt, duy trì và phát triển không gian tiếp cân, đồng thời tiếp tục các hoạt động ở phòng hỗ trợ và duy trì, có hiệu qủa và phát triển sát với thực tế.
PHÒNG GD&ĐT YÊN MÔTRƯỜNG THCS YÊN MỸBÁO CÁOTUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG XÃ HỘI HOÁCÔNG TÁC GDHN HỌC SINH THCS Sau hai năm thực hiện thí điểm mô hình GDHN trẻ KT cấp THCS, được sự quan tâm chỉ đạo của ban đại diện tổ chức CRS và vụ THPT sở GD&ĐT Ninh Bình, công tác GDHN ở trường THCS Yên Mỹ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Các cấp các ngành, các lực lượng GD xã hội đã có chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thấy được mô hình GDHN trẻ KT ở cấp THCS là con đường đi đúng đắn và mang đậm tính nhân văn. Các cấp, các ngành đã ủng hộ, quan tâm tới việc giáo dục trẻ KT, khó khăn trong học tập.Cán bộ GV và học sinh nhà trường phấn khởi, tin tưởng và càng có trách nhiệm trong việc giảng dạy, giáo dục rèn luyện để các em HS vươn lên.Trong hai năm qua các trường thí điểm mô hình GDHN đã hoàn thiện được mô hình phòng hỗ trợ đặc biệt, duy trì và phát triển không gian tiếp cân, đồng thời tiếp tục các hoạt động ở phòng hỗ trợ và duy trì, có hiệu qủa và phát triển sát với thực tế.Ảnh bên ngoài đường xe lănẢnh bên ngoài phòng HTĐBẢnh bên trong phòng HTĐBSự kết nối giữa nhà trường và ngoài xã hội đã có nhiều chuyển biến tốt. Việc xoá đầu yếu, kém nâng cao chất lượng đại trà là vấn đề then chốt, nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện phổ cập tới THPT nên GDHN vẫn cần phải duy trì, phát huy hơn lúc nào hết.I. Đặc điểm tình hình 1. Tình hình địa phương:Xã Yên Mỹ là một trong 9 xã nằm ở phía nam huyện Yên Mô, là một vùng chiêm chũng là một xã thuần nông kinh tế chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên nên đời sống của nhân dân còn thấp kém; tỉ lệ hộ nghèo hiện nay còn chiếm hơn 9%Đảng uỷ, HĐND, UBND và các ban nghành đoàn thể luôn quan tâm tới sự phát triển của sự nghiệp giáo dục xã nhà.2. Tình hình nhà trường.Trường THCS Yên mỹ là đơn vị trường được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I – giai đoạn 2000 – 2010. Nên về cơ sở vật chất trường học đảm bảo tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập.Trường THCS Yên mỹ có khuôn viên với diện tích là 9.730 m2, có sân chơi bài tập, có đủ phòng học và các phòng chức năng khác.Năm học 2008 – 2009 trường có 354 HS/10 lớp. Trong đó có 21 em HS khuyết tật và khó khăn trong học tập.Năm học 2009 – 2010 nhà trường có 317 HS/8 lớp. Trong đó số HS khuyết tật có 22 em.Về đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên của trường tổng số có 25 đồng chí. Trong đó có 7 đồng chí có trình độ trên chuẩn, còn lại 100% Cán bộ giáo viên, công nhân viên có trình độ đạt chuẩn.I. Đặc điểm tình hình II. Việc thực hiện tuyên truyền vận động xã hội hoá công tác GDHN HS THCS tại trường THCS Yên Mỹ.Được sự quan tâm chỉ đạo của vụ THPT, sự quan tâm hỗ trợ của Ban đại diện CRS; của Sở GDĐT Ninh Bình và Phòng GDĐT Yên Mô. Ngay từ những ngày đầu triển khai mô hình thí điểm GDHN ở trường THCS, Ban giám hiệu nhà trường đã cùng với các nhóm trưởng các nhóm, cùng với Công đoàn trường, Đoàn thanh niên, tổng phụ trách Đội đã phối kết hợp và triển khai làm tốt công tác tuyên truyền tới các lực lượng GD của xã hội về công tác GDHN.Cái chung và cái riêng, cái tổng thể và cái cụ thể luôn phải được đan cài, song song cùng đồng hành để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của năm học.Theo đúng quy luật và quỹ đạo của vấn đề, tất cả phải từ nhận thức đến tình cảm lý chí và đến hành động. Ban quản lý, điều hành phòng hỗ trợ cùng tập thể GV CNV đã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động xã hội hoá GDHN bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều kênh khác nhau dựa trên cơ sở thực tế của địa phương và của nhà trường.Trước tiên là thông qua HĐGD xã, thông qua Đảng uỷ, Chính quyền địa phương để có và thống nhất các chủ trương và biện pháp thực hiện.Trước tiên là thông qua HĐGD xã, thông qua Đảng uỷ, Chính quyền địa phương để có và thống nhất các chủ trương và biện pháp thực hiện.Ban quản lý điều hành cùng ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức họp Ban điều hành GD hướng nghiệp xã, họp nhóm cộng đồng trên cơ sở báo cáo tình hình công tác GDHN và rá soát lại số trẻ khuyết tật khó khăn ở cấp THCS, nắm vững danh sách, hoàn cảnh gia đình của từng em HS khuyết tật gặp khó khăn trong học tập.Ngoài việc tuyên truyền tới cán bộ GV, CNV, với HS trong trường. Nhà trường đã liên hệ với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống thông tin truyền thanh của xã, tuyên truyền tới phụ huynh HS trong nhà trường về công tác GDHN THCS.Qua thực tế 2 năm thực hiện, chúng tôi tháy rõ vấn đề cốt lõi, hạt nhân của phong trào dẫn tới kết quả là làm tốt công tác tuyên truyền; Riêng đối voới địa bàn nông thôn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế thì yếu tố ban đầu là phải dựa vào Chính quyền, dựa vào nhóm cộng đồng bới đó là lực lượng nong cốt giúp ch nhà trường trong công tác tuyên truyền vận động được sâu rộng. Mỗi một tổ chức đoàn thể, mỗi một ban nghành trong xã đều có tiếng nói riêng và sức mạnh riêng. Thông qua những buổi họp, giao ban giao ban công tác tháng, thông qua buổi họp phụ nữ, cựu chiến binh, hội khuyến học các thành viên trong nhóm cộng đồng đều lồng ghép và đan xen nội dung tuyên truyền về GDHN và mỗi một tổ chức đoàn thể đều có những sự hỗ trợ nhất định dành cho các em gặp khó khăn trong học tập, đó là những nghĩa cử cao đẹp, trong sáng và giàu tính nhân văn- ta coi đó là truyền hình nhân đạo, thắp lửa, tiếp sức cho các em trong quá trình học tập.Trong hai năm qua số HSKT gặp khó khăn ở trường THCS Yên Mỹ có từ 21 đến 22 em; dạng tật về khiếm thị có 12 em; dạng tật về ngôn ngữ có 03 em; dạng tật trí tuệ có 07 em; trong đó có 03 khuyết tật nặng, điển hình đó là em:Ninh Thị Thuỳ (lớp 9A)Tạ Đức Thiện (lớp 9B)Vũ Văn Hải (lớp 7A)Các em KT nặng, điển hình ở Yên Mỹ chưa điển hình như HS ở Khánh Nhạc, ở Lưu Phương, xong quả thực gặp các em, dạy các em chúng ta ai cũng phải cảm thương và xúc động trước tinh thần vượt khó để học tập của các em.III. Kết quả tuyên truyền vận động xã hội hoá công tác GDHNTrong năm học 2008-2009, UBND, hội CCB cùng nhóm cộng đồng đã đến gặp gỡ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các em ở phòng HTĐB. Nhóm cộng đồng đã ủng hộ một triệu đồng để làm phần thưởng động viên các em HSKT nghèo vượt khó, đồng thời trao quà tặng cho mỗi em 30.000đ để động viên các em học tập.Các chi hội phụ nữ ở các thôn xóm đã đóng góp, ủng hộ nhờ hội phụ nữ xã tặng quà cho các em HSKT khó khăn mỗi em là 60.000đ.Trạm Y tế xã định kì mỗi năm đến khám và cấp thuốc cho các em HSKT, đặc biệt được UBND xã quan tâm, viện quân y 145 Quân đoàn I là đơn vị kết nghĩa với xã mỗi năm nhân dịp 27/7 hoặc ngày 02/9 các bác sĩ viện Quân Y đến khám và cấp thuốc miễn phí cho các em. Trong 22 em HSKT có 05 em được chính quuyền địa phương cấp phương tiện đưa các em lên viện 145 khám và điều trị.Hội khuyến học, nhóm cộng đồng, cùng với ban đại diện hội PHHS, GVCN phân công các thành viên đến thăm hỏi các em và gia đình các em HSKT theo nhóm, theo kì; Các em HS ở nhóm bạn tình nguyện cũng nhiệt tình, san sẻ giúp đỡ các em học tập và các hoạt động tập thể khác ở nhà trường. Các em HS trong trường dưới sự tổ chức, vận động của Đoàn, của Đội các em cũng đã góp quỹ quyên góp cho các em HSKT được 900.000đ.Ngoài nguồn vố hỗ trợ xây dựng mô hình phòng HTĐB và xây dựng môi trường thân thiện của CRS, của Vụ TrHPT- chính quyền địa phương xã cũng đã đầu tư, ủng hộ 26.960.000đ để củng cố, cải thiện mô hình phòng HTĐB, phòng GD&ĐT kết hợp với trung tâm Y tế đã khám và cấp kinh miễn phí cho 03 em HS khiếm thị.Trong năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 UBND xã và nhà trường đã miễn giảm đóng góp xây dựng và học phí cho các em HSKT.Hội PHHS và hội khuyến học xã đã trao tặng học phẩm cho các em, tặng cho các em HSKK có tiến bộ trong học tập mỗi em 60.000đ; 02 đạt giải HSG cấp huyện được tặng thưởng mỗi em 150.000đ. Rất phấn khởi với sự quan tâm nhiệt tình của anh Nguyễn Anh Kính và các đồng chí cán bộ trong ngành hiện đang công tác ở Hà Nội đã ủng hộ và trao quà cho các gia đình HSKT với số tiền 3.000.000đ, Hội PHHS cùng nhóm cộng đồng và BGH nhà trường đã phối kết hợp với công ty Caxtex tổ chức chương trình “Tiếp bước tới trường” chao tặng cho các em 25 triệu đồng. Trong 2 năm thực hiện thí điểm mô hình GDHN với những hoạt động nỗ của các nhóm GV, nhóm HS ban quản lí điều hành phòng HTĐB. Cùng với công tác tuyên truyền, vận động bằng các hình thức với điều kiện của địa phương các em HSKT đã phấn khởi, an tâm, tin tưởng trong học tập và rèn luỵên. CBGV trong trường cũng đã có nhận thức đúng đắn và coi đó là bổn phận, là trách nhiệm của mình đối với các em. GV, HS trong trường gần gũi thân thiện và cảm thông với các em hơn. Trong 2 năm qua số HSKT có khó khăn trong học tập của trường, ở khối 9 đã có 08 em tốt nghiệp THCS (trong đó có: 03 em đang học ở THPT công lập; 01 em học bán công, và năm nay có 03 em đang ôn tập dự xét tuyển và hướng nghiệp nghề tại địa phương). Các em ở khối 6,7,8 có: 03 em đạt HSG toàn diện, 03 em đạt danh hiệu HSTT và có 02 em ở diện phải thi lại; còn lại các em xếp loại học lực trung bình.Để việc thực thí điểm mô hình GDHN cấp THCS đạt hiệu quả cao thì công tã tuyên truyền vận động là khâu đầu tiên - khởi đầu và then chốt – Tình thương yêu, lòng bác ái, tính bình đẳng và nghĩa cử cao đẹp của chúng ta. Đều tiếp sức và là nguồn động viên rất lớn đối với các em. Phải đa dạng hoá công tác tuyên truyền; phải dựa vào chính quyền và quần chúng thì công tã xã hội hoá GD nói chung cũng như công tác xã hội hoá GDHN mới có thể thành công tốt đẹp và có những bước đi vững chắc trong chặng đường tiếp theo XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
File đính kèm:
- thuyet minh bao cao tuyen truyen XHHGDppt.ppt