Bảy kỳ quan cổ đại của thế giới

1. Vườn treo Babylon.

2. Hải đăng Alexandria.

3. Tượng thần Zeus ở Olympia (chúa tể của các vị thần Hy Lạp do nhà điêu khắc vĩ đại Pheidias tạc).

4. Đền Artemis ở Ephesus, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được dựng lên để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã của Hy Lạp.

5. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic.

6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải có tên tượng Rhodes.

7. Kim tự tháp Giza, một cấu bằng đá khổng lồ gần thành phố cổ Memphis, nơi chôn pharaoh Ai Cập Khufu.

Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến hôm nay. Kỳ quan biến mất sau cùng là hải đăng Alexandria.

 

doc11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảy kỳ quan cổ đại của thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ược trang trí rất đẹp. Sàn đền rộng 80 m x 130 m. trong đền chứa nhiều công trình nghệ thuật kể cả bốn bức tượng đồng cổ Amazon do các nghệ sĩ lỗi lạc nhất vào thời đó khắc. Theo sử sách thì khi thánh Paul đến thăm đền, nó còn có cả những cây cột mạ vàng và nhiều tượng bằng bạc. Ngoài ra còn nhiều bức tranh vẽ tuyệt mỹ. Dù không có chứng cứ lưu lại về bức tượng Artemis đặt giữa ngôi đền nhưng người ta tin rằng nó đứng ở đó cho đến lúc đền bị đốt. 
VÀI NÉT VỀ NỮ THẦN ARTEMIS
Artemis và Apollo là hai con của thần Zeus và thần Leto. Cả hai đều sinh ra tại đảo Delos và gắn liền số phận với một loại cung tên : Apollo cung cong còn Artemis cung bạc. Artemis là một trong ba người không bị mê hoặc bởi thần Aphrodite (hai người kia là Hestia và Athene).
Artemis là bạn với loài người. Nữ thần nhảy múa khắp vùng thôn dã trong đôi xăng đan bạc để bảo vệ các loài thú hoang, nhất là thú nhỏ. Nàng cưỡi chiếc xe ngựa bạc băng qua bầu trời và bắn tên xuống mặt đất dưới ánh trăng. Giống như các thần Olympia khác, Artemis không thể bảo vệ được người thợ săn thiện xạ Shamandos trước mũi giáo của người Menelao trong trận đánh thành Troy.
Khác với Apollo, Artemis không thiện chiến nhưng bà có thể trừng phạt và giết chóc theo lệnh của Zeus. Trong trường ca THE ILIAD, Leto, mẹ của Artemis bị một phụ nữ Niobe lăng nhục. Niobe khoe khoang rằng bà có mười hai đứa con trong khi đó Leto chỉ có hai. Để trừng phạt Leto, Apollo giết sáu đứa con trai của bà ta, còn Artemis giết sáu đứa con gái. Trong trường ca THE ODYSSEY, Odysseus kể câu chuyện về hòn đảo kỳ thú Syria, nơi không có chỗ cho cái đói và tuổi già. Khi thần số phận quyết định các cư dân cao quí của hòn đảo phải chết, Artemis và Apollo ra tay bằng những mũi tên không gây đau đớn.
VI. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios 
Pho tượng nữ thần Tự Do mặc áo choàng, tay đưa ngọn đuốc lên cao tại cảng New York, một hình ảnh biểu trưng của nước Mĩ có lẽ không mấy xa lạ với chúng ta. Nhưng, điều mà ít ai biết chính là bức tượng nữ thần Tự Do này còn có một tên gọi khác - "Modern Colossus" (Colossus = tượng khổng lồ), như là âm vang gợi nhớ đến một bức tượng khổng lồ khác cùng kích cỡ (khoảng 110 feet = 33m, cao tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng), đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm, cũng ở ngõ vào của một cảng biển sầm uất thời cổ đại và cũng là một biểu tượng của tự do : "Colossus of Rhode" - Tượng khổng lồ ở đảo Rhode.
Đất nước Hy Lạp cổ đại bị chia cắt bởi nhiều thành bang nhỏ. Trên đảo Rhode bấy giờ có 3 thành bang : Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước CN, các thành bang này kết hợp lại thành một lãnh thổ thống nhất với thủ phủ tại Rhodes. Thành phố phát triển hưng thịnh và có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và kinh tế với nước liên minh Ptolemy * (Ai Cập) .
Năm 305 trước CN, những người thuộc phe Antigonids của Macedonia, cũng là đối thủ của Ptolemie bao vây Rhodes, tìm mọi cách phá vỡ liên minh Rhodes - Ai Cập. Nhưng họ đã không thể xâm nhập vào thành phố. Hiệp ước hòa bình đạt được vào năm 304 trước CN, những người phe Antigonid mở vòng vây, rút lui, để lại nhiều trang thiết bị quân sự dồi dào của họ. Nhằm tổ chức kỷ niệm ăn mừng chiến thắng và thống nhất, người dân đảo Rhodes đã bán vũ khí đó, dùng tiền dựng nên bức tượng khổng lồ hình vị thần mặt trời - Helios. Bức tượng khổng lồ đứng kiêu hãnh uy nghi ngay cửa ngõ vào cảng, sải chân dang rộng và tàu bè có thể đi lại bên dưới. Mỗi sáng sớm, mặt trời chiếu vào làm pho tượng đồng ánh lên rạng rỡ một biểu tượng của tự do và thống nhất.
* : sau khi Alexander Đại Đế chết, các tướng lĩnh của ông đã không kiểm soát được vương quốc quá rộng lớn mà đế quốc Macedonia vừa chiếm được (gồm Tiểu Á, vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Afganistan và Turkestan). Tướng sĩ tranh nhau quyền hành, đế quốc tan rã và Macedonia suy từ đó. Có ba trong số các tướng sĩ của Alexander đã thành công trong việc chia vương quốc này là Ptolemy (Ai Cập), Seleucus và Antigons. 
Bức tượng thần mặt trời khổng lồ này do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện. Tượng đúc bằng đồng, đế tượng làm bằng đá cẩm thạch. Tượng cao 33m. Riêng ngón tay cái vài người ôm không xuể, thật là một pho tượng khổng lồ.Công trình tạc tượng Helios kéo dài 12 năm và hoàn thành vào năm 282 trước CN. Trong nhiều năm bức tượng được đặt trên đảo Rhodes cửa ngõ ra vào Ðịa Trung Hải của nước Hy lạp cổ. Cho đến khi xảy trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN, cả thành phố bị thiệt hại nặng và pho tượng thần mặt trời khổng lồ bị gãy ở đầu gối, phần yếu nhất của pho tượng.
10 thế kỷ trôi qua, bức tượng khổng lồ vẫn nằm trong đống đổ nát. Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie. NgườI ta kể rằng cần đến 900 con lạc đà để chở những bộ phận của bức tượng khổng lồ đến Syrie. Từ đó đến nay không ai còn nhìn thấy bức tượng này nữa, tính từ lúc xây dựng cho đến khi bị phá hủy nó chỉ tồn tại có 56 năm, nhưng được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại. 
VII. KIM TỰ THÁP GIZA
Phía bờ tây sông Nile, sừng sững những Kim tự tháp hùng vĩ. Hình dạng độc đáo với nền móng vững chắc tiếp đất và chóp nhọn chọc trời là minh họa cho một sự kết hợp giữa trình độ kỹ thuật cùng sự cam kết tâm linh của người Ai cập cổ đại. 
Thời hoàng kim về xây dựng kiến thiết của Ai cập kéo dài trong suốt Thời kỳ thứ 3, từ 2868 đến 2613 trước CN. Mục đính chính của các Kim tự tháp là nơi hầm mộ chôn cất các pharaoh và các quan chức cao cập của triều đình. Nền móng của nền quân chủ Ai cập dựa trên sự bất tử của các pharaoh, do vậy xác nhận sự tồn tại của "kiếp sau". 
Kim tự tháp vừa để tôn vinh các pharaoh, vừa là nơi các vị này chờ đợi trước khi được gia nhập vào thế giới mới. Người Ai cập cổ đã đạt tới trình độ hoàn thiện trong kỹ thuật ướp xác để gìn giữ cơ thể sau khi chết, và thường trữ đầy trong các Kim tự tháp những tiện nghi sinh hoạt cung đình mà các pharaoh tỏ ý nguyện muốn đem theo vào kiếp sau. 
Kim tự tháp vĩ đại nhất, cũng là kiến trúc duy nhất còn tồn tại ngày nay trong số 7 kỳ quan của thời cổ đại, là Kim tự tháp Giza, xây dựng trong thời kỳ cai trị của Cheops, tên Hy lạp của Vua Khufu (2545-2520 trước CN). Tại thời điểm nó được xây dựng, Kim tự tháp này cao cỡ 482 phút, trải rộng một diện tích chừng 13 hec-ta và nặng ít nhất 6.5 tỉ tấn. Napoleon tính toán rằng lượng đá xây nên Kim tự tháp này, trên 2 300 000 khối, có thể tạo nên một bức tường dày 1 phút bao quanh Pháp với độ cao 10 phút. Tầm vóc khổng lồ của Kim tự tháp Giza cũng được tương xứng bởi thiết kế chính xác. Mỗi cạnh của nền tháp dài 776 phút, chênh lệch nhau không quá 7.9 inches; các khối đá được xếp chồng khít tới mức không thể nhét xen kẽ giữa chúng dù chỉ một tờ giấy mỏng. Các cạnh tháp chạy hầu như chính xác từ bắc tới nam, đông qua tây, sai lệch chừng 4 độ không hơn. 
Vào thế kỷ 19, khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra các Kim tự tháp, sức hấp dẫn của chúng đã làm nảy sinh cả một trường phái ngụy khoa học. Giới theo "Kim tự tháp học" miệt mài làm việc hòng tìm ra một "đơn vị Kim tự tháp", một đơn vị chuẩn đã cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng nên các công trình với sự chính xác siêu phàm. Các chuẩn như pi, khối lượng và chu vi TD, khoảng cách từ TD tới Mặt trời đã được gợi ý. Một số thì đề đạt giả thuyết các Kim tự tháp đóng vai trò các văn bản đá, ghi chép mã hóa toàn bộ lịc sử chi tiết của thế giới con người. 
Các nhà Kim tự tháp học thậm chí còn dài dòng phóng đại giải thích quy trình các công trình vĩ đại này được xây dựng. Một giả thiết được phổ biến khá rộng rãi trong thế kỷ 20 là các tảng đá khổng lồ ấy đã được chuyên chở tới TD bởi các sinh vật ngoài hành tinh, thả xuống vị trí hiện tại của chúng bằng các UFO 
Sự thật đằng sau sự tạo thành của các Kim tự tháp không hề kém phi thường, có chăng nó chỉ không mang tính chất hoang đường như các giả thuyết trên. Chu trình xây dựng bắt đầu với việc đẽo các tảng đá được mang về từ các mỏ khai thác cách đó chừng 600 dặm xa, tại Aswan. Đa số các nhà sử học cho rằng các tảng đá này được thả trôi theo bè xuôi sông Nile trong mùa lũ, mặc dù không có bằng chứng khảo cổ nào của các bè gỗ lớn đủ để chuyên chở các khối đá có kích cỡ khổng lồ ấy. Đá được chuyển về, tại công trình, việc đầu tiên của các nhân công lao động là tạo ra một mặt bằng móng bằng cách dẫn nước ngập vào bãi, tạo nên một hệ thống kênh rạch sau đó đào sâu cho tới khi mực nước khắp nơi cân bằng. Vòng đai ngoài được thiết lập, rồi cắt tới mức độ thích hợp, đôi khi một vài tảng đá cực lớn được giữ nguyên. 
Một con đường lề bằng đá được làm bên bờ sông Nile nhằm phục vụ cho quá trình bốc dỡ. Các khối đá được kéo trên các xe trượt trụ trên các trục lăn từ vị trí cách xa chừnng nửa dặm tới công trường. Tại đây, đội thợ nề và thợ đẽo đá sẽ bào nhẵn bề mặt đá, chuẩn bị cho việc xây dựng. 
Khi đã sẵn sàng, những khối đá khổng lồ được lăn vào vị trí, một quá trình gây nhiều tranh cãi bởi thực tế là vòng xe và dây tời kéo phải 800 năm sau đó mới xuất hiện tại Ai cập. Một vài học giả cho rằng người Ai Cập cổ đã chế ra các bậc cầu thang tam cấp dài theo độ cao dần của công trình với một độ nghiêng cố định; số khác gợi ý về một cầu thang xoắn dài theo tòa tháp. Đá được đẩy tới đầu cầu thang, rồi đặt vào trên nền vữa lỏng, bỏ yên tĩnh cho tới khi khô. Đường cầu thang này được tháo dỡ dần sau khi đỉnh tháp đã được dựng xong, và những người thợ nề có trách nhiệm mài nhẵn bề mặt đá trên đường đi xuống. 
Lượng nhân công đã tham gia xây dựng nên tòa tháp này được nhà sử học Hy Lạp Herodotus dự đoán là 100 000 người, thay thế sau mỗi giai đoạn 3 tháng, trong suốt 20 năm, dù đây có lẽ là một con tính hơi bị cường điệu hóa. Một trại lính cổ đại phát hiện được ở gần đó có sức chứa 4000 người, và có vẻ như có tới vài trại lính ở xung quanh tòa tháp. Nhân công xây dựng không phải là nô lệ, công việc không bị ép buộc lao dịch, gây ra sự nghi ngờ với các truyền thuyết từ Kinh thánh về các quản đốc hà khắc dã man. Một bản khắc trên tường một hầm mộ một pharaoh tuyên bố rằng ông ta chưa bao giờ đánh một công nhân đủ mạnh để làm người đó ngã.

File đính kèm:

  • docbay ki quan co dai the gioi.doc
Bài giảng liên quan