Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp)

 Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp.

Hiện tại, dịch ngày càng lan rộng ở cả miền Bắc và miền Nam. Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương, khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ. Tại BV Mắt TP. Hồ Chí Minh, có gần 2.000 lượt bệnh nhân (BN) đến khám trong 2 tuần gần đây.

Theo các chuyên gia y tế về mắt: năm nay, bệnh xuất hiện muộn hơn (thông thường, dịch xảy ra vào mùa mưa trong tháng 6, 7, 8 hàng năm) nhưng tiến triển nhanh và mức độ trầm trọng hơn.

TL này xin cung cấp một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách đieuù trị van dự phòng

 

ppt18 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ (viêm kết mạc cấp) GIỚI THIỆU Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp.Hiện tại, dịch ngày càng lan rộng ở cả miền Bắc và miền Nam. Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương, khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ. Tại BV Mắt TP. Hồ Chí Minh, có gần 2.000 lượt bệnh nhân (BN) đến khám trong 2 tuần gần đây.Theo các chuyên gia y tế về mắt: năm nay, bệnh xuất hiện muộn hơn (thông thường, dịch xảy ra vào mùa mưa trong tháng 6, 7, 8 hàng năm) nhưng tiến triển nhanh và mức độ trầm trọng hơn.TL này xin cung cấp một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách đieuù trị van dự phòng CẤU TẠO CỦA MẮTCác bạn không phải chuyên môn y tế có thể hình dung cấu tạo bên ngoài của mắt như 2 hình trênNguyên nhân bệnh đau mắt đỏViêm kết mạc cấp có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra.1/ Viêm kết mạc do vi khuẩnBệnh biểu hiện cấp tính hoặc bán cấp với các triệu chứng: đỏ mắt, có dịch tiết, phù, chảy nước mắt, kích thích. Dịch tiết có thể có mủ hoặc mủ nhầy: gồm các tế bào, vi khuẩn, bạch cầu. Giả mạc có thể gặp trong viêm kết mạc do vi khuẩn, thường do H. influenza, streptococcus pneumoniae, corynebacterium diphtheriae gây ra.Nguyên nhân (tiếp)2/ Viêm kết mạc do virutViêm kết mạc do Adenovirus: biểu hiện đặc trưng là có hột, dấu hiệu này thường không có trong viêm kết mạc vi khuẩn. Biểu hiện một trong các dạng sau:- Viêm kết mạc có hột cấp tính: Adenovirus typ 1, 2, 4-6, 19. Bắt đầu ở 1 mắt, sau đó lan dần sang 2 mắt. Giai đoạn cấp kéo dài 21 ngày, phục hồi hoàn toàn sau 28 ngày.- Viêm kết mạc họng hạch (PharyngonoConjuctival Fever) do Adenovirus týp 3, 7 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện sốt, viêm kết mạc, viêm họng, đau đầu, tiêu chảy, ban đỏ, nổi hạch. Bệnh kéo dài 10-14 ngày, khỏi ít khi để lại di chứng (nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn khác).Nguyên nhân và các thể bệnh (tiếp)Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, một số bệnh cũng có biểu hiện đỏ mắt nhưng lại không phải là viêm kết mạc cấp như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đỏ mắt, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán bệnh đúng và điều trị kịp thời. 3/ Viêm kết mạc cấp xuất huyết: do Enterovius 70 gây ra với các triệu chứng tương tự như trên và kèm theo xuất huyết kết mạc.4/ Viêm kết mạc do vi rut mắt hột giai đoạn cấp cũng ngứa và đỏ mắt, nhưng có thể thấy rất rõ các “hột viêm”. Hiện VN còn ít người mắcDấu hiệu nhận biếtTriệu chứng của đau mắt đỏ chung thường là:-Đỏ một hoặc cả hai mắt;-Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;-Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;-Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai-Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).So sánh 1 con mắt bình thường vă 1 mắt bị viêm KMCách phát hiện đau mắt (viêm kết mạc)Nhìn sơ bộ con mắt có màu đỏ bất thường (Đó là phần củng mạc/lòng trắng mắt) bị xung huyết do phản ứng nhiễm khuẩn Có thể dùng tay sạch banh 2 mí mắt sẽ thấy bên mắt đau: Củng mạc có nhiều tia máu; Kết mạc xung huyêt đỏ ngầu. Nếu viêm kết mạc do virut Adeno thì kết mạc viêm có nhiều hạt lấm tấm.Đối chiếu mắt lànhMắt có viêm Kết mạcCủng mạc có nhiều tia máuPhân biệt viêm KM do virut với viêm KM do vi khuẩnViêm KM do vi khuẩn hoặc đã bội nhiễm tạp khuẩn thì dịch có mủ, kèm theo củng mạc xung huyếtViêm kết mạc do A. virus: biểu hiện đặc trưng là có hột ở kết mạc, xung huyết ở củng mạc; có dịch tiết trongĐau mắt đỏ ở trẻ nhỏTriệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, bé luôn phải dụi tay lên mắt; mí mắt bé như dính vào nhau (đặc biệt vào buối sáng khi bé vừa thức giấc). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Bé luôn phải dụi tay lên mắtNghi trẻ bị các bệnh khác trên mắtTốt nhât nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoăc cơ sở y tế có thày thuốc chuyên khoa măt để khám xác định bệnhĐiều trị bệnh đau mắt đỏ Các trường hợp đã rõ là viêm kết mạc cấp, cho dù do vi khuẩn hay virut gây ra thì bệnh nhân cũng vẫn cần dùng kháng sinh tra tại mắt nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh (với viêm kết mạc do vi khuẩn) hoặc chống bội nhiễm (với viêm kết mạc do virut). Nếu được điều trị đúng, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì trong vòng 10 – 15 ngày điều trị.Thuốc điều trị đau mắt đỏTùy theo mức độ viêm nặng hay nhẹ, các bác sĩ có thể cân nhắc dùng corticoid dạng tra mắt để làm giảm mức độ viêm, giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Việc dùng loại thuốc nào, với liều bao nhiêu phải do bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc, nhất là khi dùng corticoid tra mắt.Tuyệt đối không được đắp lá, xông lá trầu không vì những biện pháp này không những không làm bệnh khỏi nhanh hơn mà còn có thể gây nhiễm khuẩn hoặc bỏng giác mạc, kết mạc.Phòng chống dịch đau mắt đỏViêm kết mạc cấp, đặc biệt là viêm kết mạc cấp do virut có khả năng lây lan nhanh, làm cho nhiều người mắc bệnh. Viêm kết mạc cấp lây lan chủ yếu qua đường tay – mắt. Vì vậy, để phòng viêm kết mạc cấp, cả bệnh nhân và người chưa mắc bệnh cần phải có ý thức về phòng bệnh.Với người đang bị viêm KM cấp:Cần rửa tay ngay bằng xà phòng sau mỗi lần lau mắt, tra thuốc. Khăn mặt, khăn trải gối cần được giặt sạch bằng xà phòng. Cần để riêng các giấy, bông lau mắt vì đây là nguồn nhiễm tác nhân gây bệnh quan trọng. Nếu có điều kiện, người bệnh nên cách ly (nghỉ học, nghỉ làm việc). Khi bị bệnh, cần đi khám để được điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian mang bệnh cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan trong cộng đồng.cần đi khám để được điều trị kịp thời2/ Với người chưa mắc bệnh:Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nhân viên y tế sau khi khám cho bệnh nhân đau mắt đỏ phải rửa tay ngay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn tay để tránh cho những bệnh nhân khác. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt bằng nước sạch. Có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.Phòng bênh đau mắt đỏVệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ.Không dụi mắt bằng tay.Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.Hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuầnGiặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.Thay lời kếtBệnh viêm kết mạc cấp (Đau mắt đỏ) nói chung, nếu chăm sóc điều trị đúng thì không phải là bệnh nguy hiểm.Tuy nhiên, bệnh lây lan nhanh, nhiều người mắc, nhất là các nhà trường ( tiểu học, mẫu giáo) ảnh hưởng học tập và lao động, do đó cần được quan tâm, chủ động phòng tránh.Các kiến thức vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân cần được đôn đóc duy trì, đặc biệt thời gian đang có dich đau mắt đỏ ở địa phương. ------------------------------------------------------------Biên soạn tổng hơp: Bác sĩ TT ƯT Phạm Huy Hoạt 30 -9 - 2013

File đính kèm:

  • pptBệnh đau mắt đỏ viêm KM cấp.ppt
Bài giảng liên quan