Bệnh nhiễm não mô cầu

Nhiễm khuẩn do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu tập thể khu công nghiệp mật độ người đông& điều kiện vệ sinh kém.

Công đồng còn nhầm lẫn viêm não mô cầu với các bệnh khác: sốt xuất huyết, viêm não B

 

ppt16 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh nhiễm não mô cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nguy hiểm, ít gặp, dễ lâyNguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh khẩn cấpBệnh nhiễm não mô cầu Giới thiệuNhiễm khuẩn do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu tập thể khu công nghiệp mật độ người đông& điều kiện vệ sinh kém.Công đồng còn nhầm lẫn viêm não mô cầu với các bệnh khác: sốt xuất huyết, viêm não BVừa qua tại Tp Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành đã có người mắc ( cả người lớn và trẻ em)Đại cương nhiễm não mô cầuBênh còn được gọi là Viêm não do não cầu, Viêm màng não NMC.Bệnh của người, do khuẩn não mô cầu nhóm C (Neisseria meningitidis) gây ra với nhiều bệnh cảnh khác nhau (riêng rẽ hoặc phối hợp) tại nhiều cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục. Bệnh tuy ít gặp nhưng lây lan nhanh, có khả năng phát triển thành dịch vì dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 36 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên 14-20 tuổi. Bệnh hay xảy ra và lan rộng tại các tập thể đông đúc ở thành thị hơn nông thôn. Các nhóm vi khuẩn não mô cầu thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A, B, C.Tác nhân gây bệnhNão mô cầu (Neisseria meningitidis) là loại cầu khuẩn Gram âm có hình hạt đậu và là vi khuẩn nội bào. Não mô cầu được định týp huyết thanh dựa vào polysaccharide của vách tế bào vi khuẩn. Các týp huyết thanh thường gặp và có vai trò gây bệnh là A, B, C, D, X, Y, Z, 29E và W135. Một số týp, đặc biệt là B, C, Y và W135 gây nên 15 đến 25% các trường hợp viêm màng não mủ ở trẻ em. Các chủng thuộc nhóm A cũng đã từng là nguyên nhân gây nên các vụ dịch khắp nơi trên thế giới). Vi khuẩn thường định cư vùng hầu họng và thường không gây nên triệu chứng gì. Lây truyền chủ yếu do tiếp xúc người với người thông qua các hạt chất tiết nhỏ của đường hô hấp. Bệnh cảnh nhiễm não mô cầu Não mô cầu khi thâm nhập cơ thể có thể đi đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây bệnh ở đó. Hay gặp nhất là vùng màng nãoNão mô cầu có nhiều thể bệnh như viêm họng do não mô cầu, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, viêm màng não do não mô cầu... Ở mỗi thể khác nhau, triệu chứng của người bệnh cũng biểu hiện khác nhau... Thể thường gặp nhất của bệnh là thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ.Hay gặp nhất là vùng màng nãoThời gian ủ bệnh thường ngắn hơn 4 ngày, thay đổi từ 1 ngày đến 7 ngày .Diễn biến nhanh dễ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu điều trị kịp thời bệnh cũng khỏi nhanh, it để di chứngThể bệnh nguy hiểm dễ tử vongNhiễm trùng huyết do NMC có ba thể là nhiễm trùng huyết cấp, tối cấp và mãn tính. Thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết thể cấp, sau đó là thể tối cấp, còn thể mãn tính rất hiếm gặp. Nhiễm trùng huyết thể cấp thường khởi bệnh đột ngột, sốt cao 39-400 C, ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, thở nhanh, HA tụt.Nhiễm trùng huyết tối cấp chỉ chiếm 10-20% các trường hợp nhiễm trùng huyết do não mô cầu. Nhưng bệnh diễn tiến bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, sốc phổi và tử vong nếu không kịp cấp cứuCa mắc não mô cầu thể nhiễm trùng huyết tại TP HCM đang được cấp cứu điều trịTử ban trong nhiễm não mô cầuTriệu chứng phân biệt bệnh não mô cầu với những bệnh khác chính là tử ban (mảng xuất huyết có hoại tử ở trung tâm), tử ban này lan nhanh về số lượng cũng như kích thước. Khi tử ban lan nhanh, người bệnh cần thận trọng vì có thể sẽ rơi vào thể tối cấp Tử ban trên mặt, chân tay BN nhiễm NMCNhiễm não mô cầu ở trẻ emTuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 36 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên 14-20 tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng, viêm mũi họng mạn dễ mắc nặng.Trẻ nhỏ nhiễm NMC giai đoạn đầu khó xác định nên cần đên cơ sở y tế khámBan do NMC ở trẻ emHội chứng não-màng não ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhánhThể viêm màng não:Thường xảy ra sau viêm mũi họng, hoặc khởi phát đã là triệu chứng của viêm màng não. Bệnh nhân cũng bị sốt đột ngột 39 - 40oC, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn vọt. Bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê. Khám thực thể thấy cứng gáy, cứng cổ điển hình với dấu hiệu Kernig (đau khoeo làm chân co lại khi nâng thẳng hai chân lên một góc 90o so với thân) và dấu hiệu Brudzinskidấu hiệu Brudzinski (đầu gối co lại khi nâng cổ cao lên khỏi mặt giường).  Điều trịCần dùng ngay kháng sinh sau cấy máu, trước cả khi chọc sống lưng. Thuốc được khuyên dùng là Penicillin G, ampicilin, lincocin, oxacilin, cephalosporin thế hệ 3, thời gian điều trị là 7-10 ngày. Để giúp penicilin thấm vào màng não tốt hơn có thể dùng thêm cafein. Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin, hoặc nghi ngờ có viêm màng não do H.influenzae hoặc các vi khuẩn gram âm khác thì có thể dùng ceftriaxon. Thuốc điều trị hỗ trợ tim mạch, truyền dịch giải độc và điều chỉnh điện giải. Nếu bệnh nhân nặng và có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ rõ rệt thì có thể dùng corticoid trong một vài ngày đầu.Nghi mắc NMC cần để ý các triệu chứng như sốt cao, đau gáy, co giật, nôn vọt, đau đầu dữ dội, cổ cứng, và có thể xuất huyết chấm hồng hoặc mụn nước phải đến cơ sở y tế khám và điều trị, tổ chức cách ly.Xét nghiệm chẩn đoán NMCChọc dò dịch não tủy thấy như ám khói hoặc đục như mủ, có áp lực tăng, protein tăng và đường hạ, đa số có trên 1.000 tế bào/mm3, trong đó đại đa số là bạch cầu hạt trung tính, xét nghiệm  có  vi khuẩn song cầu gram âm  nằm trong tế bào và cả ngoài tế bào.Não mô cầu còn thấy được khi nhuộm dịch hút từ ban xuất huyết, dịch ngoáy mũi họng, dịch não tủy hoặc cấy máu. Có thể cấy phân lập được não mô cầu trong dịch não tủy, máu và dịch hút từ ban xuất huyết.Chọc dò dịch não tủy Phòng xét nghiệm vi sinh họcPhòng bệnh khi chưa có dịch1/Cách tốt nhất để phòng bệnh là thường xuyên vệ sinh cá nhân (đánh răng, xúc họng bằng nước sát khuẩn). Giải quyết các ổ viêm nhiễm hầu họng..2/Vệ sinh môi trường sống, nhà ở thoáng có ánh sáng chống ẩm thấp.3/Ăn uống đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng chung4/ Tiêm vaccin phòng ngừa các vi khuẩn nhóm A, C, Y, W-135. Các vaccin này cũng có hiệu quả khống chế được dịch. Phòng bệnhkhi có ca mắc nhiễm não mô cầu1/Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người bệnh và phun xịt hóa chất diệt khuẩn tại ổ dịch. Ngăn ngừa sự lây lan cho người khác qua đường hô hấp. Nguy cơ lây bệnh cao nhất thường ở trong tuần lễ đầu tiên khi tiếp xúc với người bệnh.2/ Trong gia đình hoặc một tập thể có người mắc bệnh, cần xét nghiệm vi sinh tất cả người còn lại. Cách ly những người bị viêm họng mũi và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn.Phòng bệnhkhi nghi ngờ có dịch1/Nếu có người nghi mắc NMC, phải đến bệnh viện ngay để được điều trị sớm.2/ Cần sắp xếp chỗ ngủ cách nhau ít nhất 1,5m, phân tán nhỏ những tập thể quá đông. Người bệnh cần được cách ly ở bệnh viện chuyên khoa nhiễm. Sau thời gian điều trị cần xét nghiệm sạch trùng mới được xuất viện để tránh lây lan cho những người khác trong cộng đồng.3/Tổng vệ sinh khu vực sinh sống, khử khuẩn Chloramin B 25%Sau khi khỏi, dù người có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng type huyết thanh, thời gian miễn dịch không dài. Có thể sau 2-3 năm mắc, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một type vi khuẩn khác.Thuốc dự phòng khi có dịchĐối với những tập thể có nguy cơ mắc bệnh cao, khi có dịch có thể uống thuốc KS dự phòng bệnh sớm, chỉ những người tiếp xúc thật gần với người bệnh mới cần uống thuốc.NGƯờI DÙNGLIềU LƯợNGTHờI GIAN DÙNGRifapinTrẻ dưới 1 tháng tuổiUống 10mg/kg chia 2Trong 2 ngàyTrẻ trên 1 tháng tuổiUống 20mg/kg chia 2Trong 2 ngàyCeftriaxoneDưới 15 tuổiTiêm bắp 125mgMột liều duy nhấtTrên 15 tuổiTiêm bắp 250mgMột liều duy nhấtCiprofloxacinTrên 18 tuổiUống 500mgMột liều duy nhấtThay lời kếtBệnh nhiễm não mô cầu là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan nhanh thành dịch, dễ gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.Nhưng là bệnh đã cõ vacxin, và thuốc điều trị đặc hiệu.Vệ sinh phòng bệnh và chủ động chống dịch tốt có thể ngăn chăn được dich bệnh.Các nhà trường ( nhất là nhà trẻ-mẫu giáo, lới học nội trú-bán trú ) cần đặc biệt chú ý !NBS: BS CK I-TTUT Phạm Huy Hoạt - 1 2012

File đính kèm:

  • pptBệnh nhiễm não mô cầu PowerPoint Presentation (3).ppt
Bài giảng liên quan