Bệnh phấn trắng

1. Phân bố

Xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su năm 1918 tại Java (Indonesia) và gần đây nhất là tại Papua New Guinea. Ngày nay, bệnh hiện diện ở tất cả các nước trồng cao su và có khả năng gây bệnh cho cây cao su ở mọi lứa tuổi từ vườn nhân, ươm đến vườn cây cao su khai thác và nặng nhất vào giai đoạn ra lá mới, tuy nhiên mức độ thiệt hại còn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tính kháng của dòng vô tính và biện pháp phòng trị.

 

docx10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh phấn trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bệnh Phấn Trắng
Giới Thiệu
1. Phân bố 
Xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su năm 1918 tại Java (Indonesia) và gần đây nhất là tại Papua New Guinea. Ngày nay, bệnh hiện diện ở tất cả các nước trồng cao su và có khả năng gây bệnh cho cây cao su ở mọi lứa tuổi từ vườn nhân, ươm đến vườn cây cao su khai thác và nặng nhất vào giai đoạn ra lá mới, tuy nhiên mức độ thiệt hại còn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tính kháng của dòng vô tính và biện pháp phòng trị.
Mùa bệnh phổ biến vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 1-3 hàng năm. Vùng có cao trình trên 300 m bệnh trở nên nặng hơn do nhiệt độ thấp và thường xuyên có sương mù (Tây Nguyên xảy ra từ tháng 11-4 hàng năm). 
Gây rụng lá nhiều lần làm chậm thời gian khai thác và giảm sản lượng từ 10-50% ở vườn cao su khai thác, chậm sinh trưởng và làm chết cây ở vườn cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) cũng như ở vườn nhân và ươm. 
2. Tác nhân gây bệnh 
Do nấm Oidium heveae Steinm, có tên khác Acrosporium  heveae (Steinm.)  Subramanian. Loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trên cây ký chủ). Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh trên cỏ mực (Euphorbia hirta), cây xà bông (Jastropha curcas) và cây song, mây. Hơn nữa, nấm còn tấn công chồi non và hoa gây chết chồi và giảm tỷ lệ đậu trái.
Bào tử màu trắng, dạng hình ống và có kích thước 25-42 x 12-17 um, với 2-4 cái dính thành chuỗi trên đính bào tử (conidiphore)(hình 1). Bào tử nảy mầm và xâm nhiễm vào lá qua khí khổng hoặc xuyên qua tầng cutin và biểu bì dậu, nấm hình thành bào tử vào khoảng 48 giờ và sau đó phát tán nhờ gió, đây là nguồn lây bệnh chính.
3. Các yếu tố để bệnh phát sinh 
Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố thời tiết quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh và phát triển của bệnh phấn trắng (Topt23-25oC, Ho>90%). Bào tử của nấm sẽ chết nếu To>32-35oC, bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian ngắn hay bị úng nước. Tóm tắt sự phát sinh của bệnh “Trong giai đoạn cây cao su thay lá hàng năm, nếu ba ngày liên tiếp có sương mù cộng với nhiệt độ gây cảm giác lạnh (23-25oC), thì ngày thứ 4 bệnh phấn trắng sẽ xuất hiện”. Mức độ bệnh sẽ nặng hơn nếu thời gian có sương mù và nhiệt độ thấp kéo dài.
Lá cây cao su trong giai đoạn 1-10 ngày tuổi (màu nâu đồng - xanh nhạt) là mẫn cảm nhất đến sự xâm nhiễm và gây bệnh của nấm. Dòng vô tính PB 86 tuy mẫn cảm với bệnh, nhưng ở giai đoạn khai thác thường nhiễm bệnh nhẹ do qua đông và ra lá mới sớm, nên tán lá mới tạo thành đã ổn định khi vào giai đoạn thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh. 
Dựa trên kết quả này, một phương pháp phòng trừ bệnh được thực hiện bằng cách gây rụng lá nhân tạo sớm để cây cao su hình thành tán lá nhanh và đã ổn định khi vào mùa cao điểm của bệnh. 
Vào mùa thay lá, với nhiệt độ ban đêm lạnh cùng với buổi sáng trời âm u và có sương mù kéo dài hay có mưa phùn nhẹ sẽ là điều kiện lý tưởng cho nấm xâm nhiễm và gây bệnh. 
Nếu có mưa lớn trong giai đoạn ra lá mới lại giảm tác hại, từ đó dự đoán rằng “Tác hại của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn ở những vùng cây cao su có thời tiết khô hạn trong giai đoạn ra lá mới”. 
Địa bàn trồng cao su có cao trình trên 300 m so với mực nước biển, thì tác hại của loại bệnh này tăng và thời gian xuất hiện bệnh có thể xảy ra quanh năm, do nhiệt độ thấp và thường xuyên có sương mù.
4. Triệu chứng 
Lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất (1-10 ngày), sẽ bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lỗ có màu nâu trên phiến lá. 
Sau khi bị nấm xâm nhiễm 7-10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu trắng ở hai mặt lá và nhiều trên mặt dưới lá. Lá rụng từng lá chét một để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Nếu lá không bị rụng, toàn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt. Bệnh làm rụng lá nhiều lần gây chết cành nhất là đối với vườn ươm và vườn KTCB, cũng như giảm sinh trưởng và sản lượng, do việc cạo lại chậm bởi mất diện tích quang hợp và cây tập trung dinh dưỡng để tái tạo tầng lá mới.
Các giống cao su: VM 515, PB 235, PB 255, RRIV 4, GT 1 thường bị nhiễm nặng.
Ảnh : lá và ngọn bi đốm trắng
Ảnh: Cây cao su bị nhiễm bệnh
5. Phòng trị 
* Gián tiếp:
- Phân bón: bón phân đạm và kali vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới giúp lá sớm ổn định.
- Gây rụng lá nhân tạo trước khi qua đông để lá hình thành sớm trước khi vao2 thời điểm bất lợi cho nấm bệnh xâm nhập.
- Trồng các Dòng vô tính kháng bệnh như:
+ Kháng bệnh cao: PB 86, PB 260, PB 310, PR 255, RRIC 100, 102,117.
+ Kháng bệnh ít :PB 5/51, PB 28/59, VM 515, PB 235, PB 255, RRIV4, GT 1.
Các dòng vô tính kháng bệnh cao vì do qua đông sớm, rụng lá tập trung và ra lá mới không trùng cao điểm bệnh. Ngoài ra, lớp cutin dày, hàm lượng dầu trong hạt cao cũng tăng khả năng kháng lại bệnh.
- Quy vùng bệnh: không trồng những dòng vo tính mẫn cảm ở những vùng có thời tiết thích hợp cho nấm phát sinh và phát triển, đây là biện pháp đã được áp dụng rất thành công không những cho bệnh phấn trắng mà còn cho các bệnh trên lá khác nữa tại Malaysia.
*Trực tiếp:
- Đối với vườn nhân, vườn ươm và vườn cây KTCB: 
* Sử dụng 1 trong hai loại thuốc sau:
+ Bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus 80 DF, Sulox 80 WP) nồng độ 0,3%, hexaconazole (Saizole 5 SC, Vivil 5 SC, Hexin 5 SC, Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,2 % .
+ Hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (tỷ lệ 1:1) nồng độ 0,2%. 
- Phun lên tán lá khi có 10-15% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày vào buổi sáng ít gió. 
Trường Trung Cấp Nông Lâm Bình Dương
 Lê Thị Cẩm Phương
llop

File đính kèm:

  • docxBệnh Phấn Trắng lê thị cẩm phương.docx
Bài giảng liên quan