Bí ẩn về hiện tượng siêu trăng
Các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về siêu trăng, hiện tượng xảy ra thường niên. Siêu trăng năm nay xảy ra lúc 18:32 ngày 23/6/2013 (giờ VN).
Tên gọi “siêu trăng” (supermoon) lần đầu tiên được đặt ra bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle để mô tả mặt trăng tròn khi nó ở cách Trái đất chưa tới 359.000 km. Nghĩa là nó ở gần hơn khoảng cách trung bình Trái đất-Mặt trăng khoảng 6%.
Mặc dù ở gần thường lệ, Siêu trăng là hiện tượng bình thường theo định nghĩa của Nolle, nó xảy ra vài lần mỗi năm.
Nhưng giới truyền thông có thể bằng nhiều cách làm cho nó li kì về hiện tượng thường niên này.
Vậy giải thích hiện tượng một cách khoa học như thế nào ?
Bí ẩn về hiện tượngSIÊU TRĂNGHiện tượng trăng tròn cuối tuần vừa qua (23/6/2013) xảy ra khi mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm. Giới thiệuCác phương tiện truyền thông đang nói nhiều về siêu trăng, hiện tượng xảy ra thường niên. Siêu trăng năm nay xảy ra lúc 18:32 ngày 23/6/2013 (giờ VN).Tên gọi “siêu trăng” (supermoon) lần đầu tiên được đặt ra bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle để mô tả mặt trăng tròn khi nó ở cách Trái đất chưa tới 359.000 km. Nghĩa là nó ở gần hơn khoảng cách trung bình Trái đất-Mặt trăng khoảng 6%.Mặc dù ở gần thường lệ, Siêu trăng là hiện tượng bình thường theo định nghĩa của Nolle, nó xảy ra vài lần mỗi năm. Nhưng giới truyền thông có thể bằng nhiều cách làm cho nó li kì về hiện tượng thường niên này. Vậy giải thích hiện tượng một cách khoa học như thế nào ? Đĩa trăng vàng trên khu dân cư nghèo ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Victor R. Caivano/AP Các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về siêu trăng, hiện tượng xảy ra thường niên. Siêu trăng năm nay xảy ra lúc 18:32 ngày 23/6/2013 (giờ VN).Hình ảnh biểu thị hiện tượng siêu Mặt trăng Tiếp theo là các hình ảnh được các phương tiện TT khắp thế giới đăng tải, quảng báẢnh chụp siêu trăng vào tháng 3/2011. Lúc ấy, mặt trăng ở cách Trái đất 356.575 km. Ảnh: Quynh Ton/National Geographic Your ShotTrăng treo trên tòa nhà Costa Adeje ở Tenerife, Tây Ban Nha, ngày 05/5/2012. Ảnh: Roberto Porto Siêu trăng ngày 05/5/2012 ở Woburn, Massachusetts, Mĩ. Ảnh: Imelda Joson và Edwin Aguirre Siêu trăng ngày 05/5/2012 trên bãi biển Juhu ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Jatin Raval Trăng treo trên tòa nhà Costa Adeje ở Tenerife, Tây Ban Nha, ngày 05/5/2012. Ảnh: Roberto Porto Siêu trăng ngày 05/5/2012 ở Woburn, Massachusetts, Mĩ. Ảnh: Imelda Joson và Edwin Aguirre Tên gọi “siêu trăng” (supermoon) lần đầu tiên được đặt ra bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle để mô tả mặt trăng tròn khi nó ở cách Trái đất chưa tới 359.000 km. Nghĩa là nó ở gần hơn khoảng cách trung bình Trái đất-Mặt trăng khoảng 6%.Mặc dù ở gần thường lệ, nhưng siêu trăng là khá bình thường và, theo định nghĩa của Nolle, nó xảy ra vài lần mỗi năm. Khi siêu trăng xuất hiện gần đường chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến nó lớn hơn kích thước thật. Sự thật và đồn đạiTrong những ngày vừa qua, có lẽ bạn đã bắt gặp những con số nói về kích cỡ và độ sáng của Mặt trăng trong tuần này, nhưng coi chừng bị lừa bạn nhé. Siêu trăng này sẽ chỉ lớn hơn mặt trăng tròn trung bình khoảng 7% thôi. Đa số nguồn tin quảng cáo trưng ra con số tăng 14% kích cỡ vì họ đang so sánh nó với mặt trăng tròn nhỏ nhất trong năm.Siêu trăng trong tuần này cũng sẽ mang đến thủy triều dâng cao nhất năm 2013, vì Mặt trăng ở gần hơn tác dụng lực hút hấp dẫn mạnh hơn. Tuy nhiên, mức biến thiên này là không đủ để gây ra động đất, lũ lụt hay núi lửa phun như người ta đồn đại.Ảo giác Mặt trăngMặc dù Mặt trăng trông chẳng to hơn bao nhiêu vào đêm siêu trăng, nhưng trong dân gian có nhiều câu chuyện kể về những mặt trăng tròn to đùng treo lơ lửng trên những ngọn cây. Cái gọi là ảo giác Mặt trăng này làm cho Mặt trăng trông to hơn khi nhìn theo đường chân trời và có thể lừa người ta tin vào câu chuyện huyền thoại siêu trăng.Không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ảo giác Mặt trăng xảy ra, nhưng dưới đây là hai trong các lí thuyết mà các nhà tâm lí học cho rằng có thể lí giải được hiệu ứng trên.Ảo giác Mặt trăng Một lí thuyết cho rằng não của chúng ta cảm nhận khoảng cách đến bầu trời theo phương thẳng hướng trên đầu thì gần hơn so với khoảng cách đến chân trời. Chúng ta nghĩ Mặt trăng phải to hơn ở phía chân trời vì chúng ta cảm nhận khoảng cách đến chân trời là xa hơn. Bạn thấy khó hiểu phải không? Hãy nhìn vào hình minh họa bên dưới. Vạch màu vàng ở phía trên trông có vẻ to hơn vạch màu vàng phía dưới. Nhưng nếu không tin thì bạn lấy thước đo xem, hai vạch màu vàng ấy là cùng kích cỡ.Ảo giác EbbinghausCác nhà tâm lí học còn đề xuất rằng Mặt trăng lơ lửng trên đầu trông nhỏ hơn vì nó bị vây quanh bởi không gian trống rỗng, còn Mặt trăng ở gần đường chân trời trông to hơn vì xung quanh nó là cây cối và những dãy nhà. Hai vòng tròn màu cam trong bình bên dưới có kích cỡ y hệt nhau. Nhưng vòng tròn màu cam ở bên phải trông to hơn vòng tròn màu cam ở bên trái do kích cỡ tương đối của nó so với những vòng xung quanhSo sánh đường kính của Mặt trăng tại cận điểm (gần Trái đất nhất) và tại viễn điểm. Ảnh: NASAThay lời kếtSiêu trăng là hiện tượng bình thường vì mặt trăng chuyển động trong một quỹ đạo elip, và nó sẽ không ảnh hưởng gì đến quỹ đạo của Trái đất Mặt trăng tròn và siêu trăng không gây ra rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lí, động cơ giết người hay bất kì tội phạm nào khác.Siêu trăng làm thủy triều dâng lên cao thêm khoảng chưa tới 1 inch. -------------------------------------------------------------------- ST tổng hợp từ thuvienvatly , khoahoc.net NST Phạm Huy Hoat – 6 -2013
File đính kèm:
- Bí ẩn về siêu trăng.ppt