Biện pháp dạy tốt phân môn Học Vần lớp 1

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp qua việc sử dụng ngôn ngữ sao cho chọn lọc để diễn đạt ý của mình nhằm giúp người khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến thành công trong công việc. Đặc biệt,trong lĩnh vực giáo dục cũng đòi hỏi người Giáo viên hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kỹ năng giao tiếp thật tốt. Chính vì lí do đó, đối với HS ( bất cứ ở bậc học nào) cũng đều được rèn luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp nêu trên.

Ngay từ lúc chưa đến trường, trẻ em đã có thể có những hiểu biết sơ bộ về tiếng mẹ đẻ nhưng những tri thức mà các em được tiếp thu qua môn Tiếng Việt nhà trường mang tính hệ thống chặt chẽ và có cơ sở khoa học, những tri thức này được cung cấp dần dần từ lớp dưới lên lớp trên, được đề cập đến ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt còn mang lại cho học sinh những hiểu biết về ngôn ngữ loài người . Học Tiếng Việt không thể dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà quan trọng là để sử dụng nó ngày thành thạo, và đạt hiệu quả cao. Cho nên trong Tiếng Việt phối hợp cả việc cung cấp tri thức với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng để giao tiếp hằng ngày.

Do đó môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là phải dạy theo hướng giao tiếp. Chính vì vậy, trẻ em cần phải được học Tiếng Việt một cách khoa học, một cách có hệ thống chuẩn mực để các em có thể tiếp nhận tri thức một cách chính xác và vận dụng vào giao tiếp .

Để thực hiện được yêu cầu trên ở chương trình mới môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc có hẳn 1 hoạt động riêng cho phần luyện nói.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp dạy tốt phân môn Học Vần lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
vần đòi hỏi phải rèn đủ các kĩ năng nhưng học sinh lớp 1 còn nhỏ, các em đọc và viết còn chậm, thời gian một tiết học lại ngắn nên việc thực hiện yêu cầu rèn đầy đủ các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết còn gặp nhiều khó khăn.
* Tồn tại :
Trình độ học sinh không đồng đều; ở vùng nông thôn, trẻ em chưa được học các lớp mầm, lớp chồi, hay lớp mẫu giáo. Các em chưa biết gì về việc học, gia đình (1 số em) phó mặt cho nhà trường, do kinh tế khó khăn Học sinh chưa đủ đồ dùng và phương tiện học tập. Chẳng hạn, còn có một số em không có Sách giáo khoa, Vở bài tập làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. 
	Tình hình học sinh : đa số các em ở vùng ven chưa qua mẫu giáo nên khả năng giao tiếp còn hạn chế : các em còn nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói.
	Thiếu một số tranh ảnh để minh hoạ cho chủ đề cần luyện nói.
	Một số chủ đề lạ, chưa thật sự với cuộc sống của các em : lễ hội, vó bè, đồi núi nên các em khó hình dung để phát huy khả năng nói của mình một cách phong phú.
Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh không được luyện nói nhiều.
Chương II
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
I/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC 
1. Giáo viên xác định và năm rõ chủ đề trong chương trình môn học:
Điều trước tiên, giáo viên phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện đọc, phần luyện nói. Gợi ý sao để tất cả Hs đều được đọc, được nói, không đi quá xa với chủ đề.
- Trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất, việc tích cực hoá là làm cho học sinh hoạt động được nhiều, cụ thể là được đọc, nghe, nói, viết nhiều trong giờ học 
Tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới nhiều hình thức như :
Cho học sinh làm nhiều dạng bài tập khác nhau, để phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng độc lập, suy nghĩ cho các em .
* Ví dụ : 
+ Điền âm ( vần ) mới học .
+ Nối tiếng ( từ ) thích hợp .
+ Nối tiếng ( từ ) với hình vẽ thích hợp .
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lớp 1 là rất ham chơi và hiếu động cho nên trong giờ học nên thay đổi cách học cho các em tạo không khí thoải mái như : giữa tiết học cho các em giải lao, chơi trò chơi. Nhằm thư giản, bớt sự căng thẳng, mệt mỏi .
Cuối tiết học để củng cố luyện tập đạt kết quả tốt, giáo viên tổ chức các trò chơi học tập để các em được học mà chơi, chơi mà học. Nhằm tạo cho lớp học thêm sinh động hứng thú hơn .
2. Giáo viên là tấm gương 
+ Trước hết người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nếu là tấm gương sáng điều cần trước hết là phải có năng lực chuyên môn chuẩn. Mẫu mực về tác phong, lời nói, cử chỉ, việc làm ... 
+ Chữ viết : chữ viết trên bảng, chữ mẫu ở vở, lời phê trong vở, trong sổ liên lạc của cô giáo phải thật mẫu mực. Để cho các em học tập và noi theo. Bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 - 7 tuổi là hay bắt chước, hay làm theo cô. nếu cô viết đẹp thì trẻ cũng cố gắng nắn nót để cố viết đẹp như cô. Nếu cô viết xấu thì trẻ cũng không cần phải nắn nót, không cần phải cẩn thận trong khi viết. 
Vì vậy cô giáo phải thật mẫu mực để trẻ noi theo, được như vậy thầy cô giáo mới là " Tấm gương sáng cho học sinh noi theo " 
2./ Trẻ em 4- 5 tuổi cần được đến trường 
Cần nghiên cứu mở các lớp mầm, lớp chồi, lớp Mẫu giáo dành cho học sinh nghèo thành thị không phải tốn tiền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 4 - 5 tuổi đến trường. So với điều kiện thực tế ở trường tỷ lệ trẻ 5 tuổi học Mẫu giáo rất ít. 
Nhìn chung mỗi lớp chỉ độ khoảng 20% trẻ có học Mẫu giáo, số học sinh còn lại chưa biết gì về việc đi học. Điều này ảnh hưởng rất nhiều cho việc dạy học lớp 1 chương trình hiện hành .
3./ Bầu cử ban cán sự 
Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện để mỗi học sinh trong lớp đều được làm ban cán sự lớp ( lớp trưởng, lớp phó )
- Cách tiến hành :
Em giỏi, ngoan giáo viên đề bạt làm trước, rồi đến em khá - giỏi, sau đó động viên khích lệ các em khá, trung bình cố gắng phấn đấu lên để được đề bạc như bạn, mỗi em làm việc theo nhiệm kỳ 1 hoặc 2 tuần. Rồi tiếp tục tuyển em khác .
Được như vậy các em sẽ thấy trách nhiệm, tinh thần phấn khởi kèm với sự nổ lực, cố gắng học tập. Vì tâm lý của các em là thích được khen, chẳng hạn khi cô giáo đưa ra câu hỏi các em trả lời đúng, làm đúng giáo viên khen thưởng cho các em tràng vỗ tay. Hoặc khi các em viết chữ đẹp, cô mượn bảng con của em đó làm mẫu tuyên dương, cho các em khác cần học tập bạn, viết đẹp như bạn ...
Sự động viên, khích lệ khéo léo của giáo viên sẽ làm cho các em say mê học tập hơn. Bên cạnh có sự năng nổ, cố gắng đua chen để được học giỏi như bạn .
- Nếu các em trả lời sai thì giáo viên không nên chê trách, không nên nặng lời nhục mạ, mà phải hướng dẫn các em một cách nhẹ nhàng, tế nhị để các em tiếp thu một cách thoải mái, không nặng nề, mặc cảm để lần sau các em sẽ hăng hái hơn. Nếu khen chê không khéo léo và không đúng lúc thì không những không giúp các em hứng thú học tập mà trái lại làm cho các em rụt rè, nhút nhát, không dám giơ tay, phát biểu và còn mặc cảm làm ảnh hưởng đến kết quả học tập .
- Giáo viên nắm chắc trình độ của từng học sinh, giáo viên cần điều tra nắm chắc trình độ Học Vần và kỹ năng phát âm của từng học sinh trong từng giai đoạn một cách cụ thể để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp kịp thời. 
- Trong mỗi tiết Học Vần giáo viên luôn quan tâm đúng lúc, sâu sát các đối tượng : Giỏi - khá - trung bình - yếu - kém để từng đối tượng đều được học tập đạt kết quả .
- Giáo viên cần phân học sinh theo nhóm với trình độ khác nhau để thích hợp với yêu cầu bài học : học sinh yếu sẽ đọc các từ trên bảng lớp, học sinh khá hơn sẽ đọc các từ ứng dụng trong sách giáo khoa, học sinh khá giỏi tự làm việc trên phiếu do giáo viên soạn thêm có ghi từ, tiếng câu có nghĩa mang âm ( vần ) vừa học .
- Những câu hỏi và bài tập đưa ra ở mức độ khác nhau để các em khá, giỏi không cảm thấy nhàm chán, còn những em yếu kém thấy vừa sức không bi quan 
*Đối với công tác chủ nhiệm: 
- Ngoài ra giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm giải quyết mâu thuẩn cách dạy đánh vần của giáo viên và cách hướng dẫn sai lầm của một số phụ huynh dạy ở nhà .
Do lần cải cách năm 1981 cách đánh vần đã làm cho đa số phụ huynh hướng dẫn học sinh cách đánh vần âm ( vần ) trước, phụ âm đầu sau nên giáo viên nên phối hợp với gia đình để hướng dẫn cách đánh vần cho con em mình:
* Ví dụ : Tiếng Sàn 
Không đánh vần vần trước phụ âm đầu:
 a - nờ - an - sờ - an - san - huyền - sàn .
	Mà phải đánh vần như sau :
	Sờ – an – san – huyền - sàn
Chẳng hạn như đa số phụ huynh hướng dẫn học sinh cách đánh vần âm (vần) trước, phụ âm đầu sau.
 Ví dụ: Tiếng “ Cau” 
. Đánh vần : a - u - au - cờ - au - cau
Hay tiếng : mẹ 
. Đánh vần : e – mờ – e – me – nặng – mẹ 
*Giáo viên phải là người mẫu mực về tác phong, lời nói, cử chỉ, việc làm cho học sinh noi theo. 
Giáo viên chú ý khi phát âm trong giao tiếp hàng ngày cũng cần phải chính xác, rõ ràng tránh để học sinh bắt chước những lỗi phát âm sai.
Chữ viết của giáo viên: chữ viết trên bảng, chữ mẫu ở vở, lời phê trong vở, trong sổ liên lạc của giáo viên phải thật mẫu mực để cho các em học tập và noi theo. Bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 - 7 tuổi là hay bắt chước, hay làm theo. Nếu giáo viên viết đẹp thì học sinh cũng cố gắng nắn nót để cố viết đẹp như giáo viên. Nếu giáo viên viết xấu thì học sinh cũng không cần phải nắn nót, không cần phải cẩn thận trong khi viết. 
4./ Giáo viên tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ 
Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy và sử dụng có nghệ thuật thời gian của tiết dạy để giờ dạy vần đạt kết quả cao 
Ngoài vốn kiến thức cơ bản của người giáo viên với nội dung kiến thức phải dạy theo qui định trong chương trình giáo viên cần và rất cần tự bồi dưỡng, không ngừng nghiên cứu, làm giàu hơn vốn kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình 
" Học, học nữa, học mãi " ( Lê nin )
nhằm mở rộng tầm hiểu biết để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục ngày được nâng cao .
- Đối với nhà trường cần mở lớp bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để giáo viên có thể học hỏi, nâng cao tay nghề, hổ trợ đủ cơ sở, điều kiện, vật chất, kỹ thuật cho việc dạy học vần. Đầu tư xây dựng nhiều tiết mẫu để giáo viên dự có điều kiện nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy .
5./ Đổi mới phương pháp dạy - học 
Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học. Vì mỗi phương pháp đều có đặc thù riêng, tác dụng riêng nhưng đều chung mục đích là giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, kết quả học tập cao .
Hầu hết các bài Học Vần đều kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp trực quan .	 
+ Phương pháp hỏi đáp .
+ Phương pháp phân tích tổng hợp . 
+ Phương pháp luyện tập thực hành 
+ Phương pháp trò chơi .
Giáo viên đặc biệt chú trọng đến phương pháp trò chơi vì học sinh lớp 1 thích chơi. Nếu giáo viên tổ chức trò chơi học tập tốt thì gây được hứng thú học tập cho học sinh, lớp học thêm sinh động các em chủ động tích cực học tập giờ học sẽ đạt kết quả cao .
- Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh giáo viên phải đầu tư thời gian cho mỗi bài giảng và thiết kế các phiếu bài tập cho từng bài học cụ thể. Từng bài Học Vần mà giáo viên có thể chọn và sử dụng các dạng bài tập sau :
+ Nối kênh hình với kênh chữ .	
+ Nối kênh chữ với kênh chữ .
+ Điền âm ( vần ) vừa học .
+ Tìm âm ( vần ) trong tiếng từ bằng cách gạch chân hoặc đóng khung các tiếng có chứa âm, vần cần tìm .
+ Tìm tiếng, từ có vần cho sẵn .	+ Điền âm ( vần ) vào chỗ trống .
+ Nhìn tranh vẽ ghi chữ .	+ Tô vẽ tranh và ghi chữ .
+ Ghi thêm dấu thanh để được từ hoặc câu đúng .
+ Gạch chân tiếng sai, sửa câu, viết lại cho đúng ý trong bài .
6./ Đồ dùng trực quan 
Tranh, ảnh, vật thật, mô hình chữ mẫu cũng như lời nói, cử chỉ, điệu bộ... giáo viên đưa ra để dạy và minh hoạ trong các giờ Học Vần phải đẹp, hấp dẫn sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ mới có tác dụng hổ trợ cho bài học, mới có sức thuyết phục và gây hứng thú học tập cho học sinh.

File đính kèm:

  • docBiện pháp dạy tốt học vần lớp 1.doc
Bài giảng liên quan