Bộ Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt nam – 80 năm, Một chặng đường lịch sử

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?

Trả lời: Đại hội V Công đoàn Việt Nam (tháng 2 năm 1983) đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ làm ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam. Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, đặt cơ sở lý luận và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam.

Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh”, Bác viết: "Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới" .

Có thể nói, trên bước đường đi tới chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm rất sớm đến tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân. Quá trình Người chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập một chính Đảng vô sản cũng là quá trình Người xây dựng cơ sở lý luận và biện pháp tổ chức Công đoàn Cách mạng.

Từ năm 1925 đến 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội chủ trương thực hiện "Vô sản hoá" thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội lên một bước mới cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động.

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt nam – 80 năm, Một chặng đường lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
triệu tập vào ngày 22/4/1950 tại xã Đồng Hoá - huyện Tuyên Hoá với 286 đại biểu đại diện cho hơn 8000 đoàn viên công đoàn trong tỉnh về dự Đại hội. Đại hội bầu 13 đ/c vào BCH, đồng chí Nguyễn Duy Đàn được bầu làm Thư ký, đ/c Hồ Văn Hai làm Phó Thư ký, đ/c Tống Châu Sỹ - uỷ viên Thường trực.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ tỉnh lần thứ 3: được triệu tập từ ngày 23 -25/6/1957 với đầy đủ đại biểu đại diện CĐCS các công, nông trường, xí nghiệp, cơ quan, các ngành, các giới, các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đại hội khai mạc tại thị xã Đồng Hới, Đại hội bầu 11 đ/c vào BCH LHCĐ tỉnh, đồng chí Cổ Kim Thành được bầu làm thư ký, đ/c Nguyễn Văn Thụ làm Phó Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ tỉnh lần thứ 4: được triệu tập từ ngày 11-14/1/1960 với 130 đại biểu tại thị xã Đồng Hới. Đại hội bầu 17 đ/c vào BCH LHCĐ tỉnh và 02 đ/c uỷ viên dự khuyết, đồng chí Nguyễn Công Trừng được bầu làm thư ký, đ/c Nguyễn Văn Thụ làm Phó Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ tỉnh lần thứ 5: vòng 1 vào ngày 8/1/1961 để tham gia báo cáo của BCH Tổng LĐLĐ và bầu đại biểu dự Đại hội 2 Công đoàn Việt Nam, Đại hội vòng 2 được triệu tập vào tháng 1/1962 tại thị xã Đồng Hới với 149 đại biểu đại diện cho hơn 13.500 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh về dự Đại hội. Đại hội đã bầu BCH gồm 19 đ/c, đồng chí Nguyễn Văn Thụ được bầu làm Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ Quảng Bình lần thứ 6: được triệu tập từ ngày 12-15/5/1964 tại Thị xã Đồng Hới với 157 đại biểu đại diện cho hơn 15.000 đoàn viên, CNVC trong tỉnh về dự Đại hội. Đại hội bầu 19 đ/c vào BCH, 05 đ/c uỷ viên Thường vụ, đồng chí Nguyễn Văn Thụ được bầu làm Thư ký, đ/c Lê Hùng làm Phó Thư ký.
- Đại hội đại biêủ LHCĐ Quảng Bình lần thứ 7: được triệu tập ngày 12/4/1972 tại Mỹ Cương, Đồng Hới với 175 đại biểu đại diện cho hơn 16.000 đoàn viên, CNVC về dự Đại hội. Đại hội bầu 35 đ/c uỷ viên BCH, đồng chí Nguyễn Văn Đài được bầu làm Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ tỉnh lần thứ 8: ( vòng 1) được triệu tập vào tháng 12/1973 để tham gia báo cáo chính trị BCH Tổng Liên đoàn và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 3, vòng 2 vào ngày 9/8/1974 tại thị xã Đồng Hới, Đại hội bầu 24 đ/c uỷ viên BCH, đồng chí Nguyễn Văn Thụ được bầu làm thư ký, đ/c Đoàn Phúc Thắng và đ/c Nguyễn Đình Chuẩn làm Phó Thư ký.
	Sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất ( 1975), thực hiện chủ trương của Trung ương về hợp nhất tỉnh, tháng 6/1976, tổ chức Công đoàn 03 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh thành LHCĐ Bình Trị Thiên. BCH LHCĐ lâm thời gồm 31 uỷ viên do đồng chí Nguyễn Văn Thụ làm Thư ký, đ/c Phạm Ngọc Đệ và đ/c Nguyễn Thanh Tùng làm Phó Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ Bình Trị Thiên lần thứ nhất ( LHCĐ Quảng Bình lần thứ 9): được tiến hành từ ngày 22-27/11/1977 tại thành phố Huế. Tham dự Đại hội có 412 đại biểu thay mặt cho hơn 80.000 đoàn viên về dự Đại hội. Đại hội bầu BCH gồm 39 đ/c, BCH bầu 11 đ/c Ban thường vụ, đồng chí Nguyễn Văn Thụ được bầu làm thư ký, đ/c Trần Duy Kham - Phó Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ Bình Trị Thiên lần thứ 2 ( LHCĐ Quảng Bình lần thứ 10): họp từ ngày 14-16/8/1981 tại Thành phố Huế, tham dự Đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho hơn 85.500 đoàn viên về dự Đại hội. Đại hội bầu 41 đ/c vào BCH, BCH bầu 11 đ/c vào Ban Thường vụ, đồng chí Lê Viết Tâm được bầu làm Thư ký, đ/c Trần Duy Kham làm Phó Thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ Bình Trị Thiên lần thứ 3 ( LHCĐ Quảng Bình lần thứ 11): họp từ ngày 26-28/8/1983 tại Thành phố Huế, tham dự Đại hội có 300 đại biểu thay mặt cho 86.000 đoàn viên về dự Đại hội. Đại hội đã bầu BCH gồm 45 uỷ viên, BCH bầu 13 đ/c vào Ban Thường vụ, đ/c Lê Viết Tâm được bầu lại làm Thư ký, đ/c Trần Duy Kham – Phó thư ký.
	- Đại hội đại biểu LHCĐ Bình Trị Thiên lần thứ 4 (LHCĐ Quảng Bình lần thứ 12) họp từ ngày 28-30/7/1988 tại thành phố Huế, tham dự Đại hội có 280 đại biểu đại diện cho hơn 87.000 đoàn viên về dự Đại hội. Đại hội bầu 41 đ/c vào BCH, BCH bầu 12 đ/c vào Ban Thường vụ, đồng chí Lê Viết Tâm được bầu lại làm thư ký, đ/c Đinh Hữu Cường và đ/c Nguyễn Xuân Lý làm Phó Thư ký.	
* Tại Đại hội VI CĐ Việt Nam ( tháng 10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng CĐ Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn các tỉnh thành Liên đoàn Lao động và các chức danh Thư ký thành Chủ tịch.
	Thực hiện chủ trương Trung ương, ngày 1/7/1989 tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 03 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. BCH LĐLĐ tỉnh Quảng Bình được thành lập trên cơ sở các uỷ viên BCH từ tỉnh Bình Trị Thiên về ( có bổ sung). BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyết định công nhận BCH LĐLĐ tỉnh Quảng Bình gồm 18 uỷ viên, 06 uỷ viên Thường vụ, đồng chí Đinh Hữu Cường được cử làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Thị Hồng Giáo làm Phó Chủ tịch.
	Trong những năm 1989-1993 có 09 đồng chí được chỉ định bổ sung BCH LĐLĐ tỉnh, đồng chí Nguyễn Thanh Ba làm Chủ tịch thay đ/c Đinh Hữu Cường đi nhận công tác khác.
	- Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Quảng Bình lần thứ 13 họp từ ngày 22-24/6/1993 tại Thị xã Đồng Hới có 159 đại biểu thay mặt cho hơn 30.000 đoàn viên về dự Đại hội. Đại hội đã bầu BCH gồm 25 đ/c, BCH bầu 7 đ/c Thường vụ, đồng chí Nguyễn Thanh Ba được bầu làm Chủ tịch, đ/c Trần Đình Huề và Nguyễn Thị Hồng Giáo làm Phó Chủ tịch.
	Ngày 9/8/1993 đồng chí Trần Đình Huề được BCH LĐLĐ tỉnh bầu cử và Ban Thư ký Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định làm Chủ tịch thay đ/c Nguyễn Thanh Ba đi nhận công tác khác.
	Ngày 22/10/1996, đ/c Đinh Thị Bích Phú được BCH LĐLĐ tỉnh bầu cử và được đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định làm Phó Chủ tịch thay đ/c Nguyễn Thị Hồng Giáo đi nhận công tác khác.
	- Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Quảng Bình lần thứ 14: họp từ ngày 15-17/6/1998 tại Thị xã Đồng Hới, có 200 đại biểu đại diện cho hơn 23.000 đoàn viên công đoàn về dự Đại hội. Đại hội bầu BCH gồm 29 uỷ viên, BCH bầu 09 đ/c Thường vụ, đồng chí Đinh thị Bích Phú được bầu làm Chủ tịch, đ/c Lương Văn Luyến và đ/c Lê Quang Hiểu làm Phó Chủ tịch.
	- Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Quảng Bình lần thứ 15: họp từ ngày 29/6-1/7/2003 tại Thị xã Đồng Hới với 217 đại biểu đại diện cho hơn 31.000 đoàn viên, CNVCLĐ về dự Đại hội. Đại hội bầu 33 đ/c uỷ viên BCH, 11 đ/c uỷ viên Thường vụ, đồng chí Nguyễn Quang Tuynh được bầu làm Chủ tịch, đ/c Lê Thuận Văn và đ/c Lê Quang Hiểu phó Chủ tịch.
	- Đại hội Công đoàn Quảng Bình lần thứ 16: họp từ ngày 19 đến ngày 21/8/2008 tại Thành phố Đồng Hới, có 223/226 đại biểu đại diện cho hơn 51.000 đoàn viên,CNVCLĐ trong tỉnh về dự. Đại hội bầu 35 đ/c uỷ viên BCH, 11đồng chí ủy viên Thường vụ, đồng chí Lê Thuận Văn được bầu làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Văn Bảo và đ/c Nguyễn Xuân Thạch làm Phó Chủ tịch.
 Câu hỏi 8: Đồng chí hãy nêu mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI?
	Trả lời: Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI là: 
1- Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ Tỉnh, căn cứ tình hình phát triển kinh tế- xã hội, tình hình thực tế của CNVCLĐ trong tỉnh, Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu, hoạt động của Công đoàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2008 - 2013 là: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tích cực tham gia quản lý, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; thường xuyên tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
2- Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Tỷ lệ thành lập công đoàn cơ sở trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đạt 100%; trong các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh đủ điều kiện đạt 70%; Tỷ lệ đoàn viên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đạt 99%, trong các đơn vị ngoài quốc doanh đạt 70% so với CNVC-LĐ; 
- Tỷ lệ đoàn viên công đoàn đạt xuất sắc: 70%; công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn đạt vững mạnh là 70%, trong đó công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đạt từ 80% trở lên; khu vực ngoài quốc doanh đạt từ 50% trở lên; công đoàn cấp trên cơ sở hoạt động toàn diện và toàn diện xuất sắc đạt: 75%;
- Cán bộ công đoàn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công đoàn đạt tỷ lệ 100%;
- Tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan, Giám đốc các doanh nghiệp: Phấn đấu đến năm 2013 có 60% trở lên công nhân qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp. Phấn đấu hàng năm có 100% doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH 1 thành viên, cơ quan hành chính sự nghiệp tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC; 65% Công ty cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tổ chức Hội nghị người lao động. Có trên 80% công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ký thoả ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động; có 90% trở lên CNLĐ ký hợp đồng lao động, được đóng BHXH, BHYT, khám sức khoẻ định kỳ và trang cấp BHLĐ; 
- Tham gia với chính quyền các cấp, giám đốc các doanh nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp, khu thương mại có đông công nhân làm việc để xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ sinh hoạt, tạo điều kiện cho công nhân lao động yên tâm làm việc. Phấn đấu trên 60% CNLĐ có nơi ở ổn định. 
- Hàng năm có trên 80% CNLĐ được tiếp thu các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tổ chức Công đoàn. 
3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu :
1. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; tham gia quản lý; đẩy mạnh các hoạt động xã hội.
2- Công tác tuyên truyền, giáo dục và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
3- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. 
4- Tập trung xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
5- Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
6- Nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công. 
 7- Tăng cường công tác kiểm tra . 
 8- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. 
9- Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành.
Ban tổ chức cuộc thi.
Nguyễn Xuân Sanh 
THCS Quảng Phúc

File đính kèm:

  • docDap_an_Thi_tim_hieu_CDVN_2009(chinh_thuc).doc