Bộ tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1. Kỹ năng lập sơ đồ tư duy:

Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng. Biểu hiện đồ họa của sơ đồ tư duy là một sơ đồ gồm một chủ đề chính (main topic) và nhiều chủ đề nhánh (subtopic). Chủ đề chính kết nối với các chủ đề nhánh, các chủ đề nhánh kết nối nhau bằng các đường (line). Có những chủ đề nhánh không kết nối trực tiếp nhau mà được xây dựng bằng mối quan hệ (relationship).

Sơ đồ tư duy thể hiện các bước đi kế tiếp nhau, giúp chúng ta phát triển từ lối tư duy hàng dọc (một chiều) đến tư duy hàng ngang (hai chiều) và tư duy mở rộng (đa chiều)

 

doc13 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SƠ ĐỒ TƯ DUY
 SỬ DỤNG CÂY VẤN ĐỀ
Vấn đề trung tâm
Hậu quả
Nguyên nhân sâu xa
TƯ DUY HỆ THỐNG
Nguyên nhân
Mâu thuẫn
Hậu quả
Giải pháp
Kết quả tương lai
 KHUNG LÔGIC
Vấn đề
Nguyên nhân
Giải pháp
Ghi chú/Kết quả tương lai
A
A1
A1.1
A1.2
A2
A2.1
A2.2
C. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHÁC
1. Kỹ năng lập sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng. Biểu hiện đồ họa của sơ đồ tư duy là một sơ đồ gồm một chủ đề chính (main topic) và nhiều chủ đề nhánh (subtopic). Chủ đề chính kết nối với các chủ đề nhánh, các chủ đề nhánh kết nối nhau bằng các đường (line). Có những chủ đề nhánh không kết nối trực tiếp nhau mà được xây dựng bằng mối quan hệ (relationship).
Sơ đồ tư duy thể hiện các bước đi kế tiếp nhau, giúp chúng ta phát triển từ lối tư duy hàng dọc (một chiều) đến tư duy hàng ngang (hai chiều) và tư duy mở rộng (đa chiều)
3. Kỹ năng tư duy hệ thống: 
Trong thực tiễn, bất kể một sự vật hiện tượng nào đều được coi như một hệ thống, nghĩa là được cấu thành nên bởi nhiều bộ phận/thành phần. Giữa các bộ phận cấu thành có các mối quan hệ tương tác, khiến hệ thống có những nét đặc trưng và vận động đặc thù. Người ta có thể tìm hiểu về hệ thống từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau thông qua việc tìm hiểu các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, sự đặc thù của hệ thống sẽ không được phát hiện một cách chính xác nếu không nhìn nhận hệ thống ở một góc độ mà từ đó có thể thấy được tất cả các bộ phận cấu thành nên hệ thống trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Cách nhìn nhận sự vật hiện tượng trong một tổng thể như vậy được gọi là tư duy hệ thống.
Vận dụng kỹ năng tư duy hệ thống trong giải quyết vấn đề chính là việc xem xét vấn đề như là một hệ thống Thinking system – A Primer, Donella Meadows, Green Publishing 2008.
 gồm có các yếu tố cấu thành với các mối quan hệ giữa chúng. Các yếu tố cấu thành bao gồm: mâu thuẫn, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, kết quả. Các yếu tố này có mối liên hệ lôgic như sau:
Nguyên nhân
Mâu thuẫn
Hậu quả
Giải pháp
Kết quả tương lai
Hình 5.4: Sơ đồ hệ thống của vấn đề
Các vấn đề đều chứa đựng mâu thuẫn, các mâu thuẫn đều có nguyên nhân; mâu thuẫn xảy ra sẽ tác động đến các đối tượng liên quan, gây ra hậu quả; nguyên nhân là cơ sở để đề xuất giải pháp; khi áp dụng giải pháp thì mâu thuẫn không còn nữa và hậu quả được khắc phục tạo nên kết quả tương lai. Rõ ràng, nếu giải pháp không xuất phát từ nguyên nhân thì mâu thuẫn không giải quyết được.
Trong sơ đồ Hình 5.4, theo lôgic của vấn đề (thể hiện bằng mũi tên đậm nét), phải có nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, nếu mâu thuẫn không được giải quyết sẽ gây hậu quả, và cuối cùng dẫn đến một kết cục. Tuy nhiên, trong thực tế, lôgic của vấn đề được phát hiện và giải quyết theo mũi tên ngược chiều đứt nét: vấn đề xuất hiện bằng các dấu hiệu của mâu thuẫn hoặc hậu quả, qua phân tích các dấu hiệu đó mà xác định được các nguyên nhân. 
Tiếp cận tư duy hệ thống giúp cho quá trình phân tích vấn đề một cách hiệu quả, vì đối với nhiều vấn đề, nguyên nhân trực tiếp thì dễ thấy nhưng nếu không nhìn vấn đề như một hệ thống thì không thể thấy được các nguyên nhân sâu xa gây ra mâu thuẫn. Ví dụ, trước đây, có người bị mắc chứng lở loét trên da (hoặc tiêu chảy, hoặc rụng tóc) “mãn tính”, được xác định là viêm da. Gọi là “mãn tính” vì bệnh này chữa khỏi rồi lại bị ngay, về sau đến giai đoạn không khỏi được. Chỉ đến khi người bệnh được xét nghiệm máu mới phát hiện đã mắc bệnh AIDS. Như vậy nguyên nhân của các vết lở loét là do viêm da, tuy nhiên đây là nguyên nhân trực tiếp, còn nguyên nhân sâu xa gây ra viêm da là do hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị virut HIV phá vỡ, cơ thể không còn khả năng miễn dịch để chống lại sự xâm nhập vi sinh vật gây bệnh, nên mắc nhiều bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm da. Vì vậy, nếu chỉ chữa bệnh viêm da thì sẽ không bao giờ khỏi hẳn được.
4. Kỹ năng sử dụng công cụ cây vấn đề: 
Cây vấn đề Cây vấn đề là một trong các ứng dụng của toán học được Jacop Steiner, nhà toán học Thụy Sỹ đưa ra vào khoảng giữa thế kỷ XIX.
 là một công cụ phân tích vấn đề theo tiếp cận tư duy hệ thống. 
Các nội dung của vấn đề được hình ảnh hóa tương ứng với các bộ phận của một cây, vì vậy mà người ta gọi là cây vấn đề. Việc sử dụng các bộ phận của cây để biểu diễn vấn đề khi phân tích vấn đề là một phát hiện vô cùng sáng tạo và được coi như một công cụ phân tích vấn đề hiệu quả. Vấn đề thường bao gồm: mâu thuẫn – phần nhìn thấy của vấn đề, nguyên nhân, hậu quả. Mâu thuẫn của vấn đề chính là phần cần phải giải quyết, còn nguyên nhân của vấn đề đòi hỏi phải phân tích mới thấy. Phần nhìn thấy của một cái cây là phần thân cây và các tán lá, là hình ảnh minh họa cho mâu thuẫn. Phần tán cây được coi như hậu quả của vấn đề tại thời điểm hiện tại. Nguyên nhân của vấn đề do phải qua phân tích mới thấy nên được ví như phần rễ cây nằm sâu dưới đất mà bình thường thì ta không nhìn thấy. 
	 Hình 5.5:. Cây vấn đề
(Nguồn ảnh: www.4perspectives.com/treeoflife2.htm )
Khi sử dụng “cây vấn đề” để phân tích, tên vấn đề được thể hiện là thân cây, một số hậu quả có thể được thể hiện là phần tán lá. Muốn giải quyết vấn đề thì cần phải tìm ra các phần còn chưa “nhìn” thấy sâu trong “lòng đất”, đó là rễ cây. Vấn đề không thể giải quyết nếu chưa tìm ra “rễ” cây có bao nhiêu nhánh và nhánh nào là chính, nhánh nào là phụ. Hay nói cách khác, nguyên nhân của một vấn đề thường có 2 loại, nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong, rễ cây chính là phần nguyên nhân bên trong khó thấy nếu chỉ “nhìn” bề ngoài. Chính vì vậy, khi sử dụng cây vấn đề, người ta thường dùng 3 tầng để biểu hiện cho rễ, thân, lá, tương ứng với: nguyên nhân, vấn đề, hậu quả, hoặc vẽ một cái cây như một cách hình ảnh hóa vấn đề.
Khi vấn đề được phân tích bằng công cụ cây vấn đề, chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề trong một tổng thể các yếu tố và lôgic giữa chúng, cũng từ đó các giải pháp được rút ra một cách lôgic, hợp lý và đảm bảo vấn đề được giải quyết. 
Có thể nói, cây vấn đề là một công cụ tương tự như bản đồ tư duy, song việc hình ảnh hóa các bộ phận thân cây khiến vấn đề, nguyên nhân bên trong và ngoài, hậu quả và giải pháp được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
Bản đồ tư duy mang tính liệt kê, được sử dụng khi phân tích từng nội dung còn cây vấn đề vừa mang tính liệt kê vừa mang tính phân loại có cấu trúc vì vậy nó được sử dụng trong phân tích vấn đề cho phép nhìn nhận trong một tổng thể.
Vấn đề trung tâm
Hậu quả
Nguyên nhân sâu xa
Hình 5.5b: Cây vấn đề
5. Kỹ năng sử dụng “khung lôgic”: 
Khung lôgic (logical framework/logframe) là một công cụ quản lý dự án, sử dụng trong khâu lập kế hoạch thực hiện các dự án. Logframe được phát triển tại Hoa Kỳ vào những năm 1960, sau đó được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển quốc tế tại châu Âu, Úc, Canada International Service for Agricultural Research –
“Engendering the Logical Framework – Helen Hambly Odame, Research Officer, ISNAR, August 2001
 Nhờ logframe, việc lập kế hoạch, thực hiện cũng như giám sát và đánh giá dự án trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây. Khung lôgic được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong dạy học, logframe được sử dụng trong khâu soạn bài, lập kế hoạch năm học Trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, khung lôgic là công cụ có thể sử dụng để tìm giải kiếm giải pháp sau khi đã tìm ra các nguyên nhân của vấn đề. Nhờ sự lôgic của các cột trong ma trận của khung lôgic mà người ta có thể dễ dàng tìm ra giải pháp hợp lý. Khung lôgic thường là một ma trận, gồm có các cột và hàng. Thông thường, cột là các nội dung như: vấn đề trung tâm (tên vấn đề hoặc mâu thuẫn cần giải quyết), nguyên nhân, giải pháp, kết quả; ở các hàng ngang, mỗi hàng là một nội dung và có liên hệ với nội dung tương ứng ở tất cả các cột, ví dụ: Vấn đề A, có nguyên nhân A1, A2,; để giải quyết vấn đề, từ nguyên nhân A1 tìm ra giải pháp A1.1, A1.2; từ nguyên nhân A2 tìm ra giải pháp A2.1, A2.2 Như vậy, các giải pháp được đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, vì xuất phát trực tiếp từ nguyên nhân phát sinh vấn đề, nguyên nhân nào thì có giải pháp đó.
Vấn đề
Nguyên nhân
Giải pháp
Ghi chú/Kết quả tương lai
A
A1
A1.1
A1.2
A2
A2.1
A2.2
	Ngoài ra, khung lôgic còn có có thể được sử dụng như một công cụ để học sinh trình bày toàn bộ kết quả của quá trình giải quyết vấn đề, từ bước phân tích vấn đề cho đến bắt đầu bước thực thi giải pháp. Sử dụng khung lôgic, học sinh được rèn luyện tư duy lôgic, chất lượng học tập được tăng lên (do lập luận lôgic chặt chẽ), đồng thời công cụ này còn giúp giáo viên đánh giá được năng lực học tập của học sinh thông qua kết quả học tập các em trình bày trên ma trận.
Tuy nhiên, đối với những vấn đề đơn giản (vấn đề ở mức 1) thì không nên áp dụng khung lôgic, công cụ này chỉ nên sử dụng đối với những vấn đề phức tạp, có thể có nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp gây ra, nhất là những vấn đề có về những tình huống trong đời sống thực.
PHIẾU HỌC TẬP “PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ”
PHIÊU HỌC TẬP “KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ”

File đính kèm:

  • docxac dinh nguyen nhan.doc
  • pdf4.E.3_Integrate_digital_mindmapping_in_Psychology.pdf
  • pptA. Tong quan ve NCKHƯD.ppt
  • pptB1.Xacdinhdetainghiencuu.ppt
  • pptB2.Luachonthietkenghiencuu.PPT
  • pptB3.Thuthapdulieunghiencuu.ppt
  • pptB4.Phantichdulieu.ppt
  • pptB5.Baocaodetainghiencuu.ppt
  • pptC.LapkehoachNC.ppt
  • pptD.nhgitiNCKHSPD.ppt
  • docnhom ngau nhien.doc
  • docsu khac biet DDT-DDL.doc
  • docSự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.doc
  • xlstan suat.xls
  • xlsThuc_hanh_tinh_toan.xls
  • docTke.doc
  • docVD-khungNC.doc
  • docVi du cu the. VN.final.doc