Bồi dưỡng giáo viên - Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

1.Mối quan hệ giữa học tích cực
và DH tích cực

Đều có cơ sở là tư tưởng “lấy người học làm trung tâm”. Một số biểu hiện :

Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với HS. Đạt được độ tin cậy, tạo sức thu hút, thuyết phục, kích thích động cơ bên trong của HS.

Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó, dồn thành sức mạnh trong quá trình tự khám phá.

Chống gò ép, ban phát, giáo điều, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực ý chí của người học để đạt được mục đích học tập và phát triển cá nhân.

Người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, đánh giá, tự hoàn thiện trong môi trường, được đảm bảo quyền lựa chọn tối đa của HS (quyết định, ứng xử, hoạt động )

 

ppt50 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bồi dưỡng giáo viên - Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
huẫn với nhau.- Thời gian có thể bị kéo dài- Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyến thì khó tổ chức hoạt động nhóm. -Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khácc. Một số lưu ýChỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này.Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá. Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm). Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp. 4. DẠY HỌC TRỰC QUANa. Quy trình thực hiện - GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuậtNêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải. b.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRỰC QUANƯu điểmNhược điểm- Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận DH. - Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức.- Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu kiến thức - Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS. - PP này đòi hỏi nhiều thời gian.- Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán chú ý của HS, HS không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học.- Nếu GV không định hướng cho HS quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng HS sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng.c. Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. - Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. - HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan.- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. - Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan. - Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.5. DẠY HỌC LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNHa. Bản chất : Trong tài liệu b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ Thực hành đa dạng Bài tập cá nhân c.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNHƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM - Là PP có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng.- Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức cao hơn. - Là PP dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học như môn Toán, Thể dục, Âm nhạc, Anh văn...- Dễ làm cho HS nhàm chán nếu GV không nêu mục đích một cách rõ ràng và có sự khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo.- Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ. d.Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hànhCác bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn. Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS. Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập.6. DẠY HỌC BẰNG TRÒ CHƠIBản chất : (Trong tài liệu)Quy trình chọn trò chơiQUY TRÌNH PP TRÒ CHƠILựa chọn trò chơi, Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơiChơi thử (nếu cần thiết)HS tiến hành chơi Đánh giá sau trò chơi C.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRÒ CHƠIƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM - Tạo nhiều cơ hội để HS tham gia, tăng cường khả năng giao tiếp.Việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; - HS được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. - HS được hình thành năng lực quan sát, kĩ năng nhận xét, ĐG. - Giúp tăng cường khả năng giao tiếp của HS. - Trong quá trình chơi, có thể ồn ào, ảnh hưởng đến lớp khác.- HS có thể ham vui, kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết học.- Ý nghĩa GD của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt.d. Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi- Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng HS. - Trò chơi phải có mục đích rõ ràng, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS, với điều kiện của lớp học.- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học.- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.7.DẠY HỌC BẰNG BÀN ĐỒ TƯ DUYa/ Bản đồ tư duy là gì? Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.Ví dụ về bản đồ tư duyb/Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn? 1.Sáng tạo hơn2.Tiết kiệm thời gian3.Ghi nhớ tốt hơn4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạnc/ Về tác giả Tony Buzan Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ. Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. d/ PHƯƠNG TIỆN VẼ BĐTDGIẤY RÔKIGIẤY A0GIẤY A4TỜ LỊCH CŨBÚT LỐNGBÚT MÀU BÚT CHÌCÁC BƯỚC VẼ BĐTDBƯỚC 1: VẼ CHỦ ĐỀ Ở TRUNG TÂMBước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).ằm ngang).Quy tắc vẽ chủ đề:Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.Trong ví dụ này, chủ đề là “Nam”, nên bạn có thể vẽ một hình ảnh đại diện “Nam”.BƯỚC 2: VẼ THÊM CÁC TIÊU ĐỀ PHỤBước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.Trong ví dụ này, chúng ta có thể vẽ thêm bốn tiêu đề phụ như “Tính cách”, “Gia đình”, “Trường học” và “Mục tiêu”.BƯỚC 3: TRONG TỪNG TIÊU ĐỀ PHỤ, VẼ THÊM CÁC Ý CHÍNH VÀ CÁC CHI TIẾT HỖ TRỢ Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. Đây là một số cách viết tắt tôi thường xuyên sử dụng.Hình vẽKhông có: X cóSuy ra: =>Tăng lên / Giảm xuống: ↑/↓Lớn hơn / nhỏ hơn: > / <Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc).Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. BƯỚC 4: Ở BƯỚC CUỐI CÙNG NÀY, HÃY ĐỂ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN BAY BỔNG CÁC BƯỚC VẼ BĐTD ĐƠN GIẢN  BƯỚC 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm(Chọn từ trung tâm “ từ khóa” là tên một bài hay chủ đề hoặc hình vẽ) Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên 1 mảnh giấy (đặt nằm ngang)BƯỚC 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ( - Vẽ nhánh cấp 1.2.3) Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đ ề phụ vào chủ đề trung tâmBƯỚC 3: Trong từ ng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợMột điều quan trọng cần nhớ là Sơ Đồ Tư Duy không phải dùng tóm tắt một chương sách. Sơ Đồ Tư Duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác. Thêm các chi tiết hỗ trợ phụ, bạn sẽ thấy.BƯỚC 4: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tư ởng tượng của bạn bay bổng. Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lư u chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.KẾT LUẬN TÙY TỪNG BÀI SỬ DỤNG BĐTD HỢP LÍHÌNH ẢNH TỪ NGỮ TRUNG TÂM PHẢI PHÙ HỢP.CẤU TRÚC BĐTD HỢP LÍMÀU SẮC PHÙ HỢP NHÌN TỔNG TỔNG THU HÚT ĐƯỢC NGƯỜI XEM.

File đính kèm:

  • pptDoi_moi_phuong_phap_day_hoc.ppt
Bài giảng liên quan