Các biện pháp chỉ đạo ở cơ sở nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài.

 1.1.1. Quan điểm của một số nước tiên tiến về học sinh giỏi

 Nh­ chóng ta ®• biÕt mục tiêu chính của chương trình dành cho häc sinh giái và häc sinh tài năng nhìn chung các nước đều khá giống nhau. Có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:

 Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ.

 Bồi dưỡng ý thøc lao động, làm việc sáng tạo, phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.

 Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.

 Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội.

 Phát triển phẩm chất lãnh đạo.

 Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng häc sinh giái đã có từ rất lâu. Ở Trung Quốc, từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến sân Rồng để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Cơ quan GD Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “häc sinh giái” như sau: Đó là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”.

 Nhiều tài liệu khẳng định: häc sinh giái có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một Chương trình häc sinh giái để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ. Từ điển bách khoa Wikipedia trong mục Giáo dục häc sinh giái (gifted education) nêu lên các hình thức sau đây:

 Thø nhÊt, lớp riêng biệt (Separate classes): häc sinh giái được rèn luyện trong một lớp hoặc một trường học riêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu. Nhưng lớp hoặc trường chuyên (độc lập) này có nhiệm vụ hàng đầu là đáp ứng các đòi hỏi cho những häc sinh giái về lí thuyết (academically). Hình thức này đòi hỏi ở nhà trường rất nhiều điều kiện (không dựa vào được các gia đình phụ huynh) từ việc bảo vệ häc sinh, giúp đỡ và đào tạo phát triển chuyên môn cho giáo viên đến việc biên soạn chương trình, bài học.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp chỉ đạo ở cơ sở nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ất lượng bồi dưỡng.
	2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
	2.1.4.1.Đối với Ban giám hiệu
	Làm tốt các hình thức kiểm tra đối giáo viên: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc dạy học, kiểm tra thực hiện các quy định về chuyên môn, kiểm tra công tác chủ nhiệm, dự giờ, góp ý cho đội ngũ giáo viên,..Sau khi kiểm tra phải trả thông tin, tư vấn thúc đẩy cho đội ngũ, nhân rộng những nhân tố mới, yêu cầu họ khắc phục những tồn tại và hạn chế. 
	Chú trọng thúc đẩy và tư vấn đặc biệt các đồng chí trẻ mới tham gia vào lỉnh vực bồi dưỡng HSG.
	2.1.4.2.Đối với giáo viên
	Giáo viên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình làm bài tập của học sinh ở lớp cũng như ở nhà. Tích cực kiểm tra việc học và làm bài tập của học sinh trên lớp. Có sự phản hồi thông tin kịp thời với GV dạy chính.
	2.1.4.3.Đối với học sinh
	Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng học sinh giỏi, nên công tác quản lí phải chú trộng kiểm tra, đánh giá học sinh. từ đó bước đầu chúng ta hình dung mức học sinh như thế nào, từ đó để có giải pháp tác động.
	Thông qua sổ điểm, sổ đầu bài thiết lập phần mềm tính điểm học sinh theo từng tháng qua đó nắm bắt được diễn biến chất lượng của học sinh. Thông qua sổ chủ nhiệm để nắm bắt tỉ lệ chuyên cần của từng học sinh, để chỉ đạo cho Giáo viên dạy tiếp sức kịp thời.
	2.1.5. Tranh thủ sự chỉ đạo tiếp sức của HĐBD, tích cực hỏi ý kiến chuyên gia
	Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo, chuyên viên tạo thời gian để cho giáo viên dạy tiếp xúc với HĐBD, các chuyên gia để học hỏi kinh nghiệm.Tích cực học hỏi ở các đơn vị có bề dày trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như THCS Kiến Giang, THCS Sơn Thủy,.. Mua sắm đủ cơ số sách, tạp chí, tài liệu, tài nguyên mạng (Ngân hàng đề thi, các chuyên đề bồi dưỡng theo từng bộ môn, các giải pháp kĩ thuật trong bồi dưỡng,...)
	2.1.6. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
	Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trong cha mẹ học sinh, các trường có học sinh tham gia công tác bồi dưỡng nhằm làm chuyển biến nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Để họ quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn, trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học, thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em mình
	Khuyến khích các hình thức học gia sư nhằm nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng làm bài cho học sinh.
	2.1.8. Chỉ đạo bổ sung và lựa chọn học sinh vào các đội tuyển.
	Một số môn đặc trưng, số lượng chưa ổn định thì giáo viên dạy có thể về cơ sở tuyển chọn và bổ sung thêm học sinh. Nhưng phải có kế hoạch kèm cặp bổ túc kiến thức cho học sinh mới vào.
	Các trường đăng kí bổ sung học sinh và giao cho các giáo viên có thế mạnh về bộ môn ở trường tổ chức dạy gia sư cho các học sinh. 
	2.1.9. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
	Khen thưởng phải bám sát các văn bản của nhà nước để bảo đảm quyền lợi của người dạy cũng như người học, việc khen thưởng cho giáo viên phải gắn với việc khen thưởng của học sinh nghĩa là thành tích của thầy phải gắn với thành tích của trò. Tổ chức khen thưởng thì thông tin cho các đối tượng phải kịp thời, để thúc đẩy phong trào bồi dưỡng, tạo động lực cho người dạy có niềm phấn khởi trong công việc. Việc tổ chức trao thưởng nên làm long trọng để tạo ra dư luận tốt cho việc dạy bồi dưỡng.
	Tuỳ theo đặc điểm từng nhà trường mà có thêm những hình thức thưởng thêm cho học sinh cũng như giáo viên.
	Sau khi áp dung các giải pháp chỉ đạo trên chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi THCS tôi đang công tác đạt kết quả đạt như sau (xem Bảng 3, 4).
*Bảng 3: 
THỐNG KÊ SỐ GIẢI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013
TT
Môn
Giải cá nhân
Tổng gải cn
HS điểm cao nhất
NHẤT
NHÌ
BA
KK
1
Toán
0
0
2
1
3
7.75
2
Văn
0
0
1
0
1
5.50
3
Lý
0
0
1
1
2
6.75
4
Hoá
0
0
2
0
2
7.00
5
Sinh
0
0
0
2
2
7.00
6
Sử
0
0
0
2
2
5.00
7
Địa
0
0
0
0
0
5.25
8
Anh
0
0
1
2
3
6.90
9
Tin
0
0
1
1
2
8.00
Tổng
0
0
8
9
17
(Quyết đinh số 628/QĐ-SGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc khen thưởng thành tích thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và lớp 11 năm học 2012 - 2013) 
*Bảng 4:
THỐNG KÊ TỈ LỆ ĐIỂM CỦA HỌC SINH THAM GIA DỰ THI NĂM HỌC 2012 – 2013
TT
MÔN
TỔNG SỐ
ĐIỂM
0.0 - 2.9
3.0 - 4.9
5.0 - 6.4
6.5 - 7.9
8.0 - 10.0
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Toán
3
0
0.00
0
0.00
2
66.67
1
33.33
0
0.00
2
Văn
1
0
0.00
0
0.00
1
100.00
0
0.00
0
0.00
3
Lý
5
1
20.00
1
20.00
2
40.00
1
20.00
0
0.00
4
Hoá
3
0
0.00
0
0.00
1
33.33
2
66.67
0
0.00
5
Sinh
3
0
0.00
0
0.00
1
33.33
2
66.67
0
0.00
6
Sử
2
0
0.00
0
0.00
2
100.00
0
0.00
0
0.00
7
Địa
2
0
0.00
0
0.00
2
100.00
0
0.00
0
0.00
8
Anh
4
0
0.00
1
25.00
2
50.00
1
25.00
0
0.00
8
Tin
3
0
0.00
1
33.33
1
33.33
0
0.00
1
33.33
Tổng 
26
1
3.85
3
11.54
14
53.85
7
26.92
1
3.85
(Quyết đinh số 628/QĐ-SGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc khen thưởng thành tích thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và lớp 11 năm học 2012 - 2013) 
	Qua các bảng số liệu này chúng ta thấy số lượng học sinh tham gia 26 đông hơn năm học 2011 - 2012 là 19 em. Giải cá nhân có 17/26 em đạt giải chiểm tỉ lệ 65,3%, trong khi đó năm học 2011 - 2012 chỉ có 13/19 em đạt giải. Tuy nhiên do khách quan nên tỉ lệ đạt giải Nhất, Nhì không có nhưng số giải Ba có đến 8/26, giải Khuyến khích có 9/26. Học sinh có điểm cao nhất là 8.00 điểm .
	Kết quả về điểm số của từng em được tăng lên đáng kể điểm từ 1,00 đến 3,000 giảm xuống đáng kể chỉ còn 1/26 em chiếm tỉ lệ 3,85% so với năm học 2011 -2012 là 1/19 em chiếm tỉ lệ 5,26%. 
Chất lượng bộ môn Toán có nhiều chuyển biến: có 3/3 em tham dự thi có giải, có học sinh đạt 7.75 điểm cao nhất huyện, trong khi đó năm học 2011 - 2012 không có em nào.
	Từ sự phân tích trên, cho chúng ta thấy các giải pháp trên là sát đúng với thực tế công tác bồi dưỡng tại THCS tôi đang công tác nên đã gặt hái bước đầu những kết quả quan trọng, tạo sự động viên khích lệ cho đội ngũ yên tâm công tác trong việc bồi dưỡng, tiếp sức học sinh giỏi tuyến 2 tại nhà trường. 
*
*	*
3.PHẦN KẾT LUẬN
	3.1.Ý nghĩa của sáng kiến
	Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc đầy khó khăn, đòi hỏi phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng giáo dục. Chúng ta phải biết khai thác những thuận lợi, lợi thế của học sinh, của đội ngũ, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, của cơ quan chỉ đạo cấp trên để khơi dậy lòng đam mê học của học sinh, lòng nhiệt tình của người dạy, sự đầu tư của cơ quan chỉ đạo, sự đồng thuận của xã hội đặc biệt là lực lương phụ huynh... 	Trong đó sự năng động, dám nghĩ dám làm của cán bộ quản lí cơ sở nhằm cụ thể hoá các chủ trường, đường lối của cấp trên cũng như thực hiện các giải pháp của ngành. Người cán bộ phải đam mê với công việc, phải thực sự gần gũi đội ngũ, gần gũi học sinh, mạnh dạn đề xuất các chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại để thúc đẩy quá trình bồi dưỡng đi đúng hướng theo tinh thần chỉ đạo của ngành.
	Bồi dưỡng HSG giỏi là một vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi nghệ thuật dạy học cao của nhà sư phạm vì học sinh thực sự là các tinh hoa của các em cùng trang lứa. Làm tốt vấn đề này thì ở cơ sở phải có các giải pháp sáng tạo để thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo của cấp trên.
Để làm được vấn đề này thì theo tôi chúng ta phải lưu ý một số bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở cơ sở. Đó là:
	Một là, Người làm công tác quản lí phải năm bắt được các văn bản, tư tưởng chỉ đạo, các biện pháp chỉ đạo của ngành từ đó cụ thể hoá vào tình hình thực tế của đơn vị mình cho phù hợp. Xây dựng được kế hoạch có tính khả thi; tạo sự đồng tâm trong tập thể nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
	Hai là, có các giải pháp để tập hợp lực lượng bồi dưỡng ổn định có kiến thức vững vàng, có năng lực bồi dưỡng thực sự. Trong đó chọn ra được giáo viên chính để bồi dưỡng một môn và giao quyền tự chủ cho họ để họ có trách nhiệm cao về các công việc mình làm. Trong sinh hoạt nhóm bộ môn họ thật sự là con chim đầu đàn ở nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Khích lệ họ có các đề xuất, giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng học sinh giỏi.
	Ba là, làm tốt công tác động viên đội ngũ, tạo cho đội ngũ quỹ thời gian. Các chế độ bảo đảm theo quy định, đồng thời có sự hỗ trợ thích đáng với chất xám mà giáo viên bỏ ra khi phải làm việc thêm giờ, ngoài giờ. Việc khen thưởng phải kịp thời chu đáo, thông tin tuyên truyền rộng rãi để nhân rộng các thành tích nổi trội tạo dư luận đồng thuận với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Bốn là, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của phòng GD&ĐT, của các tổ chức ban ngành, đoàn thể. Triển khai công việc kịp thời, tạo được lòng tin đối với nhân dân đặc biệt là phụ huynh học sinh; có chế độ động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên giỏi luyện đội tuyển và các em học sinh giỏi.
	Bản thân tôi tuổi đời còn trẻ, tham gia công tác quản lí bồi dưỡng cũng chưa được nhiều nên bản sáng kiến này chắc chắn còn có nhiêù chỗ còn hạn chế, nhưng với tinh thần muốn đóng góp cho phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi huyện nhà ngày càng có những dấu hiệu khởi sắc, xứng tầm với thành tích của giáo dục Lệ Thuỷ, cần được sự đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp. Tôi chân thành cám ơn chuyên viên Phòng giáo dục, Hội đồng khoa học nhà trường đã giúp tôi thành SKKN này.
 	3.2. Kiến nghị đề xuất
	Công tác bồi dưỡng nhân tài cho đất nước nói chung, bồi dưỡng HSG cấp THCS nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản thân thiết nghĩ các cấp ủy đảng chính quyền, lãnh đạo nghành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ vinh quang và nặng nề này. Phát động sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng HSG tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG.

File đính kèm:

  • docCac bien phap chi dao de nang cao chat luong cong tac BDHSG cap tinh.doc