Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh THPT

Hãy nhớ rằng, quyết định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn không phải là một công việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Đó là một quá trình lâu dài. Bạn có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi và sau đó, trong một vài tháng tới, có những quyết định cụ thể hơn.

1. Xác định sở thích của bạn.

Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc thế nào khiến bạn vui vẻ? Trên lớp bạn thích học những môn học nào? Nếu bây giờ cho bạn làm một việc tuỳ thích, cái đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vì sao nó thu hút bạn? Liệt kê ra những hoạt động khiến bạn thích thú trong hai năm vừa rồi. Bạn sẽ tự khám phá được những điều thú vị về bản thân mình.

 

doc17 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 
C. Làm vườn hoặc “đại tu” lại nhà cửa. 
D. Làm thơ.  
6. Nếu được chọn xem một bộ phim, bạn sẽ chọn loại phim nào sau đây?  
A. Hài kịch lãng mạn 
B. Kịch kích, ma quái, nặng về suy nghĩ
C. Phim hành động và phiêu lưu 
D. Các loại phim “chẳng giống ai”, khó hiểu, ít người ngó.  
7. Nếu tham gia vào một công tác xã hội, bạn sẽ chọn 
A. Một nhóm thật đông và càng vui càng tốt. 
B. Nhóm nhỏ, nhưng sôi nổi và có thể tranh luận với nhau. 
C. Nhóm có người biết chơi thể thao.
D. Nhóm có một vài người thật thú vị   
8. Nếu bạn có cơ hội tham gia vào một chương trình thực tế, bạn sẽ chọn 
A. Một chương trình mà những kỹ năng cá nhân có thể giúp bạn chiến thắng như chương trình “Người sống sót”, “Nhân viên tập sự”, “Người độc thân” 
B. Không chú ý, bạn nghĩ rằng những chương trình như vậy chỉ tốn thời gian mà thôi 
C. Một chương trình có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội để thực hành và cải thiện mọi thứ như “Thương trường”. 
D. Một chương trình mà bạn có thể chiến thắng bằng tài năng cá nhân. 
9. Bạn bè thường nói về bạn bằng cụm từ nào sau đây?  
A. Hòa đồng 
B. Thông minh 
C. Khéo tay 
D. Sáng tạo  
Và nghề của bạn đây 
Nếu bạn chọn “A” nhiều nhất, công việc của bạn chắc chắn liên quan đến việc giao tiếp với nhiều người. Đó có thể là một việc liên quan đến các hoạt động như dạy bảo, đàm phán, chỉ dẫn, cố vấn, quản lý, thuyết phục, cung cấp, nói, trợ lý. Nghề phù hợp với bạn: giáo viên, quản lý nhân sự, tiếp viên hàng không, giáo viên mầm non, nhân viên bán hàng, tư vấn nghề nghiệp  
Nếu bạn chọn “B” nhiều nhất, chắc chắn bạn sẽ làm công việc liên quan đến tin tức, tài liệu: tổng hợp, phân tích, biên tập, sử dụng máy tính, sao chép hoặc so sánh. Nghề phù hợp với bạn: nhân viên thư viện, biên tập viên, chuyên viên thiết kế web, kế toán, điều tra viên, nhà tổ chức chuyên nghiệp  
Nếu bạn chọn “C” nhiều nhất, bạn sẽ làm các công việc liên quan đến máy móc, đồ vật liên quan đến các hoạt động: điều chỉnh, những công việc đòi hỏi có tính chính xác, quản lý, lái xe, điều khiển máy móc, bán hàng, bảo trì máy móc, đóng gói hàng hoá. Nghề phù hợp với bạn: bếp trưởng, nhân viên sửa chữa, thợ mộc, buôn bán, bác sỹ thú y, công nhân cơ khí  
Nếu bạn chọn câu “D” nhiều nhất, công việc của bạn chắc chắn liên quan đến sự sáng tạo. Nghề phù hợp với bạn: nhà văn, nhiếp ảnh, ca sỹ, trang trí nội thất, họa sỹ đồ hoạ, thiết kế thời trang
Đâu là nghề nghiệp lý tưởng của bạn? 
Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây để xem khả năng của bản thân như thế nào và đâu là sự lựa chọn phù hợp khi muốn chọn một ngành, một nghề đăng ký dự thi. 
1. Hai từ nào dưới đây miêu tả đúng nhất về bạn?
a. Sáng tạo
b. Thẳng thắn
c. Thực tế
2. Môn học ưa thích của bạn ở trường, kèm theo những gì bạn thấy thích thú nhất khi đến trường
a. Nghệ thuật - bạn yêu thích và hết mình khi làm nghệ thuật.
b. Lịch sử - nghiên cứu về quá khứ làm cho bạn cảm thấy thích thú.
c. Toán học - môn logic học thật đơn giản đối với bạn.
3. Sau khi bạn tốt nghiệp bạn dự định sẽ...
a. Học đại học và lấy một tấm bằng - bạn luôn muốn được học đại học.
b. Dành thời gian để đi du lịch, sau đó tìm một công việc - bạn không thể chịu được ý nghĩ sẽ tiếp tục học.
c. Học ở một trường cao đẳng tư - có chất lượng ngang bằng đại học, và loại trừ được những áp lực gây stress.
4. Những cố vấn nghề nghiệp ở trường bạn muốn nói chuyện với bạn về những dự định của bạn trong tương lai. Bạn phản ứng như thế nào?
a. Cảm thấy ngạc nhiên rằng cô ấy thậm chí còn biết cả tên của bạn - bạn còn không biết là trường mình có người cố vấn nghề nghiệp
b. Lên một cuộc hẹn khẩn cấp để bạn có thể gặp cô ấy ngay lập tức, mang theo bản dự định của bạn cho 5 năm tới.
c. Đặt một cuộc hẹn trong một vài tuần tới - bạn muốn có một lời khuyên tốt nhất về việc làm thế nào để có công việc bạn mong muốn ( dù  lúc này bạn chưa biết rằng bạn muốn làm việc gì)
5. Bạn có biết thể loại công việc mà bạn thích làm?
a. Không thật sự biết - bạn muốn làm rất nhiều thứ, nhưng bạn vẫn chưa vạch ra một kế hoạch nào cả (bạn muốn sự lựa chọn của mình rộng mở, bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình)
b. Có - bạn muốn làm những gì mình luôn mơ ước và sẽ rất thất vọng nếu không làm được điều đó
c. Một việc làm tử tế - bạn nghĩ rằng bạn sẽ vui lòng làm, và bạn chỉ quan tâm nó sẽ đem lại cho bạn điều gì
6. Có một công việc - điều đó có quan trọng với bạn không?
a. Đó không phải là vấn đề lớn - công việc không phải là tất cả. Bạn muốn có những mối quan hệ rộng và một cuộc sống hạnh phúc
b. Khá quan trọng - bạn sẽ làm việc ít nhất 30 năm tới và bạn muốn làm công việc mà mình yêu thích.
c. Rất quan trọng - bạn muốn mọi thứ tốt nhất kể cả công việc, một công việc đem lại cho bạn rất nhiều tiền
7. Khi chọn những môn học cho năm tới, điều gì sẽ giúp bạn quyết định?
a. Bạn chỉ chọn những môn học sẽ giúp bạn chuẩn bị cho đại học và công việc trong tương lai - không cần biết là bạn có thích hay không, tất cả các môn khác đều là phung phí thời gian.
b. Bạn chỉ chọn những môn học bạn thích - trường học đã quá nhàm chán với những lớp học riêng lẻ.  Vả lại, bạn có vẻ luôn học tốt những môn mình thích.
c. bạn sẽ chọn những lớp bạn thích và những môn học mà bạn giỏi - lớp học sẽ vui như hội nếu có những người bạn hợp cạ.
8. Nếu bạn có thể hòan thành tốt mọi thứ thì công việc mơ ước của bạn sẽ là gì?
a. Luật sư - bạn không thể có đủ kiến thức về luật pháp qua truyền hình, vì vậy bạn chắc rằng bạn yêu thích không khí trong một phòng tiếp kiến.
b. Giáo viên - bạn thích công việc giám sát sau giờ mà bạn làm năm vừa rồi, và đó là một dấu hiệu tốt.
c. Thời trang - bạn tôn thờ thời trang, và đã từng học may.
Bạn chọn a : 1 điểm       b: 2 điểm       c: 3điểm
Kết quả:
Từ 6 đến 13 điểm: Sáng tạo
Bạn thực sự có tài năng về nghệ thuật, điều này sẽ được phát huy hơn trong những công việc có tính sáng tạo như thiết kế, quảng cáo, văn học, nhiếp ảnh hay thời trang. Những công việc mang tính công nghiệp sẽ làm cho bạn cảm thấy nhàm chán và không được hoàn thành vì chúng không thể phát huy tính sáng tạo của bạn. Hãy để mắt tới lĩnh vực thiết kế web hay ngành báo chí tìm những khóa học thích hợp đối với bạn, giúp bạn có được công việc yêu thích của mình. Mặc dù bạn sẽ cần một trình độ nhất định, nhưng rất nhiều công việc sáng tạo phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm hơn là mảnh bằng, vì vậy hãy xin lời khuyên từ những người cùng ngành. 
Từ 14 đến 19 điểm: Kinh doanh
Bạn có năng lực lãnh đạo, tổ chức, thực tế và phù hợp với công việc ở công sơ. Kinh doanh, luật và tài chính là lĩnh vực của bạn, bởi vì bạn đủ thông minh và nhạy cảm để đảm nhận những công việc đó. Hãy hỏi người cố vấn về khóa học thích hợp với bạn, và liên hệ với một số công ty về những công việc họ có sẵn. Và nếu đó là công việc bạn yêu thích thì cơ hội sẽ đến với bạn bếu bạn có một tấm bằng tốt.
Từ 20 đến 24 điểm: Giáo dục
Bạn có những giác quan thông thường, bạn thực tế và có một tâm hồn đẹp, giáo viên, bác sỹ, hoạt động xã hội giúp đỡ những người khác là những lĩnh vực thích hợp với bạn. Bạn luôn giúp đỡ bạn bè của mình khi họ gặp khó khăn, đó là một dấu hiệu tốt. Người cố vấn nghề nghiệp ở trường có thể cho bạn nhiều thông tin giúp bạn có thể tìm được công việc bạn yêu thích.
7 bí quyết chọn nghề 
Nếu bạn đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp hay công việc, hãy tham khảo những bí quyết chọn nghề sau đây: 
1. Bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào? 
Hãy liệt kê danh sách những kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của mình, sau đó tự suy ngẫm xem mình mạnh nhất ở lĩnh vực nào. Hãy phân biệt đâu là khả năng thông thường, chẳng hạn như: đánh máy nhanh, viết lách rõ ràng, dễ hiểu và đâu là những kỹ năng nghề nghiệp. 
2. Điều gì hấp dẫn bạn trong công việc? 
Tự tay mình viết ra những sở thích của mình. Mình thích công việc liên quan đến máy tính, lập trình? Mình thích làm nhiếp ảnh gia? Mình thích những công việc không gò bó thời gian và sử dụng nhiều óc sáng tạo? Hoặc mình có thích kinh doanh không? Mình thích làm công tác xã hội, giúp đỡ người khác? Hãy cân nhắc tất cả những sở thích sẵn có của bạn trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng cho nghề nghiệp. 
3. Mục tiêu tài chính của bạn? 
Nếu bạn đặt ra mục tiêu cụ thể là phải kiếm được bao nhiêu tiền khi làm công việc này thì bạn phải tìm hiểu và cân nhắc để nắm được mức lương cũng như thu nhập trước khi quyết định. Mức nào thì mình có thể chấp nhận được? Nhưng nhớ cảnh giác với những thông tin hấp dẫn về mức lương mà coi nhẹ môi trường làm việc và vấn đề an toàn nghề nghiệp đấy nhé! 
4. Bạn chấp nhận được trách nhiệm công việc ở mức nào? 
Hãy quyết định xem mình là người có thể chịu trách nhiệm đến đâu trong công việc? Mình thích được quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả công việc, hay chẳng thích liên quan gì đến quyền đó mà chỉ tham gia cùng làm công việc, còn việc quyết định đã có người khác lo?   
5. Bạn muốn nơi làm việc của mình ở đâu? 
Bạn thích làm việc xa nhà hay ở gần, cụ thể là khoảng bao nhiêu cây số? Chỗ làm có gần bến xe không? Điều này đồng nghĩa với việc bạn có ngại đi lại không? Và tất nhiên, danh sách lựa chọn sẽ dài hơn nếu bạn là người năng động và không ngại đi xa. Bạn cũng nên xét đến khả năng phải đi công tác, bạn có chịu đi không? 
6. Bạn thích làm việc ở môi trường nào? 
Nhận định lại trong đầu xem bạn đã từng làm việc trong môi trường như thế nào, và bạn có hài lòng với môi trường đó không? Nếu chưa hài lòng, hãy đặt ra mục tiêu trước mắt: Bạn sẽ chọn môi trường làm việc yên tĩnh hay ồn ào, sôi động an phận hay cạnh tranh công ty lớn hay là doanh nghiệp nhỏ? 
7. Bạn thích làm việc với những kiểu đồng nghiệp nào? 
Thái độ của đồng nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hứng thú làm việc của bạn. Hãy phác thảo những kiểu đồng nghiệp mà bạn thích cộng tác trong công việc. Chẳng hạn, bạn thích người thẳng thắn, năng động hay thân thiện, sẻ chia? bạn thích sếp dễ tính hay cực kỳ nguyên tắc? 
Sau khi cân nhắc, trả lời được 7 câu hỏi trên, bạn có thể chắc chắn đến 90% rằng công việc bạn sắp chọn rất hợp với con người bạn.

File đính kèm:

  • docCác bước lập kế hoạch nghề nghiệp của học sinh THPT.doc
Bài giảng liên quan