Các hoạt động thảo luận và thực hành tại lớp, tổ trong tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

I. MỤC TIÊU

 Thông qua hoạt động thảo luận và thực hành trên lớp, học viên (HV) được củng cố, tăng cường về:

1) Nội dung Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT;

2) Kỹ năng đánh giá, xếp loại giáo viên THCS, giáo viên THPT theo Quy định Chuẩn;

3) Trên cơ sở đó, có khả năng hướng dẫn các cơ sở giáo dục có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông của địa phương quán triệt nội dung Quy định Chuẩn và có thể tổ chức thực hiện việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hoạt động thảo luận và thực hành tại lớp, tổ trong tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 
1. Về mục đích ban hành Chuẩn :
HĐ1: Thảo luận nhóm (tổ); một số đại biểu phát biểu trước lớp (40 phút).
1.1. Vì sao mục đích hàng đầu của ban hành Chuẩn là giúp GV tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp của bản thân để từ đó có kế hoạch rèn luyện phẩm chất và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
1.2. Khi triển khai Chuẩn nghề nghiệp vào thực tế, sẽ có những khó khăn gì để đạt được các mục đích? Nêu cách giải quyết các khó khăn đó?
2. Về nội dung Chuẩn :
HĐ2 : Làm việc theo tổ (lớp chia thành 5 tổ) (85 phút). 
Các tổ nghiên cứu tất cả nội dung Chuẩn, song đi sâu nghiên cứu một số tiêu chí theo sự phân công của giảng viên:
- Tổ 1: Tiêu chí 1 đến 5 (Tiêu chuẩn 1)
- Tổ 2: Tiêu chí 6 đến 10 (Tiêu chuẩn 2 và 3)
- Tổ 3: Tiêu chí 11 đến 15 (Tiêu chuẩn 3)
- Tổ 4: Tiêu chí 16 đến 21 (Tiêu chuẩn 4)
- Tổ 5: Tiêu chí 22 đến 25 (Tiêu chuẩn 5 và 6)
Nội dung nghiên cứu và thảo luận :
(i) Nội dung từng tiêu chí: các yêu cầu về năng lực giáo viên cần đạt được trong phạm vi của tiêu chí.
(ii) Thử phân biệt các mức độ đạt được của các tiêu chí (bằng các từ khóa - in nghiêng) trong các chỉ báo khi đánh giá (Phụ lục 1, Công văn 660).
(iii) So sánh thực tế : 
- Khi vận dụng sẽ có thuận lợi, khó khăn gì ? Thảo luận tìm cách giải quyết?
- Cách sử dụng nguồn minh chứng như thế nào cho thuận lợi để kiểm tra mức đạt được? Có những bổ sung gì về nguồn minh chứng?
(iv) Kết quả thảo luận ghi vào “Báo cáo hoạt động 2” và báo cáo trước lớp.
3. Về thực hành vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại :
HĐ3: Làm việc theo tổ : Nội dung “GV tự đánh giá” (70 phút).
a) Mỗi cá nhân HV đọc kỹ nội dung các Điều 10, 11, 12 của TT30 và nội dung “Các bước đánh giá, xếp loại” trong Công CV 660. 
b) Dưới sự điều khiển của Tổ trưởng, mỗi HV đóng vai là GV tự đánh giá và ghi kết quả vào Phiếu số 1 “Phiếu giáo viên tự đánh giá” (Phụ lục 1, TT30). 
- Nhận xét : Những khó khăn, vướng mắc gì khi GV tự đánh giá?
- Khi đánh giá, nếu có những tiêu chí giáo viên cho rằng khó hoặc không thực hiện được thì giải quyết như thế nào?
- Kết quả hoạt động ghi vào “Báo cáo hoạt động 3” và báo cáo trước lớp.
HĐ4: Làm việc theo tổ. Nội dung : “Tổ chuyên môn đánh giá GV” (60 phút).
- Một HV (hoặc tổ trưởng) đóng vai là Tổ trưởng chuyên môn tổ chức đánh giá GV và ghi kết quả vào Phiếu số 2, Phiếu số 3 (Phụ lục 2 và 3 của TT30; Phụ lục 4 của CV660). 
- Nhận xét : Những khó khăn, vướng mắc gì khi đánh giá, xếp loại? Thảo luận đề xuất cách giải quyết.
- Thảo luận đề xuất cách tổ chức thực hiện để đạt kết quả tốt nhất khi tổ chức cho tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại giáo viên (với tinh thần xây dựng, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ, công bằng...).
- Có những tiêu chí khi đánh giá không thống nhất giữa Tổ và giáo viên thì giải quyết như thế nào ?
- Kết quả hoạt động ghi vào “Báo cáo hoạt động 4” và báo cáo trước lớp.
HĐ5: Làm việc theo tổ. Nội dung: “Hiệu trưởng đánh giá GV” (60 phút).
Một HV (hoặc tổ trưởng) đóng vai là Hiệu trưởng đánh giá GV và ghi kết quả vào Phiếu số 2 (cho từng GV) và Phiếu số 4 (cho toàn trường). 
- Nhận xét : Những khó khăn, vướng mắc gì khi đánh giá?
- Có những tiêu chí khi đánh giá không thống nhất giữa Tổ và giáo viên, giữa Hiệu trưởng và Tổ chuyên môn thì giải quyết như thế nào?
- Tại sao cần tham khảo thêm ý kiến khi đánh giá ở hai đối tượng : Loại xuất sắc và loại chưa đạt Chuẩn (loại kém)? 
- Để đạt được các yêu cầu đánh giá, xếp loại GV, ngoài các lực lượng tham gia đánh giá nêu trong công văn 660, có thể lấy thêm các nguồn thông tin nào (thêm các lực lượng tham gia đánh giá nào)?
- Kết quả hoạt động ghi vào “Báo cáo hoạt động 5” và báo cáo trước lớp.
HĐ6: Thảo luận về mối quan hệ (giống và khác nhau) giữa đánh giá theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV và Chuẩn nghề nghiệp? (30 phút)
HĐ7: Thảo luận chung toàn tổ (45 phút): 
a) Mỗi HV nghiên cứu Công văn số : 187/KH-BGDĐT ngày 20/4/2010, Kế hoạch tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
b) Thảo chung ở tổ để xác định được nhiệm vụ và các hoạt động chuẩn bị cho việc triển khai Chuẩn tại địa phương:
- Dự thảo kế hoạch triển khai tại Sở GD&ĐT, tại các trường THPT.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản về Chuẩn.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn.
c) Đề xuất các ý kiến thắc mắc cần giải đáp.
d) Mỗi HV ghi phiếu đánh giá lớp tập huấn, nộp cho Tổ trưởng, Lớp trưởng thu và nộp cho Ban tổ chức.
Chuẩn bị cho thảo luận chung
Mỗi lớp (Lớp trưởng): Thu và tổng hợp các “Báo cáo hoạt động” (2, 4, 5 và 6). 
Các tổng hợp này sẽ được báo cáo tại buổi thảo luận chung (chiều ngày thứ 2 của đợt tập huấn).
Toàn bộ các báo cáo của các tổ, các lớp nộp lại cho Ban tổ chức (qua Lớp trưởng và các Giảng viên của lớp).
A. Nhiệm vụ của Lớp trưởng :
1. Quản lý số lượng và chất lượng của lớp;
2. Hỗ trợ GV thực hiện kế hoạch thảo luận và thực hành;
3. Tổng hợp các báo cáo của các tổ và báo cáo chung tại thảo luận chung
B. Nhiệm vụ của Tổ tưởng : 
1. Điều hành thảo luận, thực hành theo tổ và báo cáo kết quả thảo luận của Tổ;
2. Thu các “Báo cáo hoạt động”, các phiếu nộp cho Lớp trưởng
 UBND TỈNH QUẢNG NGÃI 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÁC HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH TẠI LỚP, TỔ TRONG TẬP HUẤN TRIỂN KHAI CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
MỤC TIÊU
	Thông qua hoạt động thực hành trên lớp, học viên được cũng cố, tăng cường về:
	- Nội dung Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học;
	- Kỹ năng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo qui định Chuẩn;
	- Trên cơ sở đó, có khả năng hướng dẫn các cơ sở giáo dục trung học quán triệt nội dung Qui định Chuẩn và có thể tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn.
 ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
1. Về mục đích ban hành Chuẩn :
HĐ1: Thảo luận cặp 2 người rồi một số đại biểu phát biểu trước lớp.
1.1. Vì sao mục đích hàng đầu của ban hành Chuẩn là giúp hiệu trưởng (HT) tự đánh giá, để từ đó hoàn thiện, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường?
1.2. Khi triển khai Chuẩn HT vào thực tế, sẽ có những khó khăn gì để đạt được các mục đích? Nêu cách khắc phục?
2. Về nội dung Chuẩn:
HĐ2 : Làm việc theo tổ. 
Các tổ nghiên cứu tất cả nội dung Chuẩn, song đi sâu nghiên cứu một số tiêu chí theo sự phân công của giảng viên:
- Tổ 1: Tiêu chí 1 đến 5 (Tiêu chuẩn 1);
- Tổ 2: Tiêu chí 6 đến 10 (Tiêu chuẩn 2);
- Tổ 3: Tiêu chí 11 đến 15 (Tiêu chuẩn 3);
- Tổ 4: Tiêu chí 16 đến 19 (Tiêu chuẩn 3);
- Tổ 5: Tiêu chí 20 đến 23 (Tiêu chuẩn 3).
Nội dung nghiên cứu và thảo luận :
(i) Nội dung từng tiêu chí: các yêu cầu về năng lực hiệu trưởng cần đạt được trong phạm vi của tiêu chí.
(ii) Thử phân biệt các mức độ đạt được (có in nghiêng) của các tiêu chí khi đánh giá theo các minh chứng trong Phụ lục 1 của Công văn số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 (gọi tắt là Công văn 430).
(iii) So sánh thực tế : 
- Trong các tiêu chí, những yêu cầu nào dễ thực hiện và những yêu cầu nào khó thực hiện? Thảo luận để tìm ra hướng giải quyết ?
- Trong tài liệu, Ban Tổ chức đưa ra các bảng để HT ghi những nguồn minh chứng (hiện có) cho từng tiêu chí và có nêu những nguồn minh chứng cụ thể (có tính chất ví dụ). Cách sử dụng các nguồn minh chứng để kiểm tra mức đạt được cần được tiến hành như thế nào cho phù hợp nhất? Có thể có những bổ sung gì?
Kết quả thảo luận của mỗi tổ (các tiêu chí được phân công và các tiêu chí khác) ghi vào “Báo cáo HĐ2” và được báo cáo trước lớp, các tổ khác bổ sung.
3. Về thực hành vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại:
HĐ3: Nghiên cứu cá nhân tại lớp.
Đọc kỹ nội dung các Điều: 7, 8 và 9 trong Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT (gọi tắt là TT 29) và nội dung "Các bước đánh giá, xếp loại" trong Công văn 430. 
HĐ4: Làm việc theo tổ: HT tự đánh giá.
- Dưới sự điều khiển của Tổ trưởng, mỗi HV đóng vai là HT tự đánh giá và ghi kết quả vào "Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá" (Phụ lục 1, Thông tư 29). 
- Nhận xét : Những khó khăn, vướng mắc gì khi đánh giá? Thảo luận đề xuất hướng giải quyết.
- Khi đánh giá, nếu có những tiêu chí (hoặc nội dung) mà HT cho rằng khó thực hiện được thì cần nêu lên để thảo luận trong tổ tìm phương án thực hiện tốt nhất.
- Kết quả của hoạt động được ghi vào “Báo cáo HĐ 4” và báo cáo trước lớp.
HĐ5: Làm việc theo tổ: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá HT.
- Dưới sự điều khiển của Tổ trưởng, thảo luận nội dung các Điều 9, 10 và 11 của TT 29; bước 2 và 3 trong Công văn 430 tìm cách thực hiện tốt nhất trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia góp ý và đánh giá HT (với tinh thần xây dựng, đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng, minh bạch...).
- Có những tiêu chí khi đánh giá không thống nhất (có sự khác biệt lớn) giữa tự đánh giá của HT và đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thì giải quyết như thế nào?
- Kết quả thảo luận ghi vào “Báo cáo HĐ 5” và báo cáo trước lớp.
HĐ6: Tổ tổng hợp các thắc mắc cần được giải đáp khi triển khai Chuẩn HT.
III. VỀ TRIỂN KHAI CHUẨN:
1. Giải đáp các thắc mắc của các tổ và cá nhân tham gia tập huấn.
2. Kế hoạch triển khai Chuẩn:
2.1. Mỗi HV đọc kỹ các tài liệu :
- Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT) và các Phụ lục kèm theo (các phiếu đánh giá, xếp loại).
- Văn bản số: 430/BGDĐT ngày 26/01/2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT và các Phụ lục kèm theo (các báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại).
Trên cơ cở các văn bản trên và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, xác định được nhiệm vụ và các hoạt động để chuẩn bị cho việc triển khai Chuẩn tại địa phương:
- Dự thảo kế hoạch triển khai tại Phòng GD&ĐT, tại các trường THPT.
- Những đề xuất đối với các cấp quản lý để triển khai Chuẩn.
2.2. Ban Tổ chức nhấn mạnh các yêu cầu và các nội dung cần thực hiện khi triển khai Chuẩn HT ở các địa phương. 

File đính kèm:

  • docCAC HOAT DONG THAO LUAN.doc
Bài giảng liên quan