Các kĩ thuật cơ bản về sửa xe máy

Mình đoán chắc trong các bạn ai cũng đã một lần từng gặp các sự cố hỏng xe và phải mang ra sửa,cảm giác lúc đó thật là bực vì anh em chúng ta “công to việc lớn”,thời gian quí như vàng(à ko phải hơn vàng chứ lị, cỡ bạch kim mới đúng ). Nhiều khi sự cố đó rất là nhỏ thôi và chúng ta cũng có thể tự sửa được thay vì phải mang ra cho thằng sửa xe nó phá xe mình xong rồi lại phải dơ lưng ra cho nó “chém”(thôi ko nghĩ đến nữa,nghĩ đến lại đau).Rồi lại có trường hợp , vào một ngày đẹp trời bạn và nàng cùng đi chơi xa trên con “xe chiến” của mình mà bỗng dưng xe lăn ra chết máy,đề mãi ko nổ mà lúc đó bạn lại ko thể làm gì ngoài việc chạy lăng xăng đi tìm hàng sửa xe thì thật là buồn.Rồi nghe nàng phán một câu rằng “thôi anh ạ,để khi khác vậy,chắc anh và em ko có duyên rồi”.Lúc đó ko biết cảm giác của các bác thế nào chứ em mà rơi vào trường hợp đó thì chắc là ko khác gì bị tuyên án tử hình.

doc42 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các kĩ thuật cơ bản về sửa xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ỏng, cần thay.
Máy chạy ậm ạch, khó nổ, hao xăng, kiểm tra thấy tia lửa bugi kém hoặc không có. Phải kiểm tra cuộn sơ và thứ cấp trong bộ điện, sau đến bôbin sườn, hỏng phần nào thay phần đó.
Sửa chữa xe máy Trung Quốc (phần 2)
1: càng giảm xóc.
2: may- ơ.
3: ống đệm.
Tháo rời hai giảm xóc trước, kiểm tra thấy nhún tốt, nhưng hễ lắp vào xe thì lại bị cứng ngắc, thật khó hiểu. Lỗi này do ống đệm nhỏ trên trục trước, nằm giữa may-ơ và đầu giảm xóc, bị dài hoặc ngắn. Nó làm cho hai càng phuộc nhún không thẳng tâm và bị kẹt, mài ống đệm đi vài mm, hãy thêm long-đen vào là xong.
Hỏng điện đèn, hệ thống khởi động
Đèn trước không đủ sáng hoặc dễ bị cháy bóng khi đi nhanh, mặc dù ắc quy tốt. Nguyên nhân do bộ chỉnh lưu không đúng quy cách, bên trong bộ này có điện trở tiết chế dòng điện máy phát, vì trị số điện trở cao hay thấp quá làm cho đèn không đủ sáng hoặc dễ cháy bóng. Nên thay mới bộ tiết lưu loại tốt, đúng công suất.
Bình ắc quy tốt, nhưng ấn nút khởi động lúc được lúc không. Đây là hiện tượng hỏng rơ le hoặc các chổi than bên trong mô bin khởi động, các chi tiết này rẻ tiền dễ kiếm và thay thế dễ dàng.
Bấm nút start mà đề không quay, thử còi, đèn tốt. Như vậy là mô bin khởi động hỏng, các nam châm nằm trong thân máy đề bị bong khỏi vỏ. Tháo rời mô bin này ra kiểm tra, nếu bạc và thân rôto chưa bị sát cốt hư hỏng thì chỉ ép lại nam châm là được.
Các trục trặc ở bộ ly hợp
Bộ ly hợp xe Trung Quốc.
1. Nồi ly hợp 3 càng ly tâm
2. Bộ côn đĩa
3. Cam cắt khớp ly hợp
4. Cơ cấu hãm vỏ nồi 3 càng
Lúc khởi động, có tiếng kêu rào rào trong môbin nhưng trục máy không quay, động cơ không nổ được. Khớp ly hợp một chiều phía sau vô lăng bị hỏng, thông thường do các viên bi đề bị mòn nhỏ đi. Nên thay bi mới, sau đó kiểm tra 3 lò xo ống đẩy và mặt ngoài của lõi dẫn động, nếu mòn cũng nên thay mới.
Xe đang nổ không tải, cài số là chết máy, nguyên nhân là nồi ly hợp ba càng ly tâm không cắt khớp. Kiểm tra các lò xo hồi và các khuyên giữ càng của má ly hợp.
Cài số nặng là do lò xo cần số không đúng quy cách, thay chiếc khác có áp lực nhẹ hơn.
Vít chỉnh côn bên chân phải.
Xe bị dính côn, vào số rất khó, xe bị giật khi chuyển các nấc tốc độ, chỉ cần chỉnh lại vít ly hợp theo hướng cắt khớp là được.
Trượt côn là hiện tượng kéo ga mà xe không vọt mặc dù vào số hợp lý (ví dụ vào số 3, 20 km/h) và xe không tải nặng. Nếu chỉnh vít ly hợp không có kết quả, bạn phải dán hoặc thay đĩa côn mới.
Những vấn đề về ly hợp xe máy
Một lúc nào đó, bạn chợt nhận thấy chiếc xe máy của mình "uống xăng" nhiều hơn bình thường, thậm chí mức tiêu hao tăng tới 30-40%. Đồng thời, khả năng tăng tốc giảm đi rõ rệt. Có thể còn do nhiều yếu tố khác, nhưng về cơ bản, đó là dấu hiệu cho thấy ly hợp đã bị mòn.
Ly hợp xe máy, cũng như ly hợp của ôtô, được dùng để cắt và truyền mô-men dẫn động đến hộp số một cách nhanh chóng, dứt khoát. Yêu cầu của ly hợp là truyền hết mô-men động cơ mà không bị trượt, tách, cắt truyền lực một cách nhanh chóng, dứt khoát để giảm va đập của bánh răng hộp số. 
Ly hợp của xe máy đều là loại ly hợp ma sát với các đĩa ly hợp chủ động và bị động đều được ngâm trong dầu. Đĩa chủ động là đĩa thép và đĩa bị động nằm giữa 2 đĩa chủ động cũng là đĩa thép có dán các tấm vật liệu ma sát. 
Ở trên chỉ là những dấu hiệu mòn ly hợp mà bạn có thể thấy một cách dễ dàng nhất. Ngoài việc "uống" nhiều xăng hơn nhưng độ bốc của máy lại giảm, một chiếc xe với bộ ly hợp bị mòn nhiều còn bộc lộ một số hiện tượng khác như tiếng máy nổ to hơn, thậm chí kêu rít và xe bị rung cả khi chạy ở tốc độ thấp lẫn tốc độ cao. Trong trường hợp vận hành trên một chặng đường dài với tốc độ cao, chân của bạn thậm chí có thể bị tê vì giá để chân rung mạnh. Tay lái bị rung ít hơn nhưng cũng có thể làm tay bạn bị mỏi, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hợp bị mòn. Nếu bạn là người sử dụng xe đúng kỹ thuật và bảo dưỡng thường xuyên thì ly hợp của xe sẽ có tuổi thọ rất lâu và độ mòn phụ thuộc chủ yếu vào quãng đường chạy. Không ít xe chạy được 6-8 vạn km mà ly hợp vẫn còn tốt. Ngược lại, việc sử dụng số không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm tuổi thọ của ly hợp rất nhanh, chẳng hạn như không về số trước khi tăng tốc. 
Đĩa bị động còn có thể bị chai hoặc cháy do người điều khiển xe hay "vê côn". Nguyên nhân khác dẫn đến việc ly hợp bị mòn là xe thường xuyên bị tải nặng. Nếu xe quá tải, một điều rõ ràng là không những ly hợp bị mòn mà còn ảnh hưởng đến nhiều chi tiết khác của xe (vành, săm lốp, nhông, xích, ...) và quang trọng hơn là tính mạng của chủ xe.
Khi xuất hiện những triệu chứng cho thấy ly hợp bị mòn, bạn sẽ cảm thấy chiếc xe tỏ ra "mệt mỏi" và "khó tính". Nó không chịu tăng tốc khi bạn tăng ga mà còn gào lên, thậm chí nhiều lúc bạn có cảm giác như nó chẳng thèm chạy. Bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc ly hợp mòn là động cơ. Ly hợp mòn sẽ bị trượt và chà xát mạnh khi vận hành ở tốc độ thấp hoặc trong quá trình xe tăng tốc. Vì vậy, để đạt được tốc độ quay mong muốn, số vòng quay của động cơ sẽ phải tăng lên. Do phải làm việc vất vả hơn, cộng với nhiệt sinh ra do chà xát, động cơ sẽ nóng hơn bình thường nên tuổi thọ bị giảm đi. 
Khi các dấu hiệu mòn ly hợp bộc lộ ở mức độ nặng, bạn chỉ còn một cách duy nhất là thay thế bộ ly hợp. Đó có thể là một khoản tiền không nhỏ nhưng bù lại, bạn và chiếc xe sẽ được lợi rất nhiều. Chỉ riêng mức xăng tiêu hao tăng lên là đủ giúp bạn nhận ra điều đó chứ chưa kể những tổn hại khác. 
Chiếc xe là vật thường xuyên gắn bó với bạn. Hãy tránh cho nó phải thường xuyên chở quá tải. Để bảo vệ ly hợp xe, chỉ cần tăng giảm ga đều đặn khi điều khiển xe, kết hợp với việc vào số nhịp nhàng, phù hợp với tốc độ. 
Những chứng bệnh của xe Vespa
Đi Vespa có cái thú riêng nhưng hay cũng gặp trở ngại. Nếu xe bị hỏng phải chọn đúng thợ, tiệm mới đáp ứng được việc sửa chữa.
Hỏng bộ côn: Vespa đời cũ hay đời mới đều chạy bằng nhông nên bền hơn các loại xe khác vận hành bằng xích. Tuy nhiên, loại này cũng có khuyết tật là thường hỏng, cháy bộ côn, khi đạp cần khởi động thấy trơn tuột, có hai trường hợp: Một là côn đã bị cháy, thứ hai là nhông bị mòn. Nếu thấy khói xe ra nhiều, đậm đặc là phớt bên côn bị hỏng, cần phải thay. Xe khó nổ: Tình trạng đạp khó nổ chủ yếu có ba nguyên nhân: hơi nén xy lanh kém, pít tông bạc hở, lửa và xăng chỉnh không hợp lý. Ngoài ra, khó nổ thường do bị ngợp xăng, khi dừng xe nên khoá xăng lại để tránh tình trạng ngợp này. Nếu đã làm kỹ như vậy mà vẫn khó nổ, có thể do hỏng kim xăng hoặc phải nghiêng xe đạp mạnh mới nổ thì cần chỉnh lại gió. 
Hao xăng: Các loại Vespa đời cũ đều có thể chuyển vít lửa sang sử dụng IC như những loại đời mới. Chuyển sang IC có lợi là ít hao xăng, xe chạy êm máy hơn và dễ nổ.
Giảm xóc bị chai: Giảm xóc bị hỏng, liệt lúc xe khi chạy sẽ bị nẩy, chạy không được đằm, có thể mang đi phục hồi hoặc thay mới vì giá giảm xóc không đắt lắm. 
Đèn không sáng: Những loại Vespa đời cũ đèn không được sáng vì điện ra chỉ 6V thay vì 12V. Nhưng nhiều nơi sửa xe có bí quyết riêng để làm tăng độ sáng, có nơi làm cho đèn sáng thêm bằng cách gắn thêm một bộ bin nhưng thường chạy quá 60 km/giờ thì dễ bị cháy bóng. 
Chú ý chuyện xăng, dầu nhờn: Vespa chạy xăng pha dầu nhờn, tại các cây xăng thường pha tỷ lệ 2%, tuy nhiên có thể pha từ 2- 4% dầu nhờn dùng chạy trong thành phố, 6% dầu nhờn chạy đường trường, nhưng cũng không nên quá lạm dụng pha nhiều quá vì sẽ làm đen và bẩn bugi dẫn đến khó nổ hay chết máy. Để bảo quản tốt xe, đi được chừng 1500 - 2000km nên thay dầu nhờn cho máy.
Thay lốp xe loại không săm
Vành đúc lắp lốp không săm trên các xe đời mới
Khi chọn lốp để thay thế, cần đọc ký hiệu của loại tương thích được ghi trên vành xe, tránh lắp sai chỉ số. Không nên lắp loại lốp đặc biệt này vào vành thông thường, bánh xe sẽ xuống hơi rất nhanh hoặc văng ra khi xe chạy, gây nguy hiểm.
Hầu hết các xe mô tô loại 500-700 cc và các xe gắn máy đời mới đều dùng loại lốp xe không chứa săm, lắp trên loại vành được thiết kế riêng. Loại vành này ở trong được phủ thép nhưng phần bên ngoài bằng hợp kim nhôm, rất dễ hư hỏng.
Khi thay lốp xe, phải dùng dụng cụ bẩy một cách cẩn thận, tránh để mặt vành bị cày xước hoặc biến dạng. Tốt nhất nên đặt một tấm đệm lót vào giữa dụng cụ bẩy và vành. Hãng Honda có bán một loại đệm bảo vệ (ký hiệu No.7772-0020200), tiện dụng cho việc tháo lốp không săm.
Thao tác tháo
1. Xả hết hơi trong bánh xe.
2. Ép hai mép lốp vào giữa tâm vành, bôi trơn chúng bằng xà phòng.
3. Đặt tấm đệm (nếu có) và thanh bẩy vào mép lốp gần vị trí van, bẩy cho một phần của nó vượt ra khỏi vành.
4. Thêm một thanh bẩy thứ 2 vào cạnh thanh thứ 1, để giữ mép ở ngoài không bật trở lại vành. Tiếp tục thực hiện bước 3 xung quanh vành để lấy trọn một vòng mép lốp ra.
5. Giữ bánh xe đứng thẳng, cài một thanh bẩy vào giữa mép lốp còn lại với vành, cùng phía với mép tự do. Thao tác như bước 3, tháo nốt phần còn lại.
Thao tác lắp
1. Kiểm tra cẩn thận tình trạng chiếc lốp sắp được lắp, làm sạch vành.
2. Nếu là lốp mới, trong lòng có gắn sẵn những khối cao su cân bằng động, không được cắt bỏ. Điểm nhẹ nhất của lốp được nhà sản xuất đánh dấu bằng một ký hiệu màu ở gần mép, đặt nó ở gần lỗ chân van.
3. Bôi trơn hai mép lốp mới bằng xà phòng.
4. Đặt nửa bên dưới của một mép lốp vào vành rồi ép nửa trên vào sau. Chỉ sử dụng thanh bẩy ở đoạn cuối cùng cần nhiều lực mà thôi.
5. Với mép lốp còn lại, nhét phía đối diện với van vào vành, bẩy dần từng đoạn ngắn dồn phần cuối tới chân van là vào hết trong vành. Xoay vài vòng kiểm tra dải tiếp xúc giữa lốp với vành.
6. Vừa bơm vừa xoay và động bánh xe xuống đất để các mép lốp tiếp xúc với vành tốt hơn. Bơm hơi vào với áp lực lớn hơn quy định một chút để mép lốp bị ép chặt với lòng vành, sau đó xả bớt cho tới mức quy định.
Lưu ý
- Mỗi khi tháo rời lốp ra khỏi vành là phải thay van hơi mới.
- Nếu hơi bị thoát ra trong khi bơm thì phải bôi keo vá lốp vào 2 mép, ép chặt chúng vào vành và bơm lại.
Độ xe Mio của Yamaha
THÊM MỘT KIỂU ĐỘ KHÁC 
Không biết có phải chủ xe đây không nữa ?????
Gắn dĩa sau loại lớn....

File đính kèm:

  • docCác kĩ thuật cơ bản về sửa xe máy.doc