Cách thức Ôn thi tốt nghiệp cho dạng câu hỏi 2 điểm (trường THPT Trần Nguyên Hãn)

. CÁCH THỨC ÔN TẬP:

1. Giáo viên định hướng (Đây là dạng câu hỏi chủ yếu tái hiện kiến thức, kiểm tra lượng kiến thức của học sinh nên cần phải nhớ chính xác kiến thức và có cách ghi nhớ khoa học dựa vào các bảng )

2. Giáo viên đưa ra các mẫu bảng yêu cầu học sinh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu ôn thi để hoàn thành.

3. Hoạt động nhóm: Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một em là hạt nhân có nhiệm vụ đưa câu hỏi và bổ sung câu trả lời.

4. Giáo viên kiểm tra trên lớp: Theo hình thức bốc thăm câu hỏi.

Giáo viên sửa, bổ sung.

5. Giáo viên lưu ý cách làm bài:

- Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, cô đọng.

- Tránh viết dài dòng, lan man.

- Chú ý phân bố thời gian hợp lí.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức Ôn thi tốt nghiệp cho dạng câu hỏi 2 điểm (trường THPT Trần Nguyên Hãn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CÁCH THỨC ÔN THI TỐT NGHIỆP 
CHO DẠNG CÂU HỎI 2 ĐIỂM
(TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN)
I. CÁCH THỨC ÔN TẬP:
Giáo viên định hướng (Đây là dạng câu hỏi chủ yếu tái hiện kiến thức, kiểm tra lượng kiến thức của học sinh nên cần phải nhớ chính xác kiến thức và có cách ghi nhớ khoa học dựa vào các bảng)
Giáo viên đưa ra các mẫu bảng yêu cầu học sinh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu ôn thi để hoàn thành.
Hoạt động nhóm: Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một em là hạt nhân có nhiệm vụ đưa câu hỏi và bổ sung câu trả lời.
Giáo viên kiểm tra trên lớp: Theo hình thức bốc thăm câu hỏi.
Giáo viên sửa, bổ sung.
Giáo viên lưu ý cách làm bài:
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, cô đọng.
Tránh viết dài dòng, lan man.
Chú ý phân bố thời gian hợp lí.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG:
	1. NHÓM CÂU HỎI VỀ VĂN HỌC SỬ:
- Câu hỏi về hoàn cảnh lịch sử - xã hội văn học giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: 
	+ Cuộc kháng chiến chống Pháp
	+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ
	+ Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa
	+ Giao lưu tiếp xúc văn hoá với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước
	+ Nền văn học mới vận động và phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Câu hỏi về các giai đoạn phát triển văn học giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: 3 giai đoạn:
	+ Giai đoạn 1: Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1954
	+ Giai đoạn 2: Từ 1955 đến 1964
	+ Giai đoạn 3: Từ 1965 đến 1975
- Câu hỏi về các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: 3 đặc điểm
	+ Phục vụ cách mạng, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
	+ Hướng về đại chúng
	+ Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Câu hỏi về những thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
	+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân
	+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, bao gồm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần nhân đạo
	+ Phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại, tronhg đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt thành tựu xuất sắc.
	2. NHÓM CÂU HỎI VỀ CÁC TÁC GIA VĂN HỌC
- Nguyễn Ái Quốc:
	+ Quan điểm sáng tác
	+ Sự nghiệp văn học
	+ Phong cách nghệ thuật
- Tố Hữu:
	+ Con đường thơ
+ Phong cách thơ
- Nguyễn Tuân:
	+ Đặc điểm con người
	+ Sự nghiệp sáng tác
	+ Phong cách nghệ thuật
- Lỗ Tấn:
	+ Chuyển nghề
	+ Nhan đề Thuốc
	+ Nội dung, ý nghĩa truyện Thuốc
	+ Nghệ thuật truyện Thuốc
- Sô-lô-khốp:
	+ Cuộc đời và sự nghiệp văn học
	+ Đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện
	+ Tóm tắt
- Hê-minh-uê:
	+ Cuộc đời và sự nghiệp
+ Tóm lược đoạn trích
+ Nguyên lí “Tảng băng trôi” và biểu hiện cụ thể qua đoạn trích.
3. NHÓM CÂU HỎI VỀ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM VĂN HỌC
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
CHỦ ĐỀ CHÍNH
TÂY TIẾN
(1948)
Quang Dũng (Bùi Đình Diệm) (1921-1988)
-Quê Hà Nội
-Người nghệ sĩ đa tài
=>Thơ của ông giàu chất nhạc, chất hoạ
-Phong cách thơ: lãng mạn, thanh lịch, tinh tế, phóng khoáng và hào hoa
-Tác phẩm chính: Mây đầu ô, Rừng biển quê hương
- Đơn vị Tây Tiến:
- Bối cảnh cụ thể để nhà thơ viết Tây Tiến
- Nhớ đồng đội hành quân chiến đấu gian khổ, hi sinh trong thiên nhiên dữ dội và thơ mộng.
- Hình ảnh người lính Tây tiến hào hoa, lãng mạn, bi tráng.
- Lí tưởng chiến đấu của người lính Tây tiến
- Cách tạo hình.
- Giọng điệu.
- Ngôn ngữ.
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người lính Tây tiến, nỗi nhớ da diết của nhà thơ về Tây tiến với cảm xúc hào hùng và bi tráng
VIỆT BẮC
ĐẤT NƯỚC
SÓNG
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
ẦI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
VỢ CHỒNG A PHỦ
VỢ NHẶT
RỪNG XÀ NU
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
4. NHÓM CÂU HỎI VỀ MỘT KHÍA CẠNH VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
	4.1. Câu hỏi về nghệ thuật tác phẩm
4.2. Câu hỏi về một chi tiết trong tác phẩm:
Ví dụ 1: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
Học sinh cần nêu được các ý sau:
- Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc, trong đó đặc biệt lưu ý quan điểm sáng tác đúng đắn, tích cực mà nhà văn đã đề xướng (văn học “cải tạo quốc dân tính”).
- Những chuyện mà khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn:
o Chuyện về chiếc bánh bao tẩm máu tử tù mà họ coi là thuốc chữa bệnh.
o Chuyện về nhân vật người cách mạng Hạ Du.
o Chuyện về các nhân vật quần chúng (cụ Ba, cả Khang,).
- Dụng ý của nhà văn qua những câu chuyện tại quán trà:
o Phê phán thái độ xa rời quần chúng của người cách mạng đến mức để quần chúng bán đứng mình (đau đớn nhất là chính người thân – cụ Ba bán đứng người cách mạng – Hạ Du).
o Phê phán sự mê muội, thái độ hờ hững của quần chúng với lí tưởng cứu nước cao đẹp.
Ví dụ 2: Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
*Phát hiện thứ nhất:
-“Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” Một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
-Cảm nhận của Phùng: Anh cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
*Phát hiện thứ hai:
- Cảnh bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống: Từ trong con thuyền đẹp như mơ ấy bước ra là một người đàn ông và một người đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh bạo hành trong gia đình tuyền chài.
- Thái độ của Phùng: Anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Phùng không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những trái ngang
4.3. Câu hỏi về tình huống truyện, kịch: Vợ nhặt; Chiếc thuyền ngoài xa, 
	4.3. Câu hỏi về nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa; Rừng xà nu; Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hồn Trương Ba, da hàng thịt
5. NHÓM CÂU HỎI VỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
LUẬN ĐIỂM LUẬN CỨ
THÁI ĐỘ CỦA TÁC GIẢ-Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA VĂN BẢN
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY
CÔ-PHI AN-AN 
-Thông điệp của tổng thư kí liên hiệp quốc gửi nhân dân thế giới nhân ngày phòng chống AIDS 1-12-2003
-Lúc này HIV-AIDS đã trở thành đại dịch đe doạ cả thế giới
-Nhiều quốc gia trên thế giới chưa thực sự coi trọng việc phòng chống AIDS
I. Bố cục:
1. Nêu vấn đề
2. Nội dung:
- Nêu thực trạng của đại dịch.
- Nêu nhiệm vụ.
3. Kết luận
II. Cách lập luận:
- Hệ thống luận cứ rõ ràng, lô gíc.
- Lí lẽ sâu sắc
- Dẫn chứng bằng các số liệu chân thực.
- Kết hợp giữa chất chính luận và cảm xúc.
- Tinh thần trách nhiệm của một người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc.
- Tình yêu thương nhân loại của tác giả.
- Giúp nhân dân thế giới nhận thức rõ hơn tình hình thực tế, có thái độ đúng đắn với người nhiễm HIV, cùng hợp tác đấu tranh để đẩy lùi căn bệnh thế kỉ
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
PHẠM VĂN ĐỒNG
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC
TRẦN ĐÌNH HƯỢU

File đính kèm:

  • docÔN THI TỐT NGHIỆP.doc
Bài giảng liên quan