Câu chuyện "Lờn thuốc"

Có lần, một bạn trẻ đã tìm đến tôi để hỏi ý kiến xem, sau khi lén lút đi “giải quyết sinh lý”, cậu ấy

nghi ngờ bị mắc bệnh, có thể đến nhà thuốc mua loại thuốc kháng sinh “xịn” nhất về dùng để tự chữa

bệnh được không. Tôi vội vàng thuyết giảng một hồi, đại khái: “Hiện nay, ở ta đang có tình trạng rất

đáng lo ngại là có một số người bị các bệnh lây qua đường tình dục (trước đây gọi là bệnh hoa liễu

như: giang mai, lậu, mồng gà, hột xoài.) nhưng không chịu đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn

đoán, hướng dẫn điều trị mà lại nghe mách bảo tìm mua loại kháng sinh mới nhất như các loại

Cephalosporin thế hệ thứ 2, 3, các Fluoroquinolon thế hệ thứ 2. để tự chữa bệnh. Làm như thế không

chỉ hại cho bản thân, bởi vì dùng thuốc không đúng bệnh sẽ nặng thêm mà vô tình có thể làm hại cho

cộng đồng. Những thuốc kháng sinh mới nhất được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện khi được bác

sĩ điều trị chỉ định, hướng dẫn và theo dõi sử dụng vì đó là thuốc rất quý có tính dự trữ, nếu sử dụng

bừa bãi chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ bị đề kháng”. Lúc đầu tôi nói, anh bạn trẻ có vẻ hiểu nhưng

sau có vẻ ngơ ngẩn với hai chữ “đề kháng”. Tôi cố dùng chữ, văn vẻ nôm na để giải thích cho anh bạn

trẻ hiểu thế nào là kháng sinh bị “đề kháng”. Anh bạn trẻ sau khi nghe buột miệng: “A, ý thầy muốn

nói “lờn thuốc”!” (chữ “lờn thuốc” người Nam bộ thường dùng).

Một lần khác, một vị cao tuổi đến tìm tôi để hỏi ý kiến xem có thể tự sử dụng một loại thuốc an

thần gây ngủ khá thông dụng là Seduxen để chữa chứng mất ngủ. Tôi vội vàng trình bày tác hại của

việc người bệnh tự ý dùng bừa bãi thuốc loại này, trong đó có tác hại rất nghiêm trọng là thuốc làm

cho bị nghiện. Người đã bị nghiện sẽ phải tiếp tục dùng thuốc không bỏ thuốc được và bị “sự dung

nạp”. Theo thói quen, sau mấy chữ “sự dung nạp”, tôi bồi thêm tiếng nước ngoài “tolerance” giống y

như đang giảng bài cho sinh viên. Ngay lúc đó, vị cao tuổi trố mắt và nhíu mày. Tôi thấy mình hớ nên

trình bày thêm cho cụ hiểu thế nào là “sự dung nạp” đối với thuốc gây nghiện. Rút kinh nghiệm, tôi

dùng lời lẽ không chuyên môn lắm để nói với cụ. Khi ấy, cụ đã buột miệng: “A, ý của dược sĩ muốn

nói tới “lờn thuốc”!”.

Tôi kể hai mẩu chuyện trên để cho thấy, trình bày một vấn đề chuyên môn cho người nghe không

thuộc giới chuyên môn không dễ dàng chút nào. Phải diễn đạt sao cho dễ hiểu. Phải biết biến đổi từ

ngữ chuyên môn rối rắm, lạ lẫm thành ngôn ngữ của đời thường. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói nhiều

hơn trong bài viết này là chữ “lờn thuốc” mà nhiều người thường hay sử dụng hiện nay có đến hai

nghĩa.

pdf76 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu chuyện "Lờn thuốc", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 
được dùng prepranolol. Các thuốc dùng để phòng ngừa cơn đều có các tác dụng phụ từ nhẹ như 
gây buồn ngủ, làm tăng trọng (pirozifen) đến gây hội chứng thần kinh ngoại tháp (flunarizine). 
Phần trình bày về thuốc ở trên cho thấy việc dùng thuốc trong điều trị và phòng ngừa bệnh nhức 
nửa đầu là phức tạp. Đối với người thường xuyên bị nhức đầu và nghi bị bệnh nhức nửa đầu, tốt nhất 
nên đến khám ở bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định thuốc đúng đắn. Bác sĩ sẽ chọn 
thuốc tốt nhất điều trị cắt cơn phối hợp với thuốc phòng ngừa cơn. Rất cần có sự hợp tác tốt giữa 
người bệnh và thầy thuốc bởi vì việc dùng thuốc cần phải đủ liều, đủ thời gian. Thuốc phòng ngừa cơn 
thường chỉ cho hiệu quả sau khi dùng vài tháng và phải theo đúng chỉ dẫn về thời điểm dùng thuốc, 
cách giảm liều dần dần như thế nào. 
Khi điều trị bệnh nhức nửa đầu, ngoài việc dùng thuốc nên lưu ý tránh các yếu tố khởi phát hoặc 
làm tăng cơn đau như tránh dùng rượu, bia, sô-cô-la, bột ngọt (mì chính), sự căng thẳng thần kinh - 
tâm lý (stress). Phụ nữ thì tránh dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen. 
Hiểu & dùng thuốc đúng – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Đức 
--- NXB Trẻ --- 
72 
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH 
LIÊN QUAN ĐẾN MŨI 
Bệnh tai mũi họng nói chung hiện nay rất phổ biến ở nước ta. Theo thống kê, bệnh lý này chiếm 
30% các bệnh thường gặp và xảy ra ở 3 cơ quan tai, mũi, họng. Riêng các bệnh lý về mũi như: viêm 
mũi họng cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn, do ô nhiễm môi trường và thời tiết thay đổi 
thất thường, nên bệnh thường xảy ra và số người mắc có huynh hướng tăng cao. Viêm mũi dị ứng còn 
được gọi là “viêm mũi xoang dị ứng” bởi vì các xoang mặt đều có lỗ thông với hố mũi ở tại các khe 
mũi và khi đã bị viêm mũi rất dễ dẫn đến viêm xoang. Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng 
như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Còn khi bị viêm xoang, ngoài 
nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, nước mũi đặc màu vàng đôi khi màu xanh, còn bị nhức đầu, nhức vùng 
trán, vùng chẩm, ổ mắt, đau mỏi gáy (tùy vào vị trí xoang bị viêm). 
Các loại thuốc trị bệnh lý về mũi 
Mục tiêu điều trị các bệnh lý về mũi là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng và lựa chọn các 
thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại. Có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi và được 
phân ra 2 loại thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (nhỏ hoặc phun xịt vào mũi) như sau: 
Loại thuốc uống 
Nhóm thuốc uống kháng histamin trị dị ứng: như clorpheniramin, loratidin giúp giảm triệu chứng 
ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt (tắc) mũi. 
Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch: gồm ephedrin, pseudoephedrin, 
phenylpropanolamin, giúp thông mũi, trị nghẹt mũi tốt. 
Nhóm thuốc uống glucocorticoid: như prednison, dexamethason, chỉ uống khi bị viêm mũi xoang 
nặng và mạn tính. 
Nhóm thuốc uống kháng sinh: dùng khi bệnh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn. 
Loại thuốc dùng tại chỗ (nhỏ hoặc phun xịt vào mũi): 
Thuốc co mạch nhỏ mũi: chứa dược chất như naphtazolin, oxymetazolin... có tác dụng thông mũi 
tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày. Lý do là nếu dùng lâu bị quen thuốc, bị hiệu 
ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng lẩn quẩn là bị 
“viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể gây choáng, 
tím tái. 
Hiểu & dùng thuốc đúng – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Đức 
--- NXB Trẻ --- 
73 
Thuốc glucocorticoid xịt mũi: thuốc hiệu quả trong trị viêm mũi dị ứng, dùng lâu dài nhằm phòng 
ngừa viêm mũi dị ứng. 
Thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0,9% (chứa dung dịch còn được gọi là nước biển, nước muối 
sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nên dùng 
thuốc loại này cho trẻ con giúp thông, sạch mũi. 
Phòng ngừa các bệnh liên quan đến mũi 
Người dễ bị bệnh liên quan đến mũi thường là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy cần 
thực hiện các biện pháp sau: 
- Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng; làm sạch thông thoáng môi 
trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá; không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) 
gây dị ứng. 
- Không nên sử dụng cây hít mũi thường xuyên như một thói quen vì sẽ gây nghẹt mũi do thuốc. 
- Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. 
- Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá để nâng cao mức đề kháng 
của cơ thể. 
- Nếu cần, có thể dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. 
Xin được nhắc lại, trẻ con không nên dùng thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch mà chỉ nên dùng 
dung dịch nước muối sinh lý nêu trên giúp thông, sạch mũi mới an toàn. 
Hiểu & dùng thuốc đúng – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Đức 
--- NXB Trẻ --- 
74 
THUỐC TRỊ BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ 
Sa sút trí tuệ (dementia) là hội chứng do thoái hóa thần kinh, biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều 
chức năng thần kinh cao cấp, trong đó có giảm trí nhớ, mất dần nhận thức, gây ảnh hưởng nặng nề về 
nhiều chức năng và chất lượng của cuộc sống. Ở ta, sa sút trí tuê chưa được cộng đồng quan tâm 
nhiều. Bản thân người bệnh khi bắt đầu có những biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường cho là biểu 
hiện bình thường của tuổi già. Đa số các trường hợp sa sút trí tuệ (chiếm 70%) là bệnh Alzheimer, còn 
lại là sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ thùy trán, sa sút trí tuê thể Lewy v.v... cần lưu ý các dấu 
hiệu cảnh báo sau về sa sút trí tuê diễn tiến dần đến bệnh Alzheimer như sau: hỏi đi hỏi lại mãi một 
câu hỏi hoặc kể hoài cùng một câu chuyện; quên những hoạt động trước đây thường xuyên làm dễ 
dàng; mất khả năng tính toán thu chi; bị lạc ở nơi trước đây quen thuộc, xao lãng việc vệ sinh tắm rửa, 
phải dựa vào người khác quyết định việc trước đây có thể tự xử lý. Khi người bệnh có những triệu 
chứng trên, rất cần đưa đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám, phát hiện bệnh và điều trị sớm. 
Quá trình sinh lý bệnh dẫn đến sa sút trí tuệ và hình thành bệnh Alzheimer liên quan đến 4 giai 
đoạn: 
- Hình thành những mảng ở não gọi là protein beta-amyloid (gọi tắt amyloid) có hại, gây độc và 
làm chết tế bào thần kinh; 
- Tế bào thần kinh bị tổn thương và bị chết, trong đó có liên quan đến quá trình viêm; 
- Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh nằm trong hệ 
cholinergic mà chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu là acetylcholin. Và nếu enzyme cholinesterase hoạt 
động mạnh sẽ làm thiếu hụt acetylcholin; 
Do tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt, sẽ dẫn đến suy giảm nhận thức và 
thay đổi hành vi của người bệnh. 
Các nhóm thuốc trị bệnh sa sút trí tuệ 
Từ hiểu biết về quá trình sinh lý bệnh trong bệnh Alzheimer dẫn đến có 4 nhóm thuốc được dùng 
điều trị sa sút trí tuệ: 
1. Các thuốc ngăn chặn, ức chế sự hình thành amyloid: 
Đây là hướng được nghiên cứu nhiều nhưng vẫn chưa có thuốc nào chứng tỏ thật hữu hiệu. Đã có 
nghiên cứu bào chế vaccin dùng kháng thể kháng amyloid. Hoặc có nghiên cứu dùng các statin (nhóm 
thuốc bị rối loạn lipid máu) hoặc dùng thuốc chống viêm không steriod (NSAID trị bệnh lý viêm 
xương khớp) để làm giảm sự thành lập amyloid. 
Hiểu & dùng thuốc đúng – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Đức 
--- NXB Trẻ --- 
75 
2. Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh: 
- Chất chống oxy hóa: 
Có 3 vitamin: vitamin C, vitamin E và beta-caroten (tiền 
vitamin A) và chất khoáng là selen được xem là chất chống oxy hóa chống lại gốc tự do gây hại tế 
bào. Ngoài ra còn có dược thảo Ginkgo biloba (bạch quả chứa bioflavonoid), trà xanh (chứa 
polyphenol) cũng có tác dụng chống oxy hóa. Tuy nhiên, dùng chất chống oxy hóa chỉ có tác dụng hỗ 
trợ chứ một mình chúng không thể điều trị sa sút trí tuệ. 
- Thuốc đối kháng thụ thể NMDA: 
Năm 2003, cơ quan FDA Mỹ chấp thuận cho lưu hành thuốc memantine có tác dụng kháng thụ thể 
NMDA (viết tắt của 
N-Methyl-D-Aspartate) để trị bệnh Alzheimer vừa và nặng. Nhờ đối kháng thụ thể NMDA, 
memantine giúp bảo vệ tế bào thần kinh chống lại tác dụng độc do sự kích hoạt của bệnh đối với các 
thụ thể glutamate. 
3. Các thuốc ức chế cholinesterase: 
Có 4 thuốc được FDA Mỹ chấp thuận cho dùng điều trị bệnh Alzheimer nhẹ và vừa: tacrine (sử 
dụng năm 1993), donepezil (1997), rivastigmine (2000), galantamine (2001). Ta nên biết, hoạt động 
thần kinh tốt khi hệ cholinergic hoạt động điều hòa, chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin không bị 
enzyme 
cholinesterase thủy phân quá đáng làm cho thiếu hụt. Các thuốc kháng hay ức chế cholinesterase sẽ 
bảo tồn hệ cholinergic giúp hoạt động thần kinh tốt hơn, cải thiện được trí nhớ và nhận thức. 
Tác dụng phụ thường hay gặp của nhóm thuốc này là buồn nôn, nôn, biếng ăn, tiêu chảy. Để hạn 
chế tác dụng phụ nên dùng liều thấp ban đầu và tăng liều từ từ, uống thuốc cùng với bữa ăn. Bốn 
thuốc thuộc nhóm có cùng cơ chế tác động nên khi dùng một thuốc không có đáp ứng hoặc mất đáp 
ứng khi điều trị dài ngày có thể thay thế thuốc khác thuốc nhóm. Riêng galantamine ngoài tác dụng ức 
chế cholinesterase (cụ thể là ức chế acetylcholinesterase) còn tăng cường hệ cholinesgic bằng cách 
điều vận thụ thể nicotinic (vì thế, được cho là có tác dụng kép). 
4. Các thuốc điều chỉnh hành vi: 
Trong sa sút trí tuê có sự thay đổi hành vi của người bệnh và các rối loạn hành vi tăng dần theo sự 
tiến triển của bệnh. Vì vậy, có một số thuốc được dùng thêm như: 
- Thuốc chống trầm cảm (trazodone, đặc biệt có nhóm thuốc mới gọi tắt là nhóm SSRI như 
fluvoxamine, paroxetine...) dùng trị rối loạn trầm cảm. 
Hiểu & dùng thuốc đúng – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Đức 
--- NXB Trẻ --- 
76 
- Thuốc chống loạn thần không điển hình (risperidone, olanzapine) để trị rối loạn tâm thần phân 
liệt. 
- Thuốc chống động kinh (divalproex, gabapentine) 
- Thuốc an thần giải lo (nhóm benzodiazepin tác dụng như triazolan) để trị lo âu. 
Khi dùng chung với thuốc ức chế cholinesterase, các thuốc điều chỉnh hành vi có thể 
được giảm liều. 

File đính kèm:

  • pdfhieuvadungthuocdung.pdf
Bài giảng liên quan