Câu chuyện Người quét chợ
- Nhớ dâng trà cúng sư thúc và dì Linh nghe con? Thầy nhắc chú tiểu khi thấy chú sửa soạn lên chánh điện để cúng ngọ.
Bạch thầy, con nhớ. Chú đáp.
Đó là câu mà thầy cứ nhắc chú mỗi ngày trước mỗi thời kinh. Chú chẳng biết sư thúc là ai, dì Linh là ai. Trên chiếc bàn thờ nhỏ đặt cạnh bàn Tổ, chú chỉ thấy hai cái bài vị được viết bằng chữ Hán chứ chẳng có hình ảnh gì cả. Vì thầy nhắc mãi nên chú không lúc nào quên, vậy mà thầy cứ nhắc. Nghe nhắc hoài, ban đầu chú hơi bực mình, nhưng riết rồi cũng quen. Và khi chú rót trà cúng cho hai người đó, chú cũng làm như một cái máy chứ không suy nghĩ gì. Chùa chỉ có một thầy một trò, nên thầy thương chú lắm và chú cũng quí kính thầy vừa như cha mẹ, vừa như thầy, và thỉnh thoảng như một người bạn đạo. Chú không có tên thế tục. Chú chẳng hiểu lý do vì sao. Có lẽ vì chú sống ở chùa từ nhỏ nên thầy đã không đặt tên thế tục cho chú mà chỉ đặt cho chú một pháp danh là Thanh Thị.
được. Mọi việc trong chùa thầy làm thay chú hết. Chú không ra khỏi phòng nên cũng nhịn ăn luôn cả mấy ngày. Hai thầy trò sống bên nhau mười sáu năm rồi, chưa lần nào vào bữa ăn mà thiếu thầy hay thiếu trò. Cho nên, khi chú nhịn, thầy cũng nhịn theo, không buồn ăn nữa, chia xẻ nỗi đau khổ nặng nề của chú. Đến ngày thứ tư, chú mới mở cửa bước ra, phờ phạc, bệnh hoạn. Chú đến quỳ dưới chân thầy và khóc nức nở. Thầy chỉ lấy tay xoa đầu chú. Hai thầy trò bỗng dưng mà sống một cuộc sống lặng câm, buồn tẻ. Thầy để chú tự do trong những suy tưởng riêng tư chứ không gợi chuyện gì với chú cả. Không khí trong chùa vì vậy mà nặng nề. Cho đến một ngày nọ, sau khi cùng làm lễ sám hối với thầy xong, chú mới cất được gánh nặng trong lòng. Chú thưa với thầy: - Con đã sai lầm. Con không thể phủ nhận công ơn sanh thành của cha mẹ.- Tốt, con biết vậy là tốt. Mẹ con vì sinh mạng của con, vì muốn lưu giữ giọt máu và hình bóng của cha con mà nhẫn nhục sống giữa bao lời xỉ vả, bao trận đánh đập của gia đình để chờ ngày sinh ra con. Mẹ con tuy phá gia phong nhưng, theo thầy, bà là người tinh mắt, thông minh, một phụ nữ đức hạnh biết vượt lên cái hình thức bề ngoài để nhìn thấy được giá trị tinh thần nơi cha con. Còn cha con, tuy phạm cấm giới, nhưng biết ăn năn, biết trách nhiệm, đã can đảm bước vào tư dinh của ông ngoại con với ước mong là cứu được hai mẹ con ra ngoài... và cha con đã chết vì dám đứng ra đối đầu với nguy hiểm. Với truyền thống, với tập tục, cả hai đều bị lên án. Nhưng họ đã chết một cách cao cả, ít nhất là đối với sinh mạng của con, phải không? Ở một khía cạnh nào đó, một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, con sẽ thấy rằng cái mà người ta gọi là truyền thống, tập tục, gia phong, lễ giáo v.v... thật ra chẳng là gì cả. Rỗng tuếch! Chỉ có những tấm chân tình mới thực sự là có ý nghĩa mà thôi. - Dạ, con hiểu. Chú nói trong giọng xúc động và tri ân thầy đã chỉ giáo. Chú không dám coi thường cha mẹ mình nữa. Chú thăm mộ cha mẹ hàng ngày, chú rót trà dâng cha mẹ vào mỗi thời kinh. Sư thúc và dì Linh, chú không còn gọi hai tên đó nữa mà gọi bằng cha mẹ. Chú cảm thấy có cái gì ngọt ngào và khiến chú ấm lòng khi gọi lên hai tiếng cha mẹ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, chú chỉ vui sướng sống trong tình cảm và vòng tay vô hình vô ảnh của cha mẹ; còn đối với những mặc cảm về thân phận mình, chú vẫn không sao tẩy xóa đi một cách thoải mái được. Đến nỗi khi đi ra đường với thầy, chú có cảm giác như mọi người đang nhìn mình, xầm xì, chỉ trỏ, bàn tán về "người quét chợ". Từ đó, chú hết muốn ra khỏi chùa. Và đôi lúc, chú muốn cải đổi cái tên Thanh Thị mà chú mang. Chú thấy cái tên đó chỉ nhắc nhở chú về thân phận buồn tủi của chú mà thôi. Vì thương chú, và vì chưa biết cách nào giải tỏa mặc cảm của chú một cách hữu hiệu, thầy cũng chiều lòng chú, không sai chú ra ngoài nhiều và cũng tránh cho chú những dịp phải ra trước đám đông. Trải qua bốn năm, với tuổi đời thêm lớn, với sự học hỏi giáo lý, với sự tu tập thiền định, và với sự tiếp thọ đại giới để trở thành một vị tỳ kheo, chú dần dần thấy vơi đi những tình cảm lưu luyến xót xa cho chuyện tình thương tâm của cha mẹ. Nhưng cái mặc cảm sợ người khác biết rõ thân phận mình vẫn cứ đeo bám mãi trong lòng chú, không sao gột bỏ. Thầy biết vậy, cố gắng tháo gỡ cái mặc cảm đó cho chú lần nữa bằng một cuộc nói chuyện sau thời tụng kinh khuya: - Thanh Thị, con đã trở thành một vị đại đức, một vị lãnh đạo tinh thần xứng đáng cho đồ chúng noi gương tu tập. Vậy mà thầy thấy con như vẫn còn ôm ấp cái mặc cảm rằng mình thấp hèn, phải vậy không? Con nói đi, cái gì khiến con nghĩ như thế? Con có biết rằng chỉ một cái phiền não nhỏ nhặt còn sót lại trong tâm cũng đủ ngăn trở con tiến đến giải thoát hay không?Thanh Thị không nói không rằng, lặng lẽ bỏ vào phòng. Thầy đến gõ cửa, đứng ngoài cửa nói vọng vào: - Hãy nhìn kỹ những gì thầy làm. Nếu việc thầy làm khiến con thấy thầy không xứng đáng là thầy của con nữa thì con hãy rời thầy mà đi tìm một minh sư khác để tham vấn. Con không thay đổi thì suốt một đời ở bên thầy cũng chỉ vô ích mà thôi. Làm sao thấy được vòm trời giải thoát chứ!Nói rồi thầy bỏ đi. Thanh Thị thấy không khí im quá, biết là thầy không còn đứng ngoài cửa phòng mình. Thanh Thị thắc mắc không hiểu thầy đi đâu và làm gì. Chú bước ra, tìm thầy. Thầy không có trong chùa. Thầy đã đi ra ngoài. Chú bước ra cổng chùa nhìn hai bên thì thấy thầy đang cầm chổi quét ở xa xa. Thầy quét về hướng chợ. Chú bặm môi, rồi cắn răng chạy vào phòng mình, ôm mặt khóc như một đứa trẻ. Thầy đã quét chợ như cha chú đã làm trước đây. Thầy muốn chứng minh cho chú thấy rằng việc quét chợ không có gì xấu mà còn là một hạnh nguyện cao cả chỉ có cha chú mới làm nổi. Nhưng, sự cố gắng của thầy không mang lại kết quả gì. Chú vẫn không sao chấp nhận được hành vi quét chợ cho dù thầy có khoác lên đó bao nhiêu ý nghĩa cao đẹp. Khi thầy quét chợ về, cất chổi dưới bếp, chú đón lạy thầy ngay ở thềm bếp, năn nỉ: - Lạy thầy, xin thầy đừng vì con mà phải nhọc đến thân tâm như thế. Xin thầy đừng làm vậy nữa, con không chịu nổi. Thầy không nói. Ngày mai thầy lại tiếp tục quét chợ. Chú lại lạy lục xin thầy chấm dứt. Thầy kiên quyết: Ta chỉ ngưng khi nào con thực sự đốt cháy được cái mặc cảm và ý nghĩ cho rằng quét chợ là việc xấu hay thấp hèn. Con không thay đổi, sẽ không giải thoát, sẽ không tìm thấy an lạc cho dù đang khoác mặc tăng bào. Và nếu con không thay đổi, ta sẽ quét chợ cho đến khi nào ta nhắm mắt mới thôi.Thầy tiếp tục quét. Thanh Thị vẫn không thay đổi mà còn đau khổ hơn. Đến nỗi, chú bỏ thầy mà đi, chỉ ghi lại vài dòng vắn tắt rằng chú muốn đi tham học ở phương xa. Chú đi xa thật xa khỏi nơi chốn sinh ra và trưởng thành của mình để xóa đi bao hình ảnh, bao ý nghĩ đau buồn về thân phận. Chú tìm tới nhiều vị thầy để học hỏi, nhưng không vị thầy nào đả thông được những mặc cảm của chú. Một hôm, nghe đến danh tiếng của một vị thiền sư tên là Đại Ngốc, chú tức tốc tìm đến vị này để học đạo vì chú hy vọng rằng ông ta cũng mang một cái tên không được tao nhã, có thể ông ta sẽ có thuốc hay để chữa căn bệnh mặc cảm của chú. Chú nghĩ có lẽ đằng sau cái tên của vị thiền sư này cũng mang một quá khứ nếu không đau xót như chú thì cũng cay chua buồn cười chứ chẳng không. Thiền sư Đại Ngốc ẩn cư trong một am tranh trên núi cao. Khi lên tới nơi, chú thấy một cái bảng nhỏ treo trên một thân cây: "Đại Ngốc Am". Chú bước vào đảnh lễ thiền sư, hỏi ngay: - Bạch thầy, làm sao có thể gột bỏ được một danh từ chỉ đem lại cho mình những buồn phiền, khổ đau? - Nó chỉ là một tên gọi giả tạo thì cần gì phải gột bỏ!- Nhưng... rõ ràng là nó đeo bám và gợi lên bao điều đau xót cho con từ nhiều năm nay.- Đeo bám chỗ nào? Gợi lên cái gì? Ở đâu? Nói ta nghe!Thanh Thị hốt nhiên giác ngộ lẽ sinh diệt huyễn hóa của muôn sự muôn vật, liền sụp lạy thiền sư mà về. Chú đi ngày đêm không dừng nghỉ, những mong về quỳ dưới chân thầy mà sám hối. Từ hai năm rồi, khi Thanh Thị bỏ chùa mà đi, thầy Hải Chấn cứ mang chổi ra quét sân chùa rồi quét luôn tới chợ. Ban đầu thầy quét chỉ để thức tỉnh Thanh Thị, nhưng khi quét, thầy cảm nhận được nhiều ý nghĩa cũng như công dụng tu tập ngay trong chính sự việc quét chợ đó. Thầy tập trung tâm mình vào từng động tác quét, lắng nghe tiếng chổi khua nhẹ trên đất, nhìn ngọn chổi vờn trên cỏ rác... không phút giây nào mà không lắng lòng vào việc quét. Đến độ, thầy với cây chổi chỉ là một. Vì vậy, âm thanh náo loạn của chợ búa không ảnh hưởng, không tổn hại gì đến tự tâm thanh tịnh của thầy. Chính trong loạn động thầy tìm thấy sự tịch lặng. Và thầy có thể an lạc trong chính việc quét chợ tầm thường hàng ngày. Trong khi đó, hình bóng của thầy, việc quét dọn của thầy giữa chợ đời cũng làm cho khu chợ sạch sẽ hơn, bớt huyên náo xô bồ, và người ta cũng bớt cạnh tranh cãi vả nhau. Mỗi lúc thấy thầy quét đến chợ, người ta bỗng dưng giảm chuyện nói năng, có nói thì nói nhỏ giọng xuống. Đức độ của thầy làm thay đổi không khí chợ một cách rõ rệt. Hôm nay thầy đang quét đến giữa chợ, bỗng có người nắm lấy cây chổi của thầy, nói với giọng cung kính: - Bạch thầy, thầy hãy về nghỉ ngơi để con quét thay thầy. Thầy ngưng tay ngước nhìn và thấy Thanh Thị. Khuôn mặt của chú ấy không còn dấu vết của mặc cảm, khổ đau và phiền não. Thầy mỉm cười trao chổi cho chú quét, và thầy bước theo chú, từng bước chậm. Từ đó, cứ mỗi sáng, người ta thấy hai thầy trò tu sĩ cùng quét đường, quét chợ. Bóng dáng họ xuất hiện nơi đâu, sự an lạc lan tỏa ra đến đó. Hai năm sau, thầy Hải Chấn viên tịch. Trước khi từ giã cuộc đời, thầy gọi Thanh Thị đến bên thiền sàng, trao cho Thanh Thị cây chổi mà thầy thường dùng để quét chợ hàng ngày: - Đời thầy mấy mươi năm học đạo không ngờ đến tuổi xế chiều mới tìm thấy được đạo lớn từ cây chổi tầm thường này. Đây là tất cả công phu và ý chỉ của thầy. Con hãy giữ lấy mà đi cho trọn con đường của con. Nói rồi thầy hóa. Thanh Thị cất cây chổi đó trong phòng riêng của mình như một kỷ vật ghi lại hình ảnh cao đẹp của cha, của mẹ, và nhất là của thầy mình. Sáng hôm sau, Thanh Thị vẫn cứ quét chợ. Người ở chợ thấy Thanh Thị quét một mình thì biết rằng thầy Hải Chấn đức độ khả kính của họ đã mất. Thanh Thị quét chợ cho đến tuổi già. Mấy mươi năm không hề xao lãng. Bây giờ Thanh Thị đã trở thành một vị hòa thượng đạo đức thanh cao, nổi tiếng với cây chổi và hạnh nguyện quét chợ. Hải Thanh quét chợ sáu năm. Hải Chấn quét chợ bốn năm. Riêng Thanh Thị thì quét chợ đến sáu mươi năm. Bao khuôn mặt mới có cũ có, thay nhau ngồi bán hoặc đi mua sắm ở khu chợ, không ai mà không biết đến Thanh Thị quét chợ. Hình ảnh Thanh Thị đã trở nên quen thuộc và gắn liền với khu chợ khiến cho mọi người nẩy ý lấy tên vị hòa thượng này để đặt cho khu chợ: chợ Thanh Thị - một cái chợ sạch. Ngày Thanh Thị ngưng quét thì tuổi đã tám mươi tư. Ngày ấy, bầu trời u ám. Ngoài khu chợ, cỏ rác đầy mà chẳng thấy tăm dạng Thanh Thị đâu. Chợt nghe chuông chùa vẳng lại ba hồi buồn bã. Mọi người ở khu chợ bỗng sa lệ vì biết rằng vị hòa thượng già mang tên Thanh Thị sẽ không bao giờ cầm chổi ra quét chợ này nữa. Cả người bán lẫn khách mua đều sụt sùi khóc.Một ngày an lạc !PPS: lethibe98
File đính kèm:
- NGUOI QUET CHO.ppt