Câu hỏi trắc nghiệm Tin học khối 11

Câu 1: Một ngôn ngữ lập trình có thành phần cơ bản nào?

A. Bảng chữ cái và cú pháp B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa D. Cú pháp và ngữ nghĩa

Câu 2: Trong môi trường Pascal, tên là gì?

A. Cách gọi các giá trị

B. Một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng hoặc cái hoặc dấu gạch dưới.

C. Một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm chữ số.

D. Một dãy liên tiếp có độ dài bất kỳ bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng hoặc cái hoặc dấu gạch dưới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Tin học khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC KHỐI 11
–µ—
Một ngôn ngữ lập trình có thành phần cơ bản nào?
A. Bảng chữ cái và cú pháp	B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa
C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa	D. Cú pháp và ngữ nghĩa
Trong môi trường Pascal, tên là gì?
A. Cách gọi các giá trị
B. Một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng hoặc cái hoặc dấu gạch dưới.
C. Một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm chữ số.
D. Một dãy liên tiếp có độ dài bất kỳ bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng hoặc cái hoặc dấu gạch dưới.
Trong ngôn ngữ lập trình, tên dành riêng là gì?
A. Một số tên gọi thông dụng
B. Một số tên được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
C. Một số tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, người lập trình có thể khai báo và dùng với ý nghĩa và mục đích khác.
D. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.
Trong ngôn ngữ lập trình, tên chuẩn là:
A. Một số tên gọi thông dụng
B. Một số tên được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
C. Một số tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, người lập trình có thể khai báo và dùng với ý nghĩa và mục đích khác.
D. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.
Trong ngôn ngữ lập trình, hằng là:
A. Một giá trị xác định	
B. Một biểu thức số học
C. Một biểu thức logic	
D. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình
Trong ngôn ngữ lập trình, biến là:
A. Một đại lượng do người lập trình đặt;
B. Đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
C. Một đại lượng do người lập trình đặt có giá trị không đổi
D. Một đại lượng chuẩn do ngôn ngữ lập trình đó quy định có giá trị không đổi
Hãy chỉ ra tên sai
A. abbc	B. abc123	C. 123abc	D. ab123c
Hãy chỉ ra tên đúng
A. o_O_o	B. ngay sinh	C. f(x)	D. baocao.txt
Cấu trúc tổng quát của một chương trình gồm:
A. Phần khai báo biến và các câu lệnh	B. Khai báo hằng và khai báo biến
C. Phần khai báo và tên chương trình	D. Phần thân chương trình và các chú thích
Những phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Trong một chương trình, phần khai báo có thể có hoặc không
B. Trong một chương trình, phần thân chương trình có thể coa hoặc không.
C. Trong một chương trình, phần thân chương trình bắt buộc có
D. Trong một chương trình, phần khai báo bắt buộc có.
Trong ngôn ngữ Pascal, từ khoá PROGRAM dùng để:
A. Khai báo tên chương trình	B. Khai báo biến
C. Khai báo thư viện	D. Khai báo hằng
Trong ngôn ngữ Pascal, từ khoá CONST dùng để:
A. Khai báo tên chương trình	B. Khai báo biến
C. Khai báo thư viện	D. Khai báo hằng
Trong ngôn ngữ Pascal, từ khoá VAR dùng để
A. Khai báo tên chương trình	B. Khai báo biến
C. Khai báo thư viện	D. Khai báo hằng
Trong ngôn ngữ Pascal, từ khoá USES dùng để
A. Khai báo tên chương trình	B. Khai báo biến
C. Khai báo thư viện	D. Khai báo hằng
Trong Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu dữ liệu sau có phạm vi giá trị là lớn nhất
A. LongInt	B. Real	C. Word	D. Byte
Trong Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu dữ liệu sau có phạm vi giá trị là số thực
A. LongInt	B. Real	C. Word	D. Byte
Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:
A. Var 	B. : Kiểu dữ liệu
C. Var : kiểu dữ liệu	D. Var = kiểu dữ liệu
Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi:
A. Dấu chấm (.)	B. Dấu chấm phẩy (;)	C. Dấu phẩy (,)	D. Dấu hai chấm (:)
Để khai báo biến A kiểu số nguyên ta chọn cách khai báo:
A. Var a: Integer	B. Var a: real	C. Var : A integer	C. Var : A Real
Để khai báo biến A kiểu số thực ta chọn cách khai báo:
A. Var a: Integer	B. Var a: real	C. Var : A integer	C. Var : A Real
Trong Pascal, biểu thức (17 div 3 + 17 mod 3) bằng:
A. 7	B. 8	C. 9	D. -8
Trong Pascal, biểu thức (17 div 3 + 15 mod 3-1) bằng:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Trong Pascal, chọn cách biểu diễn đúng
A. 5*a+6*b	B. 4x*y/z
C. x2+ x+1	2007x+2008y
Trong Pascal, chọn cách biểu diễn đúng:
A. (-b +)/(2*a)	B. abs(x) +sqrt(p*q)
C. b2+a4c>0 	D. 2x/3+y
Chọn cách biểu diễn đúng của biểu thức 
A. –b/2a	B. –b/2*a
C. –b/(2a)	D. –b/(2*a)
Xét chương trình sau;
Var i: longint;
Begin
i:=123456;
write(i – 789) ;
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. 123456	B. 123456
 789	 -789
C. 123456 – 789	D. 123456789
Xét chương trình sau;
Var a,b: longint;
Begin
a:= 123456;
b:= 456 ;
Write(a-b);
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. 123456 – 456	B. 123000
C. 123456456	D. Tất cả đều sai
Xét chương trình sau:
Var a, b, t: integer;
Begin
a:= 101; b:= 202 ;
t:=a; a:=b; b:=t;
Writeln(a); Writeln(b);
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. 101	B. 202	C. 101	D. 202
 202	 101	 101	 202
Xét chương trinh sau:
Var a, b: integer;
Begin
a:= 101; b:= 202 ;
a:=a+b; b:=a-b; a:=a-b;
Writeln(a); Writeln(b);
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. 101	B. 202	C. 101	D. 202
 202	 101	 101	 202
Trong Pascal, để chạy chương trình
A. Nhấn F9	B. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9	D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
Trong Pascal, để thoát chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E	B. Nhấn tổ hợp phím Alt + E
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X	D. Nhấn tổ hợp phím Alt +X
Muốn kiểm tra giá trị của A có lớn hơn 0 và nhỏ hơn 10 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng
A. If 0A> 0 THEN 
c. If (A>0) OR (A0) And (A<10) then 
Xét chương trình sau:
Var a, b: integer;
Begin
a:= 10; b:= 11 ;
if a< b then write(-1);
if a=b then write(0);
if a> b then write(1);
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. -1	B. 0	C. 1	D. -101
Xét chương trình sau:
Var a, b: integer;
Begin
a:= 10; b:= 11 ;
if a>b then write(1);
if a=b then write(0);
if a< b then write(-1);
if a b then write (‘a khac b’);
End.
Kết quả của chương trình trên là
A. -1	B. 0	C. 1	D. a khac b
 a khac b	 a khac b	 a khac b
Xét chương trình sau:
Var a, b: integer;
Begin
Write(‘a=’); readln(a);
Write(‘b=’); readln(b);
if (a=10) and (b=20) then writeln(‘Xin chuc mung ! ! !’);
End.
Nhập giá trị bao nhiêu cho a, b để khi chạy chương trình nhận được kết quả “Xin chuc mung ! ! !” ? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. a bằng 10 và b tuỳ ý 	B. a tuỳ ý và b bằng 20
C. a bằng 10 và b bằng 20	D. a bằng 20 và b bằng 10
Cú pháp khai báo câu strusc lặp dạng tiến For – do có dạng:
A. For := to ;
B. For := to do ;
C. For := downto ;
D. For := downto do ;
Chọn phát biểu sai
A. Trong câu lệnh For – do, khi giá trị đầu bằng giá trị cuối thì số lần lặp là 0
B. Trong câu lệnh For – do, khi giá trị đầu > giá trị cuối thì số lần lặp là 0
C. Trong câu lệnh For – do, khi giá trị đầu bằng giá trị cuối thì số lần lặp là ≥1
D. Trong câu lệnh For – do, khi giá trị đầu < giá trị cuối thì số lần lặp là là ≥1
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 5 do S:=S+i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 10	D. 15
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 5 do S:=S+1;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 10	D. 15
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=1;
For i:=1 to 5 do S:=S*i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 100	D. 120
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 5 do S:=S*i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 100	D. 120
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 5 do if I mod 2 =1 then S:=S+1;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 2	C. 3	D. 5
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 5 do if I mod 2 =1 then S:=S+i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 9	D. 15
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=1;
For i:=1 to 5 do if I mod 2 =1 then S:=S*i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 1	B. 5	C. 10	D. 15
Xét chương trình sau:
Var i, S1, S2: integer;
Begin
S1:=0; S2:=0;
For i:=1 to 5 do S1:=S1+1;
S2:=S2+2;
Writeln(S1, ‘ ‘ , S2);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 5 2	B. 5 5	C. 5 10	D. 0 10
Xét chương trình sau:
Var i, S: integer;
Begin
S:=0; 
For i:=1 to 5 do S:=S*i;
Writeln(S);
End.
Kết quả của chương trình trên là:
A. 0	B. 5	C. 10	D. 15

File đính kèm:

  • doccau hoi trac nghiem K11.doc
Bài giảng liên quan