Chiến lược thị trường nông lâm sản Việt Nam trong thập kỷ tới

Trong những năm gần đây, Việt nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể về nông

lâm sản trên khía cạnh sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng, giá trị xuất khẩu năm 2003 là 3 tỷ đô

la, nhiều mặt hàng có tỷ suất hàng hoá xuất khẩu, gạo (20% sản lượng), cà phê 95% xuất

khẩu, cao su 80% xuất khẩu, .Tuy nhiên khả năng xuất khẩu và tiềm năng tiêu dùng nội địa

còn rất lớn đòi hỏi phải khai thác và mở rộng, thậm chí ngay cả thị trường nội địa do hiện tại

thu nhập của dân cư đã tăng nhanh đang làm thay đổi và yêu cầu cao tiêu dùng các sản phẩm

nông lâm sản. Bài này đã đi sâu đánh giá, phân tích thực trạng thị trường nông lâm sản của

Việt nam chỉ ra những xu hướng, tồn tại hạn chế cũng như tiềm năng cho sự phát triển thị

trường nông lâm sản. Cùng với tham khảo dự báo toàn cầu về các sản phẩm này gắn kết với

những đánh giá thị trường hiện tại, nhóm tác giả hình thành một số khuyến cáo ban đầu để

kêu gọi sự can thiệp của Nhà nước. Các khuyến cáo và đổi mới chính sách đa dạng từ thay

đổi công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, phát triển thị trường nông lâm sản nông thôn, chính

sách đất đai, khuyến khích tư nhân xuất khẩu, chính sách đầu tư, tín dụng

pdf12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược thị trường nông lâm sản Việt Nam trong thập kỷ tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
giá cả phải chăng để thay dần các đồ uống pha 
chế công nghiệp. Các sản phẩm quả chế biến, đóng hộp, đóng lọ sẽ được tiêu thụ ngày càng 
nhiều do nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hướng công nghiệp. Nhu cầu quả sạch cũng sẽ tăng 
nhanh trong thập kỷ tới, người tiêu dùng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, nhất là các 
tiêu chuẩn về quả sạch. 
Về xuất khẩu, hiện tại ta chưa có thị trường xuất khẩu quả và các sản phẩm chế biến từ 
quả ổn định và quy mô lớn. Những năm tới, vấn đề tiếp thị để tạo lập thị trường xuất khẩu là 
vấn đề quan trọng nất của ngành sản xuất quả ở nước ta. Những thị trường xuất khẩu quả 
nước ta có thể xâm nhập được là: Nga, Trung Quốc, Nhật, Mỹ và Châu Âu. Sản phẩm có thể 
xuất khẩu khối lượng tương đối lớn là: dứa lát, chuối tươi, vải, nhãn, xoài, thanh long, măng 
 8
cụt, bơ. Các loại quả đặc sản và các loại quả, nước quả chế biến đưa kim ngạch xuất khẩu quả 
và các sản phẩm chế biến từ quả của nước ta lên 350 ngàn USD/năm. 
 Với chiến lược trong những năm tới là về tiêu thụ trong nước: nhu cầu tiêu thụ nội địa 
quả tươi và quả chế biến dự kiến tăng nhanh do thu nhập tăng và dân số tăng, hơn nữa do cây 
trồng có vụ thu hoạch, giá quả sẽ giảm đáng kể trong vụ thu sẽ làm tăng nhu cầu nội địa, nhu 
cầu tiêu dùng dự kiến tăng 10% năm (tăng từ 48kg/người/năm hiện nay kên 58 kg/người/năm 
vào năm 2005), nhu cầu nội tiêu đạt 5 triệu tấn vào năm 2005. Cần tổ chức tốt mạng lưới thu 
mua, bán buôn, vận chuyển phân phối sản phẩm quả cho nhu cầu nội tiêu thuận tiện, khoa 
học, xây dựng ở các vùng, tỉnh, huyện một số trung tâm buôn bán tiêu thụ quả lớn. 
Xuất khẩu: thị trường thế giới về cây ăn quả nhiệt đới còn nhỏ, được dự báo phát triển 
nhanh làm tăng khả năng mở rộng xuất khẩu cây ăn quả của Việt Nam. Vấn đề trước hết cần 
phải nâng cao chất lượng quả của Việt Nam, cải tiến bao bì, xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến, 
kho lạnh, phương tiện vận chuyển, cải tiến thủ tục xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2005 sản 
lượng quả tươi xuất khẩu nước ta đạt 100 ngàn tấn; quả chế biến 20 ngàn tấn. Dự kiến tổng 
kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD vào năm 2005. 
Thịt lợn 
Đối với thị trường sản phẩm này, tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu 
như thị trường Nga (dự đoán đến năm 2010 hàng năm Nga phải nhập khẩu 50 - 70 vạn tấn, 
duy trì và phát triển thị trường này), thị trường Hồng Kông, (các doanh nghiệp Việt Nam phải 
giữ chữ tín và phát triển ổn định), thị trường Singapore và Malaysia sẽ là thị trường tiềm 
năng, cần phải giữ và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, chú ý các thị trường khác như thị 
trường Nhật bản: là thị trường khó tính, nhưng có nhu cầu lớn, thịt nhập khẩu hàng năm : 70 - 
80 vạn tấn thịt các loại. Chúng ta cần phấn đấu xuất khẩu thịt vào thị trường này; thị trường 
Nam Trung Quốc: cũng sử dụng nhiều lợn sữa bằng đường xuất khẩu tiểu ngạch, vì chất 
lượng lợn sữa của ta tốt, phù hợp khẩu vị của người Trung Quốc; thị trường các nước Đông 
Nam á là thị trường gần, lợi thế vận chuyển hơn một số các nước khác, giá cả có lợi hơn, tiêu 
thụ số lượng lớn hơn. 
Đối với sản xuất cần xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu theo hướng sản xuất hàng 
hoá thông qua áp dụng công nghệ và kỹ thuật cao về giống, thú y, thức ăn công nghiệp với 
quy mô lớn hơn để hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách trợ giá thịt xuất khẩu. 
Nhiều cơ sở quốc doanh hoặc tư nhân làm xuất khẩu thịt cần tổ chức thành hiệp hội. Vì vậy 
hiện nay các doanh nghiệp quốc doanh, cũng như tư nhân cần phải ý thức được đầu tư xây 
dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữa vững thị trường, ổn định giá cả. 
Tuy nhiên, những thị trường này yêu cầu chất lượng cao hơn, vệ sinh thú y nghiêm ngặt hơn, 
vì vậy cần sớm ký các hiệp định thú y với các nước láng giềng này để tạo điều kiện pháp lý 
cho các doanh nghiệp bán thịt. 
 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 
Với nhiều lý do khác nhau, diện tích rừng đã giảm xuống từ 14,0 triệu ha, năm 1945 
xuống còn 9 triệu ha, trong đó có 8 triệu ha rừng trồng và 1 triệu ha rừng tự nhiên. Rừng có ý 
nghĩa về môi trường song còn có ý nghĩa về văn hoá, phong tục đối với vùng sâu vùng xa, 
phần lớn dân cư là dân tộc thiểu số. Hàng năm rừng được khai thác để cung cấp cho ngành 
giấy, sản xuất đồ gỗ gia dung, đồ thủ công mỹ nghệ,... Thị trường gỗ, gỗ chế biến và lâm đặc 
sản trong nước và thế giới đều tăng liên tục. Trong nước hàng năm nhu cầu gỗ trụ mỏ là 200 
nghìn m3, gỗ nguyên liệu giấy có thể tới 5 triệu m3 và khối lượng lớn gỗ cho nhu cầu xây 
dựng, gia dụng... 
 Nươc ta cũng nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước trong đó Lao, Indonesia và 
Malaysia, để sản xuất các sản phẩm gỗ, gỗ ván dăm, ván xẻ, đồ gia dụng cao cấp. 
 9
 Sản phẩm gỗ chế biến (hàng mộc ngoài trời, hàng mộc trong nhà), ván sàn để ốp trần, 
tường..., sản phẩm gỗ mỹ nghệ, mây tre của nước ta được nhiều nước ưa chuộng. Năm 1998, 
ta xuất khẩu được 120 triệu USD, trong đó, 90 triệu USD là từ các sản phẩm thủ công mỹ 
nghệ, 30 triệu USD là từ gỗ. Năm 1999, xuất khẩu lâm sản đạt 240 triệu USD. Khả năng đến 
năm 2010, các mặt hàng lâm sản đạt kim ngạch 1 – 1,5 tỷ USD. 
 Trong thập kỷ tới, tiếp tục thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, mỗi năm đạt 
khoảng 450 – 500 nghìn ha rừng. Thực hiện cơ chế giao đất, giao rừng cho người sản xuất, 
tiếp tục giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất các loại cây có thị trường, đem lại thu nhập cao 
như keo lai, xà cừ, chàm (ĐBSCL), tre trúc,... 
 Thực hiện chương trình ván nhân tạo để giảm hẳn nhập khẩu gỗ ép của nước ngoài. 
Sau khi đưa các nguyên liệu gỗ ép MDF và gỗ ván dăm Thái Nguyên vào hoạt động sẽ đánh 
giá, rút kinh nghiệm mở rộng ra cả nước. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc 
mọi thành phần kinh tế áp dụng dây chuyền công nghệ nhỏ, khai thác mọi sản phẩm, gắn với 
vùng nguyên liệu để chế biến bột giấy, giấy, đồ gỗ, ...cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 
 Tóm lại thị trường nông lâm sản của nước ta trong những năm tới khó khăn thuận lợi 
cũng như thách thức rất lớn, đặc biệt sức cạnh tranh của nông lâm sản trên thị trường thế giới, 
các mặt hàng xuất khẩu của ta có thế mạnh và tiềm năng lớn cần được Nhà nứoc hỗ trợ và tạo 
điều kiện thúc đẩy trên sản xuất, xúc tiến thương mại và đầu tư như ngành lúa gạo, chè, cà 
phê, và cao su, quả, thịt lợn, gỗ và sản phẩm từ gỗ các mặt hàng khác thay thế nhập khẩu 
chúng tôi không đề cập ở đây là mía đường, bông, ...Những chính sách chung nhất đề cập ở 
đây là tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin thị trường, tạo mạng lưới đại lý trong nước 
và hỗ trợ xuất khẩu, giảm chi phí thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng nông lâm sản sẽ 
mở ra những tiếm năng lớn cho tiêu thụ nông lâm sản của Việt nam. 
 10
Tài liệu tham khảo 
1. NIAPP. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010. 
2. NIAPP. Chuyên san thị trường nông lâm sản. các số 1 – 9, 2001 đến 2003. 
3. N..T.Kim Thị trường gạo tại các vùng ĐBSH và ĐBSCL 
4. TCTK. Niên giám thống kê các năm 2001, 2003. 
 11
Phụ lục 
Bảng 1. Sản xuất - xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu 
của Việt Nam thời kỳ 1990 - 2003 
Ðơn vị: 1000 tấn 
Hạng mục 1990 1995 2000 2003 
Tốc độ tăng 
1990 - 2003 
(%) 
1. Sản lượng lúa sản xuất (thóc) 19225,2 24963,7 32554,0 34518,6 4,6
Sản lượng gạo xuất khẩu 1478,0 2025,0 3500,0 3820 7,6
So với sản lượng gạo xuất khẩu thế 
giới (%) 12,0 8,6 14,5 
2. Sản lượng cà phê sản xuất 92,0 218,0 698,0 771,2 17,8
Sản lượng cà phê xuất khẩu 90,0 248,0 694,0 700 17,1
So với sản lượng xuất khẩu trên thế 
giới (%) 1,7 5,7 12,6 
3. Sản lượng cao su sản xuất 57,9 124,7 291,9 313,9 13,9
Sản lượng cao su xuất khẩu 75,9 138,1 280,0 438 14,4
So với sản lượng xuất khẩu cao su thế 
giới (%) 1,4 2,5 4,7 
4. Sản lượng chè sản xuất 32,2 40,2 76,5 85 7,8
Sản lượng chè xuất khẩu 16,1 18,8 44,7 60 10,6
So với sản lượng xuất khẩu chè thế 
giới (%) 1,3 1,6 3,2 
5. Sản lượng điều sản xuất (điều hạt) 23,7 50,6 45,0 159,3 15,8
Sản lượng điều xuất khẩu (điều nhân) 14,5 19,8 26,0 83,6 14,4
6. Sản lượng lạc sản xuất (lạc vỏ) 212,8 334,4 352,9 400 5,0
Sản lượng lạc xuất khẩu (lạc nhân) 71,0 111,0 78,2 83,3 1,2
So với sản lượng xuất khẩu trên thế 
giới (%) 6,3 8,0 6,5 
7. Sản lượng hồ tiêu sản xuất 8,6 9,3 37,0 70,1 17,5
Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu 9,0 17,9 36,2 74,4 17,6
So với sản lượng xuất khẩu trên thế 
giới (%) 4,3 7,9 16,8 
8. Rau quả tươi và chế biến (triệu 
USD) - 56,1 205,0 152 
9. Thịt chế biến (triệu USD) - 12,1 12,0 
10. Gỗ và sản phẩm từ gỗ (Triệu 
USD) 120 280 500 520 19.2
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2001) 
Bảng 2. Những chỉ tiêu chủ yếu của các ngành hàng 
(DT: 1000 ha, SL: 1000 tấn) 
2000 2005 2010 
Hạng mục 
DT SL SL XK DT SL SL XK DT SL SL XK
1. Lúa 7655 32554 3500 7396 34184 4000 7408 37024 4000
2. Cà phê 517 698 694 480 700 600 500 800 700
3. Cao su 407 292 280 450 400 300 700 600 450
4. Chè 90 69 44,7 105 124 80 120 140 100
 12
5. Ðiều 189 48 26,4 300 160 140 340 320 300
6. Hồ tiêu 24,5 37 36,2 25 50 45 40 80 70
7. Rau quả 
CBXK và hoa 
(triệu USD) 
- - 205 - - 500 - - 1000
8. Dâu tằm 21 - - 30 - - 40 - -
Sản lượng kén - 10,0 - 22,5 40,0
9. Ngô 714 1930 1200 4844 1200 6002
10. Lạc 244 353 78,2 338 560 400 823
11. Mía 303 15246 330 21600 360 25200
12. Ðậu tương 122 142 500 902 700 1454
13. Bông công 
nghiệp 31 4 80 160 230 150
14. Rau 465 5732 600 9000 620 10420
15. Cây ăn quả 540,7 800 842 
16. Dừa 163 968 150 1050 150 1200
17. Lâm sản, gỗ 
(triệu đo la) 500 700 900
 Ðơn vị: SL:1000 con, : SP:1000 tấn
Chăn nuôi SL SP SP XK SL SP SP XK SL SP SP XK
1. Trâu 2897 48,5 2980,5 55 3000 62
2. Bò 4128 93,7 4379,3 134 5180 200
Tr.đó: bò sữa 32 50 - 100 170 - 200 350 -
3. Lợn 20194 1424,1 24000 1900 28500 2200
4. Gia cầm 196188 290,7 263300 400 350300 515
5. Thịt XK (triệu 
USD) - - 11,6 - - 100 - - 500
 Ðơn vị: 1000 ha
DT nuôi trồng 
thuỷ sản 535 525 350 1000 1200 800 1000 1500 1000
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2001) 

File đính kèm:

  • pdfchien+luoc+thi+truong+nong+san.pdf