Chủ đề: Câu phân loại theo mục đích nói - Nguyễn Thị Hồng Trang
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đặc điểm hình thức
Nêu được đặc điểm hình thức của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Chỉ ra được các kiểu câu trong văn bản cụ thể. Phân biệt được dấu hiệu hình thức của các kiểu câu. Đặt câu dựa trên những dấu hiệu hình thức đã biết.
Chức năng
Nêu được chức năng của từng kiểu câu. Chỉ ra chức năng của các kiểu câu trong văn cảnh cụ thể. Phân biệt các kiểu câu có thực hiện cùng chức năng. Đặt câu có sử dụng những chức năng khác nhau.
cảm xúc Câu 2(5đ) đặt đúng các kiểu câu với chức năng yêu cầu mỗi ý 1đ, riêng câu trần thuật 1,5 đ Ngày soạn: 18/01/2015 Tiết 85 Chủ đề: CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI MỤC TIÊU - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến - Sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến - Chức năng chính của câu nghi vấn, câu cầu khiến và các chức năng khác của câu nghi vấn ngoài chức năng nghi vấn. 2. Kĩ năng - Nhận biết và hiểu chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến trong các văn bản cụ thể. - Sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến đúng mục đích giao tiếp. - Phân biệt câu nghi vấn với câu cầu khiến. - Phân biệt câu nghi vấn, câu cầu khiến với các kiểu câu khác. C. CHUẨN BỊ 1. Phương pháp: GV: Thuyết trình, vấn đáp HS: thảo luận nhóm 2. Thiết bị, đồ dùng GV: giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ HS: Chuẩn bị bài, sgk, phiếu thảo luận 3. Năng lực Năng lực tư duy, hợp tác; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực hợp tác; năng lực cảm thụ thẩm mĩ D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ ? Kể tên các kiểu câu phân loại theo cấu tạo mà em đã học. Xét theo cấu tạo câu sau đây thuộc kiểu câu gì? - Mặt trời dần xuống thấp, từng đàn chim bay về tổ 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức cần đạt Phát triển năng lực I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV giới thiệu bài mới: Các em thân mến, nếu xét theo cấu tạo thì câu trên là câu ghép nhưng nếu xét theo mục đích nói đó lại là câu trần thuật dùng để miêu tả. Vậy câu phân loại theo mục đích nói có những kiểu câu nào? Chúng có đặc điểm hình thức và chức năng ra sao, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Gv gọi các nhóm lên trình bày kết quả đã chuẩn bị ở nhà Các nhóm của đại diện lên trình bày Nhóm còn lại nghe, bổ sung I/ Đặc điểm hình thức và chức năng 1, Ví dụ Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt Câu Đặc điểm hình thức Chức năng Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Có các từ ngữ nghi vấn Có dấu hỏi chấm ở cuối câu Hỏi Thế sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hỏi Hay là u thương chúng con đói quá? Hỏi Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Bộc lộ cảm xúc( tiếc thương) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Đe dọa Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à? Đe dọa Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? Bộc lộ cảm xúc Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy? Bộc lộ cảm xúc( ngạc nhiên) Câu nghi vấn Đặc điểm hình thức Chức năng - Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à hử, chứ - Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi, dấu chám than, dấu chấm lửng. - Chức năng chính để hỏi - Ngoài ra dùng để cầu khiến,khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm Gv hoan nghênh tinh thần chuẩn bị của nhóm 1 Gv gọi nhóm khác nhận xét Gv mở rộng thêm Gv (chiếu) xét các câu sau đây câu nào là câu nghi vấn? 1.Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? 2.Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói. 3.Áo đen năm nút viền tà Ai may cho bậu hay là bậu may? 4.Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. ? Tại sao các câu 2,4 có các từ : “ai, như thế nào”mà không phải câu nghi vấn GV: Đúng rồi các em ạ! Cần phân biệt các từ phiếm chỉ và các từ nghi vấn. khi xét câu nghi vấn cần căn cứ vào cả nội ndung và hình thức. ? Vậy khi nào chúng ta sử dụng câu nghi vấn ? Có phải tất cả các câu nghi vấn đều yêu cầu người nghe phải trả lời không ? Em hãy lấy ví dụ về trường hợp đó Gv chiếu cho hs xem bức tranh, yêu cầu hs quan sát và đặt câu( một người hút thuốc ở nơi công cộng) ? Hai câu trên đều nhằm mục đích gì ? Câu nào yêu cầu tế nhị hơn Gv: Như vậy trong khi giao tiếp chúng ta cần căn cứ vào những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, nắm rõ chức năng của kiểu câu để sử dụng câu cho phù hợp Gv: chiếu đoạn thơ trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ (Từ “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” đến “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” và câu hỏi thảo luận ? Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì ? Theo em để thực hiện chức năng đó chúng ta có thể có những cách nào khác ? Nếu cô thay những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên thực hiện chức năng đó một cách trực tiếp thì theo em cách nào sẽ hấp dẫn hơn Gv: Đúng vậy, trong thơ ca các nhà thơ thường sử dụng các câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Các em thấy đấy trong đoạn thơ trên nhà thơ Thế Lữ đã khéo léo sử dụng các câu hỏi tu từ để khắc họa tâm trạng của con hổ. Từng câu hỏi tu từ cứ nối tiếp nhau như cảm xúc tiếc nuối của con hổ cứ dần bung ra và rồi vỡ òa ở câu thơ cuối. ? Vậy qua việc tìm hiểu về câu nghi vấn em hãy cho biết có mấy hình thức nghi vấn Gv bổ sung( chiếu) - Câu nghi vấn lựa chọn: kiểu câu này thường dùng các quan hệ từ: hay, hoặc; hoặc dùng cặp phó từ: có...không; đãchưa. Vd: - Mình đọc hay tôi đọc( Nam Cao) - Bác đã khỏe chưa ạ? - Câu nghi vấn không lựa chọn + Câu nghi vấn có các đại từ nghi vấn: ai, gì nào, tại sao, đâu Vd: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?( Ngô Tất Tố) + Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ Vd: U bán con thật đấy ư?( Ngô Tất Tố) GV chuyển ý: bên cạnh câu nghi vấn câu phân loại theo mục đích nói còn có kiểu câu khác đó là câu cầu khiến. Vậy đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu này là gì? Nó có điểm gì khác so với câu nghi vấn? Gv: gọi nhóm 2 báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà Hs suy nghĩ, trả lời 1.Câu nghi vấn 2.Không phải câu nghi vấn 3.Câu nghi vấn 4. không phải câu nghi vấn Hs: vì đó không phải các đại từ nghi vấn mà là các từ phiếm chỉ, không dùng để hỏi Hs: khi chúng ta có điều chưa biết hoặc hoài nghi chúng ta dùng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời, giải thích Hs: Không, trong trường hợp xã giao thì người đật câu nghi vấn không yêu cầu người nghe phải trả lời Hs: Ví dụ khi ra chợ gặp bác hàng xóm em có thể chào bác bằng câu hỏi:Bác đi chợ ạ? Hs : suy nghĩ, trả lời Có thể đặt hai câu - Anh có thể tắt thuốc lá đi được không ạ? - Anh không được hút thuốc ở đây! Hs: đều nhằm mục đích yêu cầu người kia không hút thuốc gây ảnh hưởng đến những người xung quanh Hs; câu nghi vấn yêu cầu tế nhị hơn Hs: quan sát Hs thảo luận theo nhóm, sau 2p cử đại diện trình bày Hs: Những câu nghi vấn đó dùng để bộc lộ cảm xúc tiếc nuối của con hổ về một thời oanh liệt. Chúng ta có thể bộc lộ trực tiếp bằng cách sử dụng những từ bộc cảm xúc. Sử dụng câu hỏi tu từ sẽ hấp dẫn hơn Hs: có hai hình thức nghi vấn: - Câu nghi vấn không lựa chọn - Câu nghi vấn lựa chọn Nhóm 2 của đại diện trình bày Nhóm 1 lắng nghe, nhận xét 2. Câu cầu khiến Năng lực tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt Năng lực cảm thụ thẩm mĩ Năng lực tư duy, sáng tạo Năng lực hợp tác, tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt Câu Đặc điểm hình thức Chức năng Thôi đừng lo lắng. Có các từ cầu khiến: đừng. đi, thôi Khuyên bảo Cứ về đi. Khuyên bảo Đi thôi con. Yêu cầu Vd1 Vd2 - Câu “Mở cửa.” ở ý a đọc nhẹ nhàng, dùng để trả lời câu hỏi - Câu “Mở cửa!” ở ý b đọc nhấn mạnh, dùng để ra lệnh Câu cầu khiến Đặc điểm hình thức Chức năng Có các từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi thôi, nào.. hoặc ngữ điệu cầu khiến Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than Dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo Gv: chiếu hai câu cầu khiến - Ông Giáo hút trước đi!( Lão Hạc- Nam Cao) - Hút trước đi. ? Hãy so sánh sắc thái cầu khiến trong hai câu trên ? Vì sao lại có sự khác nhau đó ? Là hs khi sử dụng câu câu khiến em cần lưu ý điều gì Gv: Cha ông ta từng khuyên: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Cùng là một câu nói, cùng lời đề nghị yêu cầu nhưng nếu các em biết sử dụng đúng thì các em sẽ vừa đạt được mục đích giao tiếp của mình, vừa làm người nghe thấy hài lòng. Hs quan sát Hs: Câu 1 mang sắc thái thân mật hơn câu 2 Hs: Vì câu 1 có chủ ngữ, câu 2 vắng chủ ngữ Hs: Cần thêm vào các chủ ngữ để sắc thái cầu khiến nhẹ nhàng hơn Năng lực tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt III/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV: chiếu bài tập trên máy : Xác định kiểu câu và chức năng của các câu sau: 1. Bạn nói gì đấy mà tôi nghe không rõ? 2. Em hãy đứng lên nào. 3. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. 4. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. HS thảo luận trả lời theo bàn Năng lực hợp tác, giao tiếp tiếng Việt IV/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Gv chia lớp thành hai nhóm Chơi trò chơi: đặt các câu nghi vấn và cầu khiến với các chức năng khác nhau, sau 1p đội nào ghi được nhiều câu đúng đội đó thắng Gv nhận xét, kết luận Hs hai nhóm lần lượt lên bảng ghi cấc câu Năng lực hợp tác; tư duy, sáng tạo V/ HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Gv: Các em thân mến tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Để sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng cho hay thì việc nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của từng kiểu câu cũng không kém phần quan trọng để từ đó sử dụng đúng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp 4.Củng cố Gv cho hs thảo luận theo cặp, lập sơ đồ tư duy bài học 5.Dặn dò - Học, nắm chắc nội dung bài học - Đặt câu nghi vấn, câu cầu khiến với các chức năng khác nhau. - Chuẩn bị bài mới: + Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu trong phần ví dụ bài câu cảm thán. + Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các ví dụ ở bài câu trần thuật. - Lập sơ đồ tư duy của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
File đính kèm:
- chu de thao giang van 8 trang.doc
- BAI GIANG CHU DE VAN 8 TRANG.ppt