Chủ đề: Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục

A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1 . Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là 1 tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, hội thi giáo viên giỏi các cấp. Chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình về thực hiện đổi mới PPDH.	- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo; từ đó đảm bảo dạy học sát đối tượng học sinh, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.	- Thường xuyên nắm vững tình hình thực hiện của các trường, của giáo viên về đổi mới KTĐG các môn học và hoạt động giáo dục, lồng ghép nội dung kiểm tra với hoạt động thanh tra chuyên môn đối với trường học, giáo viên.	- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra cả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh. - Quán triệt đặc trưng của các nhóm môn học để nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục. Đối với các môn KHXH-NV, cần khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra đánh giá ghi nhớ kiến thức, tăng cường ra đề“mở”nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho học sinh biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Đối với môn Toán và các môn KHTN, cần phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn.Triển khai công văn số 10188/BGDĐT-GDTrH ngày 24/9/2007 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết tật cấp THCS và THPT 5. Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong một số môn học và hoạt động giáo dục a. Về giáo dục bảo vệ môi trường:Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2008 và công văn số 3857/BGDĐT-GDTrH ngày 11/5/2009 của Bộ GDĐT.Cấp THCS thực hiện tích hợp chủ yếu các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học và Công nghệ; Cấp THPT là các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Công nghệ. Tích hợp GDBVMT bằng cách lồng ghép các nội dung GDBVMT phù hợp với các chủ đề bài học. Về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục về đa dạng sinh học trong các môn học. (Thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ GD&ĐT). 6. Về dạy học Ngoại ngữ, tin học, Nghề phổ thôngThực hiện như hướng dẫn năm học 2008- 2009. Dạy học ngoại ngữ thực hiện theo công văn số 7984/BGDĐT- GDTrH ngày 1/9/2008 về việc hướng dẫn dạy ngoại ngữ của Bộ GD&ĐT. Thực hiện bắt buộc chương trình giảng dạy ngoại ngữ thứ nhất (NN1) từ cấp THCS, tiến tới dạy đại trà chương trình 7 năm ở cả cấp THCS và cấp THPT; 7. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương (thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5977/ BDGĐT-GDTrH ngày 07/ 7/ 2008).II. PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP, XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA VÀ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GD THCSPhát triển mạng lưới trường lớpCác cấp quản lý giáo dục tham mưu với UBND cùng cấp lập quy hoạch mạng lưới trường lớp THCS, THPT đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, trong đó có trường THPT chuyên, trường nội trú, bán trú cho HS ở xa; đề xuất biện pháp giải quyết đất đai trường học theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia; dứt điểm thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất Xây dựng CSVC trường học:	- Kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn huy động hợp pháp khác, ưu tiên hiện đại hoá thiết bị dạy học, nhất là thiết bị dạy Tin học, Ngoại ngữ. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, cần tăng số trường lớp THCS, THPT, có đủ CSVC, giáo viên để dạy học 2 buổi/ngày (trên 6 buổi/ tuần).	Khẩn trương xây dựng phòng học bộ môn theo Quy định về phòng học bộ môn ban hành kèm theo Quyết định số 37/ 2008/ QĐ-BGDĐT ngày 16/ 7/ 2008 và thực hiện Quy chế thiết bị giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/ QĐ-BGDĐT ngày 06/1/2000 và danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GDĐT ban hành. 	- Phát huy hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào việc tạo một bước chuyển biến rõ rệt của các trường trong việc xây dựng, cải tạo cảnh quan để thực sự đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp, an toàn 	Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: 	Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng dẫn tại văn bản số 08/2005/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) và số 3481/GDTrH ngày 06/5/2005 về việc hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia. 3. Thực hiện phổ cập giáo dục THCS	Coi trọng công tác điều tra cơ bản hằng năm về thực trạng tình hình PCGD, áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu PCGD liên thông các cấp học và liên thông các cấp hành chính(Xã, huyện, tỉnh, Bộ GD&ĐT) trong phạm vi cả nước. Kiên quyết bảo đảm chất lượng PCGDTHCS, tiếp tục củng cố vững chắc kết quả PCGD, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích. III. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40–CT/ TW ngày 15/ 6/ 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện Quyết định số 16/2008/BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GDĐT về Quy định đạo đức nhà giáo, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và hướng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong năm học 20092010 triển khai đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn do Bộ GD ĐT ban hành và hướng dẫn thực hiện.IV. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC1. Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diệna. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ GDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục toàn diện cho học sinh, khắc phục khuyết điểm mà Bộ Chính trị đã kết luận tại thông báo số 242-TBB/TW ngày 15/4/2008 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóaVIII) về giáo dục và đào tạo: “... giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và dạy nghề cho thanh thiếu niên ...”. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, TDTT, tin học, ngoại ngữ; thi Giải toán trên máy tính cầm tay, thi Giải toán trên Internet (Violympic)... để thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống.- Các trường THCS chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố nền nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ mọi hình thức bạo lực.	- Các trường tổ chức tự đánh giá định kỳ kết quả thực hiện phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 lập kế hoạch thiết thực hoàn thiện nhà trường.b. Củng cố kỷ cương, nền nếp trong KTĐG, thi cử, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng. Chú trọng việc đánh giá ngoài để có thêm thông tin chính xác về chiến lược giáo dục. Các cơ quan quản lí giáo dục và các trường không tự đặt ra các kỳ thi, thi thử ngoài quy định của Bộ GDĐT.c. Đổi mới quản lí, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tăng cường quản lý việc thực hiện CTGDPT, bảo đảm thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục; quản lí chặt chẽ dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ GD&ĐT.2. Tăng cường kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục trung học	Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó các cơ sở giáo dục thực hiện 3 công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) công khai thu, chi tài chính. Thực hiện 4 kiểm tra: (1) kiểm tra việc phân bổ sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo, (2) kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường, (3) kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường, (4) kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. c. Thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của Bộ GD&ĐT. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng để thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.V.CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO	Trong công tác thi đua khen thưởng năm học 2009-2010, Sở GD&ĐT sẽ chú trọng đánh giá các mặt hoạt động quan trọng phản ánh hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục như sau: 	1. Kết quả tổ chức thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”;	2. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, tuân thủ quy chế chuyên môn, thi cử, quản lý văn bằng, chứng chỉ;	3. Biện pháp và kết quả xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;	4. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, tự làm thiết bị dạy học, chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học; kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; 	5. Thực hiện tiến độ, bảo đảm chất lượng PCGD THCS; giảm số lượng học sinh lưu ban, bỏ học, tăng cường giúp đỡ học sinh học lực yếu kém; quản lý dữ liệu PCGD;	6. Biện pháp, kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục;	7. Kết quả sử dụng, xây dựng “Nguồn học liệu mở “phục vụ dạy, học, kiểm tra đánh giá trên Website; 	8. Việc chấp hành quy định về chế độ thông tin, báo cáo.

File đính kèm:

  • pptChu de nam hoc 20092010.ppt