Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp - Nghề: Khuyến nông lâm

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được nội dung chính về: Nội dung và hoạt động khuyến nông

lâm; vai trò của khuyến nông lâm trong phát triển nông thôn; các bước lập kế

hoạch hoạt động khuyến nông lâm.

+ Có kiến thức về các loại hình thức truyền thông trong khuyến nông lâm;

trình tự và nội dung các bước công việc trong quá trình tổ chức hội thảo, tập huấn.

+ Có hiểu biết về đặc điểm việc học của người lớn tuổi và các phương

pháp đào tạo cho người lớn tuổi; đặc trưng của lớp học hiện trường.

+ Xây dựng được những tiêu chuẩn lựa chọn hộ và địa điểm; các thủ tục

xây dựng mô hình trình diễn tại xã, thôn, bản; các hình thức phát triển mạng

lưới khuyến nông lâm.

+ Giải thích các kỹ năng điều hành hội thảo, tập huấn và kỹ năng thúc đẩy.

pdf67 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp - Nghề: Khuyến nông lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ông lâm Đông Bắc 
5. Hà Thị Minh Thu, 2010 - Bài giảng Khuyến nông lâm - Trường CĐN công 
nghệ & nông lâm Đông Bắc. 
 60
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm 
Mã số mô đun: MĐ 06 
Nghề: Khuyến nông lâm 
(Phê duyệt tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/ 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 61
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
 PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHUYẾN NÔNG LÂM 
Mã số mô đun: MĐ.06 
Thời gian mô đun: 44 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; thực hành: 32 giờ; 
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 
- Vị trí: 
 + Mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông là mô đun cuối của chương 
trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề Khuyến nông lâm. Mô đun được bố trí học 
sau Mô đun truyền thông trong khuyến nông lâm và trước khi kiểm tra cuối 
khóa học. 
- Tính chất: 
 + Là mô đun chuyên môn mang tính tuyên truyền, phổ biến thông tin, chuyển giao 
tiến bộ kỹ thuật. 
 + Tổ chức các hoạt động khuyến nông lâm tại cơ sở 
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN 
- Trình bày được trình tự các bước tổ chức câu lạc bộ khuyến nông lâm, lập 
các nhóm sở thích, cho người dân và tìm kiếm nông dân điển hình nhằm cải thiện 
mối quan hệ giữa các tổ chức nông dân với các tổ chức khuyến nông cũng như mối 
quan hệ giữa nông dân với nông dân. 
- Đưa ra những cách thức phù hợp để duy trì và mở rộng quy mô, chất 
lượng câu lạc bộ. 
- Có nhận thức đúng đắn trong quá trình tổ chức câu lạc bộ khuyến nông để 
khuyến khích sự ham học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên. 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số 
TT Tên các bài trong mô đun 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
1 Bài 1. Tổ chức câu lạc bộ khuyến nông 12 4 7 1 
2 Bài 2. Tổ chức nhóm sở thích 10 2 8 
3 Bài 3. Hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sở thích 10 2 8 
 62
hoạt động 
4 Bài 4. Tìm kiếm nông dân điển hình 8 2 5 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Tổng cộng 44 10 28 6 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được 
tính bằng giờ thực hành 
2. Nội dung chi tiết: 
Bài 1: Tổ chức câu lạc bộ khuyến nông 
Thời gian:12 giờ 
Mục tiêu: 
- Xây dựng được các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình, tiêu chuẩn 
lựa chọn thành viên tham gia câu lạc bộ, nhóm sở thích; 
- Lập được kế hoạch tổ chức một câu lạc bộ khuyến nông lâm tại địa phương. 
- Hướng dẫn và khuyến khích được người dân tham gia hoạt động; 
- Xác định được các nguồn lực cần thiết và tính toán các khoản chi phí cho 
một hoạt động hỗ trợ giả định trình lãnh đạo; 
- Chia sẻ kiến thức và trách nhiệm giữa các thành viên để cải thiện và đẩy 
mạnh các quá trình có sự tham gia trong tổ chức của mình. 
1. Câu lạc bộ khuyến nông lâm 
1.1. Khái niệm 
1.2 Mục đích, ý nghĩa 
1.3. Nguyên tắc hoạt động 
1.4. Vị trí của câu lạc bộ trong tổ chức khuyến nông lâm 
1.5. Tổ chức câu lạc bộ 
1.6. Mục đích hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông lâm. 
1.7. Các yêu cầu để hình thành và phát triển câu lạc bộ khuyến nông lâm. 
1.8. Xây dựng quy chế hoạt động. 
2. Trình tự và cách thức tổ chức câu lạc bộ khuyến nông lâm 
 63
Bài 2: Tổ chức nhóm sở thích 
Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu 
- Trình bày được khái niệm, mục đích, nội dung hoạt động và trình tự các 
bước tổ chức nhóm sở thích cho người dân; 
- Vận dụng trong việc thành lập nhóm sở thích tại cơ sở hoạt động có hiệu 
quả cho một chủ đề; 
- Chia sẻ kiến thức và trách nhiệm giữa các thành viên để cải thiện và đẩy 
mạnh các quá trình có sự tham gia trong tổ chức của mình. 
1. Nhóm sở thích. 
1.1. Nhóm 
1.2. Nhóm sở thích là gì? 
1.3. Mục đích, nội dung hoạt động 
1.4. Các yếu tố hình thành nhóm 
1.5. Sự cần thiết thành lập nhóm 
1.6. Trách nhiệm của trưởng nhóm 
2. Trình tự và cách thức tổ chức nhóm sở thích 
3. Yêu cầu cán bộ khuyến nông tổ chức hoạt động trong nhóm sở thích 
Bài 3: Hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sở thích hoạt động 
Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu: 
- Phân chia được nhóm các nhu cầu kiến thức, kỹ năng, điều kiện vật chất; 
- Trình bày được quy trình hỗ trợ câu lạc bộ khuyến nông hoạt động; 
- Xác định được các nguồn lực cần thiết và tính toán các khoản chi phí cho 
một hoạt động hỗ trợ giả định. 
1. Sự cần thiết phải hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sử thích 
2. Trình tự và cách thức hỗ trợ câu lạc bộ khuyến nông lâm hoạt động 
2.1. Hướng dẫn xác định các nhu cầu của câu lạc bộ 
2.2. Xác định thứ tự ưu tiên các nhu cầu 
2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động 
 64
2.4. Hướng dẫn triển khai các hoạt động 
2.5. Hướng dẫn theo dõi các hoạt động 
2.6. Hướng dẫn phương pháp đánh giá các hoạt động 
2.7. Hướng dẫn cách thức mở rộng quy mô, chất lượng câu lạc bộ 
Bài 4: Tìm kiếm nông dân điển hình 
Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu: 
 - Trình bày được các tiêu chuẩn lựa chọn trong quá trình tìm kiếm nông 
dân điển hình trong hoạt động khuyến nông lâm; 
 - Lựa chọn được các hình thức khuyến khích nông dân điển hình tham gia 
vào các dịch vụ tập thể nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho những nông 
dân khác, triển khai nhân rộng mô hình; 
- Có nhận thức đúng đắn trong quá trình tìm kiếm nông dân điển hình để 
khuyến khích sự ham học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa nông dân - 
nông dân. 
1. Các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình 
2. Trình tự và cách thức tìm kiếm nông dân điển hình 
3. Triển khai mô hình sản xuất ra diện rộng 
3.1. Mục đích 
3.2. Nguyên tắc 
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1. Tài liệu giảng dạy: 
Giáo trình dạy nghề mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề khuyến nông lâm. 
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 
Nếu có điều kiện trang bị 01 đèn chiếu qua đầu, phông chiếu, máy tính, 
máy chiếu. 
Băng đĩa hình, các bài viết tham khảo cho nhiều chủ đề 
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: 
Phòng học đủ ánh sáng và chỗ ngồi. Vật tư, dụng cụ xem bảng dưới đây: 
Trang thiết bị, đồ dùng 
 65
Trang thiết bị Số lượng 
Phòng hội thảo, tập huấn 01 phòng 
Bàn ghế 35 bộ 
Loa đài, micro 01 bộ 
Máy chiếu Projecter và bảng chiếu. 01 cái 
Bảng trắng mica, bảng từ 2 cái 
Bảng Clip chat 2 cái 
Máy vi tính 1 máy 
Máy in 1 máy 
Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 35 học viên) 
Vật liệu Số lượng 
- Giấy A4 1 Gram 
- Giấy A0 60 tờ 
- Bìa màu A4 100 tờ 
- Bút lông 30 cây 
- Băng dán 05 cuộn 
- Ghim cài 01 hộp 
- Dập ghim 01 hộp 
- Bút viết 10 cái 
- Vật tư, dụng cụ chuyên môn để trình diễn phương pháp theo chủ đề tự chọn. 
- Hiện trường đủ điều kiện để thực hiện trình diễn theo chủ đề tự chọn. 
- 1 hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp/ 5-7 học sinh để phỏng vấn thu 
thập thông tin số liệu từ đó thực hành viết báo cáo. 
4. Điều kiện khác: 
Bảo hộ lao động gồm 01 bộ quần áo, mũ vải, dày. 
Mô hình thực hành thực tập 
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
1. Phương pháp đánh giá: 
- Kiểm tra đình kỳ: Kết hợp cả bài kiểm tra và quá trình học tập cũng như 
làm bài tập cá nhân/nhóm để đánh giá chính xác người học. Điểm đánh giá sự 
tham gia của học viên sẽ được cộng hoặc trừ vào điểm của bài kiểm tra. 
- Đánh giá hết môn thông qua bài kiểm tra lý thuyết và thực hành. 
2. Nội dung đánh giá 
 66
Kiểm tra định kỳ 2 bài: 
- Kiểm tra định kỳ thực hành 1 bài, thời gian: 1 giờ. Nội dung kiểm tra tập 
trung vào các bài: Tổ chức nhóm sở thích, Hỗ trợ câu lạc bộ, nhóm sở thích hoạt 
động, Tìm kiếm nông dân điển hình 
- Kiểm tra lý thuyết 1 bài, hình thức viết, thời gian 45 phút. Trình tự tổ 
chức câu lạc bộ khuyến nông cho nông dân. 
Kiểm tra kết thúc mô đun: 
Cả 4 bài; hình thức viết, thời gian 90 phút; nội dung kiểm tra phần thực 
hành: Trình tự và cách thức tổ chức câu lạc bộ khuyến nông lâm, Trình tự và 
cách thức tổ chức nhóm sở thích, thời gian 1 giờ. 
- Học viên có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ dưới 5,0 thì 
giáo viên phải trực tiếp giảng dạy xem xét, bố trí kiểm tra lần 2 một số bài 
kiểm tra định kỳ có điểm dưới 5,0. 
- Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2 trong điểm tổng kết mô đun. 
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
- Chương trình mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm áp dụng cho 
các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các 
khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 
năm 2020. 
- Chương trình mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm có thể sử 
dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc 
dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). 
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến 
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 
- Có thể dùng để tham khảo trong đào tạo nghề và tập huấn về khuyến nông 
lâm hoặc các nghề khác có liên quan. 
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo 
Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đóng vai, mô phỏng nhằm 
phát huy sự chủ động tham gia tích cực của học viên. 
Giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy theo mô đun, tổ chức 
hoạt động câu lạc bộ, nhóm sở thích, phương pháp truyền thông và kỹ năng viết, 
nói tốt. 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 
Những trọng tâm chủ yếu của chương trình gồm những nội dung sau: 
- Trình tự và cách thức tổ chức câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sử thích. 
- Phát hiện và nhân rộng những nông dân điển hình tiên tiến. 
 67
4. Tài liệu tham khảo 
1. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007 - Lập kế hoạch khuyến nông cơ sở và 
xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia 
2. Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia 
3. Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, 2009 - Chương trình dạy nghề 
ngắn hạn Nghề Khuyến nông lâm 
4. Hà Thị Minh Thu, 2010 - Bài giảng Xây dựng mô hình trình diễn - Trường 
CĐN công nghệ & nông lâm Đông Bắc. 
5. Hà Thị Minh Thu, 2010 - Bài giảng Khuyến nông lâm - Trường CĐN 
công nghệ & nông lâm Đông Bắc 
6. Võ Hùng, Đinh Đức Thuận cùng các cộng sự, 2002 - Bài giảng khuyến 
nông khuyến lâm 

File đính kèm:

  • pdfChuong trinh dao tao nghe KNL.pdf