Chương trình tập huấn giáo viên Tin học năm học 2009 - 2010

Phần A: Dạy học theo chuẩn “kiến thức, kỹ năng, thái độ” môn Tin học cấp THCS.

* Phần B: Phương pháp và tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCS.

* Phần C: Thảo luận – Rút kinh nghiệm

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình tập huấn giáo viên Tin học năm học 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIÁO VIÊN TIN HỌC NĂM HỌC 2009 - 2010SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINHNỘI DUNG* Phần A: Dạy học theo chuẩn “kiến thức, kỹ 	năng, thái độ” môn Tin học cấp THCS.* Phần B: Phương pháp và tổ chức dạy học 	 	 môn Tin học cấp THCS.* Phần C: Thảo luận – Rút kinh nghiệmPHẦN A:DẠY HỌC THEO CHUẨN “ KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ ”I/ Vị trí môn Tin học ở trường phổ thông:	Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Chương trình mới này, môn Tin học được đưa vào trường phổ thông bắt đầu từ lớp 3 đến hết lớp 12, trong đó: Ở cấp Trung học cơ sở Tin học là môn tự chọn, thời lượng 2 tiết/tuần ở tất cả các lớp của cấp học; PHẦN A:DẠY HỌC THEO CHUẨN “ KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ ”I/ Vị trí môn Tin học ở trường phổ thông:	Có thể nói rằng việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học và đặc biệt là chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học là một mốc quan trọng về công tác quản lí, chỉ đạo dạy học. Chương trình chuẩn môn học chính là cơ sở pháp lí để biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và tất cả các tài liệu hướng dẫn dạy học khác. Việc dạy học, chỉ đạo, quản lí dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập đều căn cứ vào chuẩn môn học.PHẦN A:DẠY HỌC THEO CHUẨN “ KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ ”I/ Vị trí môn Tin học ở trường phổ thông:	Việc nắm vững chuẩn môn học là rất cần thiết để thầy, cô giáo tổ chức quá trình dạy học đúng về mục tiêu và vừa về mức độ. PHẦN A:DẠY HỌC THEO CHUẨN “ KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ ”I/ Vị trí môn Tin học ở trường phổ thông:	Tài liệu dạy học môn Tin học tự chọn ở THCS do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn và được thống nhất sử dụng trên toàn quốc. Bộ tài liệu này gồm 4 cuốn: Tin học dành cho THCS quyển 1, quyển 2, quyển 3 và quyển 4 tương ứng dùng cho các lớp 6, 7,  8 và 9. PHẦN A:DẠY HỌC THEO CHUẨN “ KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ ”I/ Vị trí môn Tin học ở trường phổ thông: Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội. II/ Dạy học theo chuẩn kiến thức - Kỹ năng – Thái độ:Dạy học môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm đạt những mục tiêu về chuẩn sau:1. Về kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học: Các kiến thức nhập môn về Tin học, về hệ thống, về thuật toán và ngôn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,... Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. II/ Dạy học theo chuẩn kiến thức - Kỹ năng – Thái độ:1. Về kiến thức:- BiÕt: S¾p xÕp, liÖt kª, ®¸nh dÊu, gäi tªn, vÏ ra, m« t¶, nªu tªn/ nªu ®Æc ®iÓm/nªu vÝ dô, x¸c ®Þnh, chØ ra, ®Þnh nghÜa, chøng minh, cho vµi vÝ dô,....- HiÓu: Gi¶i thÝch, minh ho¹ , nhËn biÕt, ph¸n ®o¸n- ¸p dông: Xö lý tình huèng, Ph©n biÖt, chØ râ, gi¶i quyÕt vÊn ®Ò- Ph©n tÝch: X¸c ®Þnh, ph©n biÖt, so s¸nh, ph©n lo¹i - Tæng hîp: Tãm t¾t, kÕt luËn 2. Về kĩ năng: Học sinh được tiếp cận làm quen với thiết bị máy tính điện tử, có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.  Quan sát, nhập, tìm kiếm, sửa đổi, sắp xếp, thực hiện thao tác , biết khởi động, trình bày, so sánh, đối chiếu, phân loại, tạo báo cáo, tạo bảng, tính toán, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá... 3. Về thái độ: - Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác. - Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến Tin học. - Có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối, phán xét... * Lưu ý:- Không nhất thiết bài nào cũng phải nêu đủ các loại mục tiêu, có bài có thể không có mục tiêu thái độ.- Mỗi mục tiêu chỉ nên chọn 1 động từ, hãn hữu mới dùng 2 (ví dụ liệt kê và so sánh, giống và khác nhau )- Không nên dùng các từ số lượng mơ hồ khi yêu cầu HS liệt kê đối tượng có số lượng cụ thể.- Mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 mục tiêu vì nếu nhiều quá mục tiêu sẽ mất ý nghĩa.KTPHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCSI/ Phương pháp dạy học môn Tin học cấp THCS1- Định hướng phương pháp dạy học:- Vận dụng theo đặc điểm nhà trường, địa phương, các đối tượng học sinh Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học nên việc tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu phổ cập và nâng cao, nếu có điều kiện. PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCSI/ Phương pháp dạy học môn Tin học cấp THCS2- Phương pháp dạy học: Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực. Hình thành khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Học lí thuyết gắn liền với thực hành. Hình thành khả năng sử dụng máy tính phục vụ hoạt động học tập của bản thân và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCSI/ Phương pháp dạy học môn Tin học cấp THCS2- Phương pháp dạy học: Hình thành khả năng làm việc tập thể, mọi người cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Các hình thức đánh giá thông thường (lí thuyết và thực hành) sẽ được sử dụng phối hợp với hình thức trắc nghiệm, kiểm tra trên máy. PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCSII/ Tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCS- Đối với những Bài hoặc Bài thực hành được phân phối thời lượng trên 1 tiết, giáo viên căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp học để phân chia cho hợp lí giữa thời lượng và nội dung. - Trong thời lượng phân phối cho các Bài giáo viên cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK.PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCS II/ Tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCS- Trong Phân phối chương trình tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, giáo viên căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập truyền đạt đủ kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK. Nếu còn thời gian nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho tiết Bài tập và Ôn tập để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học hay thực hành trên phòng máy...PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCS II/ Tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCS - Tuỳ tình hình thực tế của lớp học, giáo viên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng dạy học đã được phân phối cho một nội dung nào đó, tuy nhiên việc kéo dài hoặc rút ngắn không được làm xê dịch lịch giảng dạy quá 2 tiết so với phân phối chương trình và phải đảm bảo dạy đủ các nội dung.- Đối với học sinh đã học Tin học ở cấp học dưới, biết sử dụng máy vi tính, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm Bài tập và Bài thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời, khi thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học.PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCS II/ Tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCSMặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của chương II bắt buộc phải dạy học trên phòng máy và có thể coi là các tiết thực hành. Để học các nội dung của chương II học sinh phải thực hành trên máy vi tính.Ở một số nội dung, để học lý thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Đặc biệt, phần lớn các nội dung lý thuyết của chương 2, chương 3 và chương 4 nếu dạy trên máy sẽ hiệu quả hơn.PHẦN B:PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIN HỌC CẤP THCS II/ Tổ chức dạy học môn Tin học cấp THCS- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm, bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. Nếu do thiếu máy tính không thể tiến hành dạy tiết thực hành cho cả lớp học trong 1 tiết như phân phối chương trình thì phải chia ca để thực hành, khi đó số tiết thực hành thực dạy của giáo viên được tính bằng số tiết thực hành nhân với số ca. Phải đảm bảo thời gian thực hành của học sinh mỗi ca như trong phân phối chương trình.

File đính kèm:

  • pptSGD Quang Ninh - Tap huan 2009.ppt
Bài giảng liên quan