Chuyên Đề 2: Nhiệm Vụ Của Chi Ủy Và Công Tác Của Bí Thư Chi Bộ

Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Với vị trí nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng rất quan trọng. Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch vững mạnh”

 

ppt47 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 7811 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên Đề 2: Nhiệm Vụ Của Chi Ủy Và Công Tác Của Bí Thư Chi Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Có năng lực, kiến thức, sức khỏe, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao. Có khả năng nắm bắt thực tiễn, đề xuất chủ trương, giải pháp đóng góp vào sự lãnh đạo của chi bộ và vận dụng sáng tạo, có kết quả đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, có tinh thần phê bình và tự phê bình; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ và tăng cường kỷ luật trong Đảng, có phong cách, phương pháp công tác dân chủ, khoa học.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ2. Nhiệm vụ của bí thư chi bộa. Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng.- Bí thư chi bộ đề xuất để chi ủy thống nhất phân công công tác cho từng chi ủy viên, cho đảng viên của chi bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.Trên cơ sở phân công mỗi chi ủy viên phụ trách từng công việc, bí thư chi bộ phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc để các mặt hoạt động của chi bộ được triển khai đồng bộ, đồng thời tạo điều kiện cho từng cấp ủy viên phát huy vài trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘTrong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, bí thư chi bộ phát huy đầy đủ vai trò đầu tàu, gương mẫu, cùng tập thể chi ủy làm tốt vai trò hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo các hoạt động của đơn vị, xây dựng chi bộ, chi ủy trong sạch, vững mạnh, cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.- Trong công tác tư tưởng, bí thư chi bộ cần thường xuyên nắm bắt tình hình và dự báo chiều hướng phát triển về tư tưởng của chi bộ và trong cơ quan, đơn vị, nhất là những trường hợp cá biệt, đang có vướng mắc trong nhận thức tư tưởng. Bí thư chi bộ phải nhạy bén phát hiện vấn đề, nắm bắt dư luận xã hội, dư luận trong đơn vị, cùng chi ủy có những biện pháp thích hợp để làm tốt công tác tư tưởng.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘb. Bí thư chi bộ thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với người phụ trách cơ quan, đơn vị.- Trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, mối quan hệ giữa Bí thư chi bộ và người phụ trách cơ quan, đơn vị là mối quan hệ về trách nhiệm, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy vai trò cùng nhau lãnh đạo, điều hành, quản lý đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc giữ chi ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, giữa bí thư chi bộ với người phụ trách cơ quan, đơn vị.- Bí thư chi bộ cần có đủ trình độ, kiến thức, cả về chuyên môn nghiệp vụ và công tác Đảng; đồng thời, có khả năng tham gia vào việc kiểm tra công tác của người phụ trách đơn vị khi cần thiết.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Bí thư chi bộ và người phụ trách đơn vị cần bảo đảm sự thống nhất về quan điểm và các quyết định thuộc về chủ trương công tác xây dựng cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất, không thể chờ đợi sự bàn bạc thống nhất về chủ trương công tác theo quy định thì người phụ trách cơ quan, đơn vị có quyền chủ động quyết định, sau đó hai bên đều có trách nhiệm thảo luận, thống nhất và báo cáo lên cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo. Trong trường hợp hai bên thống nhất ý kiến, thì bí thư chi bộ có trách nhiệm báo cáo với chi ủy và báo cáo lên cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘCác ý kiến và quyết định của bí thư chi bộ phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phải có sự thảo luận, thống nhất trong cấp ủy. Bí thư chi bộ phải chịu trách nhiệm trước những ý kiến và quyết định của mình trước cấp ủy và chi bộ.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ3. Bí thư chi bộ cùng chi ủy chuẩn bị ra nghị quyết và triển khai thực hiện nghị quyết chi bộ.a. Chuẩn bị ra nghị quyết của chi bộRa nghị quyết là một nội dung quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của chi bộ. Việc ra nghị quyết của chi bộ phải bảo đảm đúng quy trình; tùy tính chất của mỗi loại hình sinh hoạt mà có cách thức chẩn bị ra nghị quyết phù hợp. Thông thường, việc ra nghị quyết được thực hiện một cách phổ biến theo các bước sau:PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘBước 1: Bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy. Bí thư chi bộ phải chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy, xác định những nội dung cốt lõi, trọng tâm và cần thiết của mỗi kỳ sinh hoạt để đưa ra chi ủy thảo luận, quyết định.Những nội dung mà bí thư chi bộ cần chuẩn bị là:- Kế hoạch học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nghị quyết, chương trình hành động của đảng bộ- Tình hình, kết quả thực hiện những chủ trương biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác quần chúng, công tác kiểm tra Đảng, kỷ luật đảng viên, v.vPHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Đặc điểm tình hình diễn biến ở địa phương, đơn vị, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến công tác lãnh đạo và những vấn đề cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ.- Dự kiến những vấn đề lớn về chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng chi bộ, xây dựng các tổ chức quần chúng; dự kiến những vấn đề, tình huống có thể phát sinh trong quá tình thực hiện để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát, đúng.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘBước 2: Chủ trì sinh hoạt chi ủy chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ.Sau khi đã chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt, bí thư chi bộ phải thông báo thời gian, triệu tập các chi ủy viên đến họp. Trong cuộc họp chi ủy, cần ghi biên bản cuộc họp. Khi tổ chức cuộc họp chi ủy, các bước tiến hành theo thứ tự sau:- Bí thư chi bộ nêu dự kiến những nội dung sinh hoạt chi bộ mà mình đã chuẩn bị; nhấn mạnh nhưng trọng cần đi sâu thảo luận và yêu cầu cần đạt được khi thảo luận trong cấp ủy.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Bí thư chi bộ yêu cầu và khuyến khích các chi ủy viên thảo luận kỹ để thống nhất quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương hướng và giải pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình thảo luận, cần phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng chi ủy viên.Bí thư chi bộ lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chi ủy viên, tóm tắt, kết luận và ghi văn bản thành dự thảo nghị quyết chi bộ, với sự nhất chí của chi ủy.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘBước 3: Chủ trì sinh hoạt chi bộ.- Bí thư chi bộ chủ trì các cuộc sinh hoạt chi bộ. Trong sinh hoạt chi bộ, bí thư phải nêu lý do, mục đích, nội dung, chương trình, dự kiến thời gian sinh hoạt; thay mặt chi ủy trình bày nội dung sinh hoạt, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm để chi bộ tập trung thảo luận.- Phải có thư ký ghi biên bản, ý kiến phát biểu của đảng viên. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đảng viên, bí thư chi bộ tổng hợp, khái quát, kết hợp với chuẩn bị của chi ủy thành kết luận để chi bộ biểu quyết và thành nghị quyết của chi bộ. Nội dung nghị quyết của chi bộ phải thể hiện sự lãnh đạo toàn diên, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, có nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể; đồng thời, phải phân công từng đảng viên, từng bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘb. Tổ chức thực hiện nghị quyếtĐây là khâu có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động lãnh đạo của chi bộ. Vì vậy, bí thư chi bộ phải làm tốt những công việc sau:Một là, lập chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết.- Trong chương trình, kế hoạch thực hiện cần cụ thể hóa các vấn đề nêu trong nghị quyết, làm rõ những yêu cầu cần đạt được, những điểm cần chú ý, từng việc phải làm và phương pháp tổ chức thực hiện.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Xác định thời gian hoàn thành từng việc cụ thể, có việc phải hoàn thành ngay, có việc phải hoàn thành trong từng tháng, từng quý, thường xuyên đôn đốc mọi người giữ nghiêm kỷ luật trong công tác, đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện nghị quyết.- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, xác định mục tiêu, nội dung cần kiểm tra và cách tiến hành kiểm tra.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘHai là, Phân công trách nhiệm, phối hợp hoạt động của các tổ chức, cá nhân để thực hiện nghị quyết của chi bộ.- Bí thư chi bộ cần phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng cho từng chi ủy viên, tổ trưởng đảng và đảng viên để thực hiện tốt các nội dung của nghị quyết.- Thay mặt chi ủy, chi bộ phối hợp với người đứng đầu cơ quan, chính quyền, đoàn thể cùng cấp để triển khai hoạt động của các tổ chức trong đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, bảo đảm nghị quyết được thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả.- Bí thư chi bộ cần nắm toàn diện, bao quát tình hình thực hiện nghị quyết chi bộ của các tổ chức trong đơn vị. Nắm vững những công tấc trọng tâm, trọng điểm, tập trung chỉ đạo trong từng thời gian.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘBa là, kiểm tra, sơ kết, tổng kết: Nội dung kiểm tra bao gồm:+ Kiểm tra tinh thần và năng lực chấp hành nghị quyết của các tổ chức và cán bộ, đảng viên thuộc quyền.+ Kiểm tra và phát hiện những chủ trương chỉ tiêu, giải pháp trong nghị quyết lãnh đạo chưa sát thực cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh; phát hiện vấn đề mới do thực tế đặt ra cần nghiên cứu.+ Đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện nghị quyết của chi bộ biểu dương những cá nhân và bộ phận làm tốt, phê bình, nhắc nhở những việc làm chưa tốt.PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ- Để làm tốt việc sơ kết, tổng kết, bí thư chi bộ cần chú ý một số điểm sau:+ Xác định rõ kết quả, chất lượng các mặt công tác đạt được. Đánh giá đúng mức những ưu điểm, khuyết điểm, những việc làm tốt, những việc chưa đạt yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, thực hiện chương trình hành động. Tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cơ sở để rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo; xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và từng cá nhân.+ Rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, cụ thể, lấy đó làm bài học kinh nghiệm của chi bộ trong công tác lãnh đạo.+ Kiến nghị, đề nghị với cấp trên trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ. PHẦN II. CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘCÂU HỎI THẢO LUẬNXIN CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

File đính kèm:

  • pptNHIEM VU CUA CHI UY VA CONG TAC CUA BI THU CHI BO.ppt
Bài giảng liên quan