Chuyên đề 2: Nhóm và hoạt động nhóm

Xác định được lợi ích của hoạt động nhóm

Nêu được thuận lợi, những tồn tại của việc chia nhóm và hoạt động nhóm.

Biết cách khắc phục những tồn tại của hoạt động nhóm.

Biết cách chia nhóm và tổ chức cho các thành viên trong nhóm hoạt động.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 2: Nhóm và hoạt động nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đề 2: Nhóm và hoạt động nhómBản Phùng, ngày 26 tháng 11 năm 2010Nhiệt liệt chào mừng các thầy, các cô về dự buổi tập huấnI. Mục tiêu:Xác định được lợi ích của hoạt động nhómNêu được thuận lợi, những tồn tại của việc chia nhóm và hoạt động nhóm.Biết cách khắc phục những tồn tại của hoạt động nhóm.Biết cách chia nhóm và tổ chức cho các thành viên trong nhóm hoạt động.Hoạt động 1: Tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động nhómCâu hỏi 1: Hoạt động nhóm trong dạy học có vai trò quan trọng như thế nào?Câu hỏi 2: Khi tiến hành dạy học bạn đã tổ chức hoạt động nhóm như thế nào? Tất cả mọi người có tham gia đóng góp ý kiến không?Câu hỏi 3: Hoạt động nhóm có lợi ích gì?1. Tầm quan trọng của hoạt động nhómHoạt động nhóm giúp HS tích cực và tham gia nhiều hơn.Các kĩ năng về mặt xã hội và một số kĩ năng sống cơ bản khác được phát triểnHS có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.HS có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.HS dần dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò trưởng nhóm (hướng dẫn và điều khiển trong nhóm), vai trò nhóm viên (thực hiện một công việc cụ thể).GV có thể hỗ trợ cho các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau.HS được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn.2. Lợi ích của hoạt động nhómHoạt động nhóm giúp HS có thể tích cực tham gia ý kiến, có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.Hoạt động 2: Các cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhómTrong quá trình dạy học trên lớp, bạn đã áp dụng cách chia nhóm nào?Các cách chia nhómNhóm theo tháng sinh nhậtMã màuNhóm cố định, bàn trên quay xuống bàn dướiNhóm tương trợNhóm theo cặpNhóm theo ghép hình ngẫu nhiênNhóm theo sở thíchNhóm theo trình độNhóm theo biểu tượngNhóm theo đếm sốKiểu nhómCách chia nhómNhóm theo biểu tượng (có thể theo hình vẽ) Mỗi HS được phát hoặc gắn một màu sắc, hình dáng, con vật Những HS có cùng biểu tượng sẽ tạo thành một nhómNhóm theo cách ghép hìnhMỗi HS được phát một mảnh hình ghép, các em đi quanh phòng tìm những người cùng có mảnh ghép có thể ghép thành một hình hoàn chỉnh, rồi chọn một bàn để ghép hình (mỗi bàn chỉ một hình ghép); khi hình ghép của nhóm đã hoàn thành thì HS sẽ ngồi tại bàn đó, cùng với những bạn đã cùng ghép hình và bắt đầu làm việc theo nhóm mới được thành lậpNhóm theo cặpXếp 2 HS vào một nhómKiểu nhómCách chia nhómNhóm theo sở thíchNhững em có cùng sở thích tạo thành một nhómNhóm cùng trình độNhững HS có cùng trình độ và năng lực tạo thành một nhómNhóm theo cách đếm sốHS đếm 1,2,3 những HS có cùng số vào một nhómNhóm theo tháng sinh nhậtHS có cùng tháng sinh nhật ngồi cùng nhómNhóm tương trợHS có năng lực và trình độ khác nhau vào cùng nhóm để HS khá có thể hỗ trợ HS yếuHoạt động 3: Vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động nhómVai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm là gì?Vai trò của học sinh trong hoạt động nhóm là gì?Vai trò của giáo viên khi hoạt động nhómĐi xung quanh các nhóm, quan sát hoạt độngThực hành với một số nhóm HS cụ thểĐặt câu hỏi và trợ giúp các nhóm HSKhen ngợi và động viên HS nói về kết quả thảo luậnVai trò của học sinh khi hoạt động nhómPhân công nhiệm vụ các thành viên trong nhómLắng nghe ý kiến của nhómTích cực tham gia thảo luận trong nhómGhi chép, tổng hợp, báo cáoTham gia nhận xét kết quả thảo luận của nhómĐóng vai nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viênHoạt động 4: Một số khó khăn của hoạt động nhóm và cách khắc phụcBạn đã gặp những khó khăn gì trong khi tổ chức dạy học theo nhóm?Bạn đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?Khó khănHướng khắc phụcMột số lớp học bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp chỗ ngồi theo nhómSử dụng nhóm cặp đôiHS bàn trên quay xuống bàn dưới để tạo thành nhómTận dụng triệt để không gian trống trong lớp học hoặc ngoài trời.HS còn lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhómCần chuẩn bị cẩn thận nội dung và phiếu giao việc rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cho nhóm làm việc Giải thích, minh hoạ, làm mẫu để HS hiểu rõ công việc Kiên trì, thường xuyên tổ chức nhóm để hình thành cho HS kĩ năng làm việc nhómMột số HS còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhómGiao việc vừa sức, từ dễ đến khó. GV thường xuyên tới gần để động viên, khuyến khíchViệc quan sát, đánh giá của GV chưa được quan tâm đúng mứcGV nên có kế hoạch quan sát, hỗ trợ và động viên kịp thời kết quả làm việc của từng nhóm HSMột số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm Phiếu giao việc vừa sức, thời lượng đủ để HS trao đổi, thảo luận. GV phải theo dõi nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần thiết.Trong các giờ học GV cần tạo cơ hội cho HS để có thể tham gia vào các nhóm khác nhau với những bạn khác để HS có cơ hội tương tác và giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng một số HS ỷ lại không tham gia hoạt động.Chuyên đề:Trò chơi học tậpI. Mục tiêuHọc xong bài này, học viên có thể:Biết được thế nào là trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập;Biết được những thuận lợi vầ bất lợi khi HS tham gia trò chơi học tập;Biết được cách tổ chức một trò chơi học tập và điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi học tập có hiệu quả;Thiết kế được một số trò chơi học tập để phục vụ giảng dạy.Hoạt động 1: Thế nào là trò chơi học tập?Thế nào là trò chơi học tập?Những trò chơi nào bạn đã sử dụng trong dạy học?Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với nội dung bài học và phục vụ cho mục đích học tập, giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân.Trò chơi học tập giúp rèn luyện trí tuệ, lẫn phẩm chất đạo đức cho HS.Hoạt động 2: Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học tậpHãy nêu vai trò và ý nghĩa của trò chơi học tập?Ý nghĩa và vai trò của trò chơi học tập- Thay đổi hình thức hoạt động, tạo không khí lớp học dễ chịu, thoải mái.- Giúp HS tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn.- Làm cho HS thấy vui hơn, nhanh nhẹn và cởi mở hơn, tinh thần dễ chịu và thể lực khoẻ mạnh hơn.- Giúp HS củng cố và hệ thống hoá kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã tích lũy được thông qua hoạt độngRèn luyện các kĩ năng, kĩ xảoThúc đẩy hoạt động trí tuệRèn luyện và nâng cao các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo giúp HS phát triển thể lựcRèn luyện các giác quanPhát triển óc sáng tạo và lòng dũng cảm vượt khóGiúp HS có lòng kiên trì, nhẫn nại, chịu khóÝ nghĩa và vai trò của trò chơi học tậpHoạt động 3: Những phản ứng tâm lí của HS khi tham gia trò chơi học tậpKhi tổ chức cho HS chơi bạn thấy HS có những tâm lí thế nào? (Thể hiện những mặt có lợi và bất lợi)Những mặt có lợiNhững mặt bất lợi- Có ý thức trách nhiệm cá nhân- Dễ thông cảm sai phạm của người khác- Tôn trọng kỉ luật- Giúp đỡ, nâng đỡ đồng đội- Gắn bó với đồng đội- Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy sinh vì danh dự đội- Người mạnh lấn át người yếu- Sẵn sàng trừng phạt người thua- Chơi gian lận để được thắng- Dễ ganh tị, dẫn đến ghét nhau- Chơi quá đà không giới hạn- Chia bè, nhóm- Quá hiếu thắng, dẫn đến tâm lí thiếu lành mạnh khi chơi Hãy nêu cách khắc phục những phản ứng tâm lí bất lợi của HS khi tham gia trò chơi?Để khắc phục những phản ứng tâm lí bất lợi khi tổ chức cho HS chơi trò chơi học tập, các trò chơi phải gây được hứng thú cho HS, và quan trọng hơn là:Trò chơi phải có mục đính rõ ràngTrò chơi phải được chuẩn bị tốtTrò chơi phải thu hút được đông đảo HS tham gia tự giác và tích cực. Cụ thể:	+ HS tham gia nhiệt tình, tích cực hào hứng	+ HS nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi, chơi một cách thông minh sáng tạo	+ HS có ý thức thi đua giữa cá nhân và các nhóm	+ HS chơi thật thà, thẳng thắn và luôn giữ tinh thần đoàn kết, thân ái dù thắng hay thua	+ HS có tiêu chí thưởng phạt, có quy định và luật chơi rõ ràng, công bằng, khách quan.- Trò chơi phải được hướng dẫn cụ thể, được chơi thử nhiều lần cho quen và phải được rút kinh nghiệm.Hoạt động 4: Cách thức tổ chức chơi một trò chơi học tập1. Khi tổ chức trò chơi bạn đã tiến hành như thế nào?2. Hãy nêu vai trò của người tổ chức trò chơi?3. Khi tổ chức trò chơi, bạn đã dùng hình thức thưởng phạt như thế nào? Bạn đánh giá trò chơi như thế nào?1. Các bước tổ chức một trò chơi học tậpBước 1: Giới thiệu trò chơi:Nêu tên trò chơiHướng dẫn cách chơi: Vừa mô tả, vừa thực hành, nếu cần mời mọi người làm theo ngayBước 2: Chơi thửBước 3: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thửBước 4: Chơi thật - xử “phạt” những người phạm luật chơiBước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độc của người tham dự và rút kinh nghiệm2. Vai trò của người tổ chức trò chơiNgười tổ chức trò chơi cần phải:- Gây được hứng thú cho HS- Có khả năng lôi kéo và thu hút HSBiết kiên nhẫn, diễn đạt mạch lạcBiết dừng chơi khi mọi người đang hăng, đang “thèm thuồng”Biết hướng dẫn HS thực hiện đúng luật chơi, cách đánh giá kết quả và ý nghĩa của trò chơi3. Thưởng phạtThưởng phạt phải công bằng, đúng luật sao cho người chơi thoải mái (thưởng cho những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi và có thể thưởng bằng nhiều hình thức)Phạt những HS vi phạm luật chơi bằng hình thức nhẹ nhàng.Kính chúc các thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc

File đính kèm:

  • ppttap huan hoat dong nhom.ppt
Bài giảng liên quan