Chuyên Đề 3 Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Hệ Thống Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay

I- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NUỚC TA HIỆN NAY

1. Khái niệm về chính trị và hệ thống chính trị

a) Khái niệm về chính trị

Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội1. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên Đề 3 Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Hệ Thống Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ị hiện nay đặt trong điều kiện mới, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát huy mạnh mẽ nền dân chủ trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, Đảng phải tự đổi mới và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng; tăng cường mối quan hệ của Đảng đối với các thành viên của hệ thống chính trị. 2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trịNội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị là các vấn đề của đất nước, trong từng lĩnh vực cụ thể, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội ở các cấp, các ngành; trong các mối quan hệ với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn thể xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng biểu hiện tập trung nhất là lãnh đạo về chính trị và tư tưởng, nhằm mục tiêu tạo ra một khuôn khổ chính trị để Nhà nước Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng và vai trò của mình theo quy định của pháp luật, theo điều lệ, mục đích, tôn chỉ của mỗi tổ chức.Nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong nội dung của cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trịPhương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011):- Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn.- Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. - Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu9.Giống như nội dung sự lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn là một yêu cầu có tính khách quan, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Yêu cầu khách quan này luôn được Đảng ta quán triệt và nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng.III- MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - Xà HỘI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hộiTrong lịch sử cách mạng nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này đã động viên, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh giành chính quyền, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và củng cố Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước"10.Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên; thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội; nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì vậy, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân.Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.Cùng với hình thức tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: tổ chức cơ sở đảng Hội đồng nhân dân xã, phường; ủy ban nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường; các tổ chức chính trị - xã hội khác: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở xã, phường, thị trấn...Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.2. Nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sởMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là rất to lớn, quan trọng, trực tiếp góp công, góp sức xây dựng hệ thống chính từ ngày càng vững mạnh. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở, có thể nêu những nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ.Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trí - xã hội ở cơ sở là:- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.Tích cực tham gia và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác.Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức của mình ngày càng phát triển mạnh và bền vững.1. Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại “politika”, có nghĩa là "công việc nhà nước” hay "những công việc xã hội". Trong tiếng Hán cổ đại, "chính trị" nghĩa là “chính sách quốc gia", "công việc trị quốc"... Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích2,3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t3. 238, 188.4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 264, 99.6, 7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 258, 88.8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 89.9. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 88-89.10. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 125.Bµi häc kÕt thóc xin c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ ®· chó ý l¾ng nghe.

File đính kèm:

  • pptBai giang lop boi duong can bo Hoi cuu chien binh coso(1).ppt
Bài giảng liên quan