Chuyên đề 3 sử dụng điện (điện năng) tiết kiệm và hiệu quả

Điện lực hay điện năng là năng lượng (NL) cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện.

Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năng (bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa).

 

doc16 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 3 sử dụng điện (điện năng) tiết kiệm và hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
trong, vì bị bẩn, bám bụi là nguyên nhân tăng tiêu thụ điện.
 IV. TRÁCH NHIỆM VÀ VIỆC LÀM CẦN THIẾT ĐỂ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
1. Trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp 
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất;
- Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên;   
- Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng;
- Loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều NL.
2. Những việc làm cần thiết đối với hộ gia đình để tiết kiệm năng lượng
2.1. Cần biết lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện
Ø Trước khi mua thiết bị, cần xem xét lại đồ điện trong nhà và lưu ý rằng các thiết bị điện thế hệ càng mới, khả năng tiết kiệm điện năng càng cao. Khi mua các dụng cụ điện, trước hết hãy xem công suất tiêu thụ. Nhiều nước đã dán nhãn tiết kiệm NL - “Energy Star" cho các sản phẩm do họ sản xuất (Ví dụ: tủ lạnh có dán nhãn “Energy Star" tiêu thụ NL ít hơn 20% NL so với tủ lạnh tiêu chuẩn; ít hơn 46% NL so với tủ lạnh sản xuất những năm 1980; chiếc máy giặt dán nhãn “Energy Star” tiêu thụ điện ít hơn 50% NL so với chiếc máy giặt tiêu chuẩn, đỡ tốn hàng 100 đôla/năm do tiết kiệm được nước và cả chất tẩy giặt).
Ø Hãy thay thế các thiết bị sử dụng điện hiệu suất thấp bằng các thiết bị hiệu suất cao như các động cơ điện hiệu suất thấp bằng các động cơ điện hiệu suất cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. 
Nguồn: vietnamnet.vn
Với bóng đèn chiếu sáng, nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact ống nhỏ (T8 - 36w, 18w) thay cho các đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang đường kính ống lớn (T10 - 40w, 20w ). Làm như vậy, hiệu quả chiếu sáng cao hơn 5-10% và tiết kiệm 3-4 lần NL so với bóng đèn tròn.
2.2. Lắp đặt thiết bị tiêu thu điện hợp lý, khoa học
Ø Lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện năng khoa học là một trong những biện pháp tiết kiệm điện năng. Mọi thứ đồ trong ngôi nhà ở của cần được cân nhắc trong sử dụng để tiết kiệm tối đa NL. Đặc biệt cần xem xét lại cách bố trí các dụng cụ điện trong 
Ảnh: digeniehost.co.uk
nhà, ví dụ lò nướng không đặt gần tủ lạnh vì bên ngoài nhiệt độ cao cũng làm tủ 
lạnh tốn điện hơn. Máy bơm nước đặt ở vị trí thích hợp sẽ nhanh đầy bể; máy gặt nên để gần nơi lấy nước và tiện thoát nước.
Ø Với các phòng có dùng thiết bị sưởi ấm hoặc làm mát, các khung cửa, cánh cửa phải thật kín và thật khít để tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị nhiệt. Người ta đã tính được trung bình một ngôi nhà không kín, NL hao hụt tương đương lượng khí cacbonic phát ra là 600 kg/năm.  
2.3. Tạo thói quen sử dụng đúng cách các thiết bị tiêu thụ điện năng
Hình Nên rút hẳn các phích cắm điện khi ra khỏi nhà (Ảnh Minh họa)
Tạo thói quen sử dụng đúng cách với các loại thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình như: tủ lạnh, tivi, điều hòa nhiệt độ, quạt (trần, bàn), máy vi tính, lò vi sóng, lò nướng, bàn là, máy giặt, máy rửa bát đĩa , v.v.. Rút phích cắm (biến áp, ổn áp) ra khỏi ổ khi không dùng (hoặc đi vắng). 
Ø Đối với tủ lạnh
Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Xác định nhiệt độ cần thiết trên nấc điều chỉnh tùy theo mùa (mùa hè để ở mức 3 hoặc 4, mùa đông chỉ ở mức 1-2). Nếu vặn quá mức cần thiết, lập tức tiêu thụ NL tăng 25%. Nhiệt độ bên trong tủ nên để ở chế độ từ 3 đến 6oC, ngăn đá từ -10 đến -3oC là đủ. 
Nên lưu ý rằng, cứ lạnh hơn 10oC là tốn thêm 25% điện năng. Phải thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, và cửa đã được đóng chặt chưa, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện. Việc sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hoặc tủ đông không hợp lý có thể gây ra tiêu hao năng lượng rất lớn. Tủ lạnh nên được để đầy, nhưng vẫn có đủ không gian trống xung quanh thực phẩm để không khí được lưu thông một cách hiệu quả. Tủ đông thì phải được chất đầy hơn hơn, vì thực phẩm này sẽ giúp làm mát thực phẩm khác. 
Ø Máy điều hoà nhiệt độ
Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
Ø Bàn là
Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.
Ø Với máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.chỉ khi thật cần thiết mới bật nước nóng, làm như vậy có thể tiết kiệm được 75% NL và giảm phát thải 
khoảng 200 kg CO2/năm. Phơi quần áo ngoài trời, dưới nắng vừa kéo dài tuổi thọ của quần áo, vừa tiết kiệm NL vì sấy khô trong máy sẽ sản sinh thêm ít nhất 650kg khí CO2 mỗi năm. Nên gom quần áo bẩn giặt một lần vừa hết công suất máy, vì mở máy nhiều lần cũng sẽ tốn điện hơn nhiều.
Ø Lò vi sóng:
Nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng lò vi sóng. Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này. 
Ngoài ra, cần phải tuân thủ một số vấn đề liên quan đến sử dụng lò vi sóng để đảm bảo sự an toàn cho thiết bị và cả sức khỏe con người.
Ø Lò nướng: 
Giảm tối thiểu số lần bạn mở cửa chiếc lò nướng bánh, quay thịt, quay gà khi lò đang làm việc. Mỗi lần mở như thế, nhiệt truyền ra ngoài khiến cho nhiệt độ của lò lập tức bị giảm từ 15 đến 30 độ C, có thể còn hơn nữa. Đừng để quá nhiệt lâu hơn cần thiết. 10 phút là đủ. Khi nướng thịt, quay gà... không cần để quá nhiệt. Khi bỏ món ăn ra khỏi là vẫn còn dư nhiệt, có thể tận dụng để làm nóng các món ăn khác. 
Lò nướng điện đa năng (ảnh minh họa)
Ø Máy tính:
Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. 
Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
EPA (Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ) cho biết nếu cứ bật máy liên tục ngay cả khi không sử dụng sẽ làm tốn thêm 80% điện năng và thải ra thêm 650kg khí thải cacbonic mỗi năm.
Ø Ti vi: .
Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
Ø Quạt điện:
Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Trong một phòng không dùng quạt khi đã bật điều hòa nhiệt độ. Vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thường xuyên tra dầu vào ổ trục để giảm ma sát và an toàn cho quạt. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.
Ø Hãy rút phích cắm ra khi không dùng đồ điện: nhiều đồ điện có nút mở, tắt/“On/Off”, nhưng khi không dùng thường xuyên (hoặc khi đi vắng) nên rút luôn phích cắm ra, kể cả máy biến áp, ổn áp. Máy để ở chế độ “chờ” vẫn tiêu hao NL nhất định. Việc tích tiểu thành đại, sẽ tốn khá nhiều NL vô ích. 
2.4. Thiết kế nhà ở không nên quá rộng: trước hết là tốn kém về chi phí NL để sưởi ấm về mùa đông, làm mát về mùa hè; để, nhà càng rộng thì việc tiêu thụ NL cho việc thắp sáng, hút ẩm, bảo dưỡng, duy tu các thiết bị càng nhiều. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.
2.5. Hãy biết tạo cảnh quan cho ngôi nhà: 
Ngôi nhà với mảng cây xanh và kính để tạo không khí mát. (Nguồn: 
Trong khuôn viên, nên có sự phân phối hợp lý giữa diện tích ở và diện tích lưu không, hãy tạo màu xanh của cây cỏ, như: một vài hàng cây, một vạt đất trồng hoa và cây cảnh. Phía 
bên ngoài cửa sổ hướng về phía đông và phía tây nên trồng cây có bóng mát hay ít nhất cũng là một giàn cây leo như nho, thiên lý, chanh leo để che nắng chiếu trực diện vào mùa hè, che gió vào mùa đông. Nhờ vậy, trong nhà luôn luôn có sự chênh lệch nhiệt độ với ngoài trời, có thể tới 4-5oC. Một ngôi nhà có đủ bóng mát của cây xanh, nhiều khi không cần đến máy điều hoà, tiết kiệm từ 10 - 20% điện năng mỗi năm. 
2.6. Thay đổi thói quen khác trong sinh hoạt hàng ngày cũng là giải pháp tiết kiệm điện năng. Ví dụ:
- Trời lạnh, nên mặc thêm quần áo ấm để giảm nhu cầu sưởi ấm; Trời nóng, nên mặc áo nhẹ để không phải bệt điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát; 
- Khi mua thực phẩm nên mua đủ dùng trong ngày không phải để đông lạnh rồi làm tan giá; khi nấu thức ăn nên nấu đủ cho mỗi bữa hay mỗi ngày để khỏi phải nấu nhiều rồi lại phải hâm;
V. CÙNG SUY NGẪM ĐỂ HÀNH ĐỘNG 
1. Bạn hãy cho một vài ý kiến hoặc lời bình về hậu quả của sử dụng điện năng không hợp lý?
2. Theo bạn, mọi thành viên trong gia đình cần làm gì để tiết kiệm điện trong sinh hoạt?
3. Gia đình bạn đã dùng bình nước nóng sử dụng NL mặt trời chưa? Vì Lý do gia đình bạn chưa dùng? 
4. Giả sử người thân của bạn (bố, mẹ, vợ/chồng, con, ..) không thích sử dụng bình nước nóng NL mặt trời, bạn sẽ thuyết phục như thế nào để sử dụng bình nước dùng NL mặt trời?
5. Bạn đã bao giờ sử dụng lãng phí điện năng (trong sinh hoạt, học tập, công việc hàng ngày)? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

File đính kèm:

  • docChuyen de 3.doc