Chuyên đề 5 các vấn đề liên quan giữa sử dụng năng lượng với sử dụng hợp lí chất thải
1. Khái niệm chất thải
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác".
Chất thải (rác thải) là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, . mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ.
ần chứa vào thùng có nắp đậy để tránh chuột, gián, ruồi và hạn chế mùi hôi. Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được mang đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ. Rác hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho sản xuất nông nghiệp và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất phân hữu cơ sau này. - Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát... Đây là loại rác không thể sử dụng được nữa mà chỉ có thể mang đi chôn lấp tại bãi rác. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng rác vô cơ này. - Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp... sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các sản phẩm mới. - Rác nguy hại: cần để riêng biệt hoàn toàn, bao gói kín đặt xa nơi có người, hoặc chôn vào đất nếu chôn thuận tiện. Có hai cách phân loại rác như sau: Cách 1: Mỗi hộ gia đình cần phải trang bị ít nhất là hai thùng rác. Một thùng màu xanh (chứa rác hữu cơ) và thùng màu da cam (chứa rác vô cơ). Trong đó, thùng rác hữu cơ sẽ có thêm lưới lọc chất lỏng phía đáy để tách nước ra khỏi phần rác hữu cơ. Thông thường, mỗi tổ dân phố sẽ có khoảng 1-2 điểm đặt thùng rác thu gom tập kết. Rác hữu cơ được đổ hàng ngày vào mỗi chiều (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Rác vô cơ chỉ đổ vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy và Chủ nhật (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Nhờ việc phân loại rác tại nguồn, khối lượng rác chở về bãi rác sẽ giảm khá nhiều, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế do giảm chi phí xử lý rác, tái sử dụng nhiều sản phẩm từ rác tái chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại lẫn trong rác. Hình 1:Thùng xanh để chứa rác hữu cơ Hình 2: Thùng da cam để chứa rác vô cơ Cách 2: 1. Khuyến khích tất cả người dân sử dụng thùng rác 2 ngăn hay 2 thùng rác riêng biệt để đựng 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Đặc điểm của thùng rác 2 ngăn, mỗi ngăn có một mầu riêng biệt, ví dụ ngăn mầu xanh quy định rác hữu cơ, ngăn mầu đỏ quy định rác vô cơ, nếu có thêm hình vẽ biểu trưng loại rác thải ở mỗi ngăn thì việc phân loại sẽ dễ dàng hơn. Cung cấp cho mỗi nhà dân poster (tờ rơi) về danh sách các loại rác thải vô cơ, hữu cơ, poster nên được dán trên tường ở gần thùng rác. Hình 3: Danh sách các loại rác thải vô cơ, hữu cơ 2. Nơi đổ rác tại khu dân cư. - Phần lớn các khu dân cư ở nước ta chưa có thùng rác công cộng và khi vứt rác mọi người đều đổ ra hè đường cho nhân viên thu gom rác vì thế: - Tại hè đường nơi người dân hay vứt rác nên vẽ 2 ô riêng biệt cho rác vô cơ và hữu cơ để người dân không vứt nhầm lẫn 2 loại rác và cũng để dễ dàng cho nhân viên thu gom rác. Và cũng nên vẽ thêm một ô với rác chưa được phân loại. - Viền ngoài mỗi ô nên có mầu sắc hay hình vẽ quy định loại rác giống với mầu của thùng rác để người khi vứt rác không bị nhầm lẫn. - Việc vẽ ô vứt rác tại hè phố có thể làm xấu đôi chút mỹ quan đường phố nhưng có lẽ là biện pháp hay khi chưa có được thùng rác ở nơi công cộng. 3. Xe thu gom rác. - Xe thu gom rác cũng nên có 2 ngăn và mầu sắc cũng giống với thùng rác tại nhà. - Hoặc có 3 loại xe để thu gom Hình 4: Xe thu gom rác rác, một loại thu gom rác hữu cơ, một loại thu gom rác vô cơ, và một loại thu gom rác không được phân loại 4. Nhà máy chế biến rác Rác sau khi được thu gom được vận chuyển tới nhà máy chế biết rác thải: chế biến phân bón nông nghiệp từ rác hữu cơ, gạch xây dựng từ những rác thải phế liệu như túi nylong, đá, sỏi Khi mới thực hiện phân loại rác thải sẽ có loại rác được phân loại và rác chưa được phân loại vì vậy loại rác chưa được phân loại sẽ được thu gom riêng Mô hình có thể được thể hiện đơn giản như sau: Hình 5: Mô hình phân loại rác tại nguồn Nguồn: Thanh Thủy giới thiệu trên diễn đàn VEN (Vietnamese Environmental Network) Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn (chỉ có rác vô cơ mới phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng và các vấn đề MT cũng giảm nhiều. Việc phân loại rác tại nguồn đem lại rất nhiều lợi ích như: - Tạo được nguồn thu nhập từ phế liệu; - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước; - Tiết kiệm năng lượng; - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu lượng khí mêtan (CH4) và CO2 phát sinh từ các bãi chôn lấp, vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính; - Giảm tối đa khối lượng nước rác rò rỉ, đồng thời nước rò rỉ được xử lý dễ dàng hơn; - Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý. Xử lý rác thải bằng công nghệ lò hơi tầng sôi Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và thân thiện với môi trường, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tái sử dụng chất thải để phục vụ sản xuất bằng công nghệ lò hơi tầng sôi là một giải pháp mới được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường. Hệ thống hoạt động của công nghệ lò hơi tầng sôi (Nguồn: Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn dùng nhiên liệu là phụ phẩm nông nghiệp và các chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh đã được Công ty TNHH Một thành viên Giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân, tại KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành ứng dụng có hiệu quả và được Bộ Công Thương, Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá cao về giải pháp tiết kiệm năng lượng - BVMT. Ngoài ra, ngày nay khoa học phát triển, người ta đã nghiên cứu sử dụng chất thải rắn từ việc phá dỡ các kết cấu cũ và xuống cấp; xây dựng các toà nhà mới; đào đường nhựa; các hoạt động bao gồm; nhà văn phòng, nhà ở, đường xá, cầu, hệ thống tàu điện ngầmđể sản xuất gạch không nung. 5. Cách xử lí chất thải sinh hoạt thông thường 5.1. Công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ - Composting Phân lợn Xử lý sơ bộ Phối trộn Ủ Đảo trộn Đánh tơi Sử dụng Nguồn dinh dưỡng Chế phẩm vi sinh vật Hình 7: Quy trình quản lý chất thải rắn hữu cơ bằng công nghệ Composting Người dân thành phố thu gom rác hữu cơ sinh hoạt đã được phân loại tại gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rác được thu gom và chuyên chở đến địa điểm chế biến/ủ Composting. Trong bước này, khâu phân loại tại nguồn là quan trọng nhất vì như vậy mới tiết kiệm được chi phí chuyên chở rác và chất lượng ủ phân mới đảm bảo. Nếu không phân loại ngay tại nguồn thì trước khi ủ cũng phải phân loại. Trong quy trình công nghệ Composting luôn có sự tham gia của vi sinh vật phân giải thông qua việc bổ sung các chế phẩm vi sinh vật, như vậy sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cao. Ở nội dung này kỹ thuật ủ và giống loại vi sinh vật đưa vào bể ủ phân là quan trọng hơn cả, nó quyết định thời gian ủ và chất lượng phân hữu cơ. Hiện có nhiều phương pháp và quy trình khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc chung là bước đầu ủ nóng, sau đó ủ nguội. 5.2. Xây dựng hầm ủ biogas Ngày nay để kết hợp việc xử lý rác thải sinh hoạt, phân người, phân gia súc, gia cầm, các hộ gia đình ở nông thôn ,đặc biệt các trang trại chăn nuôi bò, lợn quy mô lớn, có thể áp dụng kiểu Biôga. Hầm ủ biogas vừa xử lý rác sinh hoạt, chất thải chăn nuôi vừa cung cấp khí đốt dùng đun nấu trong gia đình, tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động và làm sạch môi trường . Hố xử lý Phân + Nước Hầm Biogas Khu nhà bếp Hệ thống tải ga dự trữ Chuồng trại chăn nuôi Hình 5. Sơ đồ tổng quát hầm biôga VACVINA 5.3 Mô hình đô thị sinh khối Hình 6. Mô hình thị trấn sinh khối Nguồn: Báo cáo khoa học – Nghiên cứu tiềm năng xây dựng mô hình đô thị sinh khối huyện củ chi, TP.HCM Đây là mô hình tái sử dụng chất thải sinh khối, đặc biệt là chất thải chăn nuôi, khoảng 90% chất thải chăn nuôi sẽ được tái sinh, tái chế như sản xuất khí sinh học và làm phân compost thay vì thải ra môi trường, giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay do chất thải chăn nuôi gây ra. GS Trần Bình giới thiệu nguyên lý hoạt động của các loại bếp gas sinh khối. (Nguồn: Bếp gas sinh khối (Ảnh minh họa). *Ghi chú: Sau hơn 30 năm kiên trì nghiên cứu, GS-TS Trần Bình (Công ty Khoa học - Công nghệ và Xây dựng NEWTECH Bình Định)- ông “vua cầu” ở đồng bằng sông Cửu Long, tác giả của trên 1.600 cây cầu “không chân” triển khai trên khắp vùng sông nước này hơn 10 năm trước- đã hoàn thành toàn bộ công trình nghiên cứu về các bếp lò tạo khí đốt cháy bằng gas từ các loại nhiên liệu sinh khối. P.V Báo Bình Định đã trao đổi với GS-TS Trần Bình về nghiên cứu này của ông. IV. TRÁCH NHIỆM VÀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI DÂN CẦN LÀM ĐỂ SỬ DỤNG HỢP LÝ CHẤT THẢI VÀO MỤC ĐÍCH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 1. Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước sông rạch, ra đường, nơi công cộng, ven trục lộ giao thông thuỷ bộ trong vùng thành thị lẫn nông thôn. 2. Cần tạo thói quen tiết kiệm trong tiêu xài để phát thải ít rác, biết phân loại rác để tận dụng, tái chế, tái sinh rác tốt. 3. Mỗi hộ gia đình ở nông thôn phải đào hố chứa rác càng xa nhà càng tốt để tránh đổ rác tràn lan gây mất vệ sinh. Mùa khô nên gom đốt rác sạch sẽ, mùa mưa hay mùa nước ngập lũ cần lấp đất kín miệng hố để rác không trôi đi. 4. Mỗi hộ gia đình ở khu thành thị, khu dân cư tập trung cần tổ chức thu gom rác, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định và đóng lệ phí rác đầy đủ để bộ phận vệ sinh có điều kiện làm tốt việc thu gom . V. CÙNG SUY NGÂM ĐỂ HÀNH ĐỘNG 1. Bạn hãy nêu và phân tích vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí chất thải? Nêu ví dụ minh họa? 2. Theo bạn, việc sử dụng chất thải không hợp lí có những tác hại gì đối với đời sống sinh hoạt và kinh tế gia đình? Hãy nêu một ví dụ để minh họa? 3. Tại sao phải phân loại chất thải tại nguồn? Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số ví dụ về cách xử lý chất thải sinh hoạt thông thường. 4. Bạn đã có ý tưởng gì trong việc sử dụng chất thải vào mục đích tiết kiệm năng lượng? 5. Bạn là người sống tại vùng nông thôn hoặc có người thân đang sinh sống tại vùng nông thôn, nếu cần cho họ một lời khuyên về sử dụng chất thải vào mục đích tiết kiệm năng lượng, ban sẽ tư vấn như thế nào?
File đính kèm:
- Chuyen de 5.doc