Chuyên Đề 6: Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Cựu Chiến Binh Ở Cơ Sở; Xây Dựng Hội Cựu Chiến Binh Ở Cơ Sở Trong Sạch, Vững Mạnh

I - TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ

1. Tổ chức Hội cựu chiến binh ở cơ sở

Tổ chức Hội Cựu chiến binh ở cơ sở (Hội cơ sở) được thành lập ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập Hội cơ sở phải có từ 7 cựu chiến binh trở lên, có nguyện vọng thành lập tổ chức hội và làm đơn xin thành lập tổ chức hội, được Đảng ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhất trí và Ban Chấp hành hội cấp trên ra quyết định thành lập.

 

ppt66 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 7542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên Đề 6: Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Cựu Chiến Binh Ở Cơ Sở; Xây Dựng Hội Cựu Chiến Binh Ở Cơ Sở Trong Sạch, Vững Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ qua các hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ, các buổi liên hoan văn nghệ, tạo môi trường văn hóa lành mạnh đẩy lùi các loại văn hoá độc hại.+ Động viên cựu chiến binh phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.+ Thường xuyên chăm lo xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính đã được xác định tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.Một là, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Hai là, có ý thức tập thể đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.Ba là, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.Bốn là, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.Năm là, thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.2. Công tác tổ chức - chính sáchCông tác tổ chức - chính sách ở cơ sở hội gồm các nội dung: xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh, hội viên gương mẫu, gia đình hội viên văn hoá; công tác quản lý, rèn luyện hội viên và phát trển hội viên mới, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hội ở cơ sở; công tác chính sách.a) Công tác tổ chức hội trong sạch, vững mạnh, hội viên gương mẫu và gia đình hội viên văn hóa+ Xây dựng hội trong sạch vững mạnh (đã trình bày ở mục II).+ Xây dựng gia đình hội viên cựu chiến binh văn hóa theo tiêu chí bình xét của địa phương.+ Xây dựng hội viên gương mẫu theo các tiêu chí:Một là, có tư tưởng vững vàng kiên định, lối sống lành mạnh.Hai là, giúp nhau cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.Ba là, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.Bốn là, chịu khó học tập, lao động sáng tạo để nâng cao kiến thức, năng lực và hiệu quả công tác.Năm là, thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ.- Cách thức tiến hành:+ Phổ biến cho cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích và các tiêu chuẩn trên để tự giác thực hiện.+ Căn cứ vào tiêu chuẩn và tình hình cụ thể từng nơi, Ban Chấp hành Hội cơ sở, các chi hội trưởng xây dựng kế hoạch gắn với công tác thi đua của hội, đưa ra tập thể thảo luận, quyết định các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.+ Hằng năm, tiến hành kiểm điểm, tổng kết và bình xét kết quả. Ban Chấp hành Hội cơ sở quyết định công nhận các chi hội đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, hội viên gương mẫu và kết hợp với địa phương xét công nhận gia đình hội viên văn hóa.b) Công tác quản lý, rèn luyện hội viên và phát triển hội viên mớiBan Chấp hành Hội cơ sở cần thường xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng hội viên của hội và cựu chiến binh trên địa bàn; hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và những phó khăn thực tế của hội viên để có kế hoạch, biện pháp giáo dục, giúp đỡ.Hằng năm có kế hoạch bồi dưỡng hội viên quán triệt các nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ của hội, những kiến thức cần thiết (theo kế hoạch của công tác tuyên giáo trong năm).Trong công tác phát trển hội viên, cần tiến hành các việc sau:+ Giáo dục cán bộ, hội viên nhận rõ trách nhiệm trong việc giới thiệu kết nạp hội viên mới.+ Tổ chức điều tra khảo sát số lượng, chất lượng các đối tượng cựu chiến binh, phân rõ số cựu chiến binh đủ điều kiện kết nạp theo quy định của Điều lệ hội nhất là các đối tượng mới được bổ sung. Việc nắm đối tượng kết nạp phải làm thường xuyên và có sự phối hợp chặt chẽ giữa hội với cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng của địa phương.+ Lập kế hoạch phát triển hội viên của Ban Chấp hành và các chi hội có chỉ tiêu số lượng và phân công cán bộ hội viên tuyên truyền, vận động cựu chiến binh để kết nạp; chú trọng cả mặt chất lượng và số lượng.c) Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hội ở cơ sởNội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hội ở cơ sở bao gồm công tác quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ; bồi dưỡng cán bộ, xây dựng quy hoạch cán bộ chủ trì, giới thiệu nhân sự để bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo của cấp mình và cấp trên; thực hiện chính sách đối với cán bộ. Cách thức tiến hành công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hội ở cơ sở là:- Quán triệt tiêu chuẩn cán bộ hội theo Nghị quyết chuyên đề I của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa III để bồi dưỡng cán bộ:Một là, có lập trường chính trị vững vàng, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm đối với công tác hội. Hai là, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực.Ba là, có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác theo chức trách được giao, có tác phong, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng. Bốn là, có tín nhiệm với cấp ủy đảng, chính quyền, hội viên và cựu chiến binh.Năm là, có sức khỏe, có điều kiện hoạt động thực sự cho hội. Độ tuổi đảm nhiệm chức danh cán bộ chủ trì (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) công tác hội ở cơ sở nói chung không quá 65 tuổi.- Xây dựng quy hoạch cán bộ, báo cáo với Thường vụ Đảng ủy xã, phường, thị trấn và Ban Chấp hành hội cấp trên trực tiếp phê duyệt. Trong quy hoạch, một chức danh có thể xếp từ 2 đến 3 người và một người có thể xếp từ 2 đến 3 chức danh để quá trình lựa chọn được thuận lợi. Hằng năm cần xem xét kịp thời để bổ sung và điều chỉnh.- Tiến hành bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức, phương pháp, như: giao nhiệm vụ để bồi dưỡng năng lực cán bộ; thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác để bồi dưỡng, cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch cấp trên.d) Công tác chính sáchCông tác chính sách thực hiện theo các mặt:- Nội dung:+ Góp phần thực hiện đúng các chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đã ban hành đối với cựu chiến binh.+ Tổ chức các hình thức hoạt động tình nghĩa thể hiện tình đồng chí, đồng đội giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cựu chiến binh.- Cách thức tiến hành:+ Phổ biến cho cán bộ, hội viên hiểu rõ nội dung các chính sách của Nhà nước đã ban hành đối với đối tượng người có công với cách mạng và cựu chiến binh; động viên cựu chiến binh hiểu rõ những khó khăn chung của đất nước, giúp nhau khắc phục khó khăn.+ Chủ động nắm tình hình các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và cựu chiến binh, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền địa phương, có chủ trương giúp đỡ những gia đình khó khăn. + Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn đau ốm; tổ chức tang lễ, phúng viếng, tiễn đưa khi có người qua đời. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng vào các ngày kỷ niệm, lễ, tết,..+ Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức tu sửa, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương trong các ngày kỷ niệm. Động viên cựu chiến binh tham gia cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, gây quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam do Mặt trận Tổ quốc phát động.+ Đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng, thiết thực của cựu chiến binh và các đối tượng chính sách.Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, một nhiệm vụ công tác của tổ chức Hội cơ sở.Ban Chấp hành Hội cựu chiến binh xã, phường, thị trấn và các cấp cơ sở của hội phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các chi hội, phân hội và hội viên về việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của hội; tổ chức hội và hội viên chịu sự kiểm tra, giám sát của hội. Trong công tác kiểm tra cần chú ý:a) Nhiệm vụ kiểm tra- Tổ chức nghiên cứu học tập Điều lệ hội, các nghị quyết chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra và kỷ luật của hội cho cán bộ, hội viên.- Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra 6 tháng, hằng năm và cả nhiệm kỳ.- Kiểm tra chi hội, phân hội và hội viên thuộc phạm vi quản lý của Hội cơ sở về chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của hội, xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, hội viên; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chi hội, phân hội và hội viên, kiểm tra việc thu, chi, nộp hội phí của chi hội và hội viên.- Định kỳ báo cáo công tác kiểm tra lên hội cấp trên theo quy định. b) Nội dung kiểm traKiểm tra chi hội, phân hội và hội viên về chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của hội, bao gồm các nội dung:- Đối với chi hội, phân hội:+ Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và giải quyết tư tưởng kịp thời phản ánh lên Hội cơ sở.+ Thực hiện Điều lệ Hội triển khai các nhiệm vụ, chương trình công tác của Hội; phối hợp với các đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội ở địa phương.+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên.+ Xây dựng chi hội, phân hội, phát triển hội viên thu, chi, nộp hội phí.- Đối với hội viên+ Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.+ Chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của hội, thực hiện nhiệm vụ của hội viên và chức trách được giao. + Giữ gìn phẩm chất đạo đức, đoàn kết xây dựng hội, tham gia sinh hoạt hội, ý thức nộp hội phí. Kiểm tra hội viên và chi hội, phân hội khi có dấu hiệu vi phạm, bao gồm:- Đối với chi hội, phân hội:+ Việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của hội.+ Thực hiện nhiệm vụ chính trị của hội.+ Thực hiện các chế độ sinh hoạt chi hội, phân hội, việc quản lý giáo dục hội viên, giữ gìn đoàn kết thống nhất nội bộ hội.- Đối với hội viên:+ Việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của hội.+ Thực hiện nhiệm vụ hội viên và các nhiệm vụ được giao.+ Giữ gìn phẩm chất đạo đức, đoàn kết xây dựng hội.+ Tham gia sinh hoạt hội, có ý thức nộp hội phí đầy đủ.Vấn đề trao đổi, thảo luận:1. Tổ chức, nguyên tắc và nhiệm vụ hoạt động của Hội Cựu chiến binh cơ sở.2. Yêu cầu nội dung và biện pháp xây dựng Hội cơ sở trong sạch, vững mạnh.Bµi häc kÕt thóc xin c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ ®· chó ý l¾ng nghe.

File đính kèm:

  • pptBai giang lop boi duong can bo Hoi cuu chien binh coso(4).ppt