Chuyên đề An toàn giao thông

Cách nhận biết biển báo hiệu giao thông đường bộ, vạch kẻ đường bộ

Gồm 2 phần:

Cách nhận biết và chấp hành biển báo hiệu đường bộ.

Cách nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường bộ.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề An toàn giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đềAN TOÀN GIAO THÔNG Cách nhận biết biển báo hiệu giao thông đường bộ, vạch kẻ đường bộGồm 2 phần:Cách nhận biết và chấp hành biển báo hiệu đường bộ.Cách nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường bộ.I. Cách nhận biết và chấp hành biển báo hiệu đường bộ.Nhóm biển chỉ dẫn.Gồm 48 kiểu, từ biển số 401 đến biển số 448, nhằm thông báo cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. Biển chỉ dẫn có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn một đầu. Nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền biển màu trằng thì hình vẽ và chữ viết màu đen. 2. Nhóm biển hiệu lệnh. Hình tròn, nền xanh lam, trên biển có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Gồm 9 kiểu, từ biển 301 đến biển 309, có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ 504 “Làn đường” đặt ngay bên dưới biển chính.3. Nhóm biển báo cấm. Hình tròn (trừ biển số 122 "dừng lại" có hình 8 cạnh đều) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Gồm có 39 kiểu, từ biển 101 đến biển 139, có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ 504 “Làn đường” đặt ngay bên dưới biển chính.  4. Nhóm biển báo nguy hiểm. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Gồm 46 kiểu, từ biển 201 đến biển 246, có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy Nhóm biển phụ. Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Gồm có 9 kiểu, từ biển 501 đến biển 509. Cách nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường bộVạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.1. Điểm chú ý về các loại vạch kẻ đường: Vạch dọc liền :để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới. Vạch dọc liền kép :thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao, nhằm tăng sự chú ý của lái xe, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đảm bảo đi đúng theo quy định của vạch dọc liền. Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước. Vạch dọc đứt quãng: dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình. Vạch liền ngang phần xe chạy ;có hiệu lực như biển báo “dừng lại”: yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Vạch đứt quãng ngang đường:dùng phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp sang đường (gần chỗ đường giao nhau).2. Hình ảnh và tác dụng của một số vạch kẻ đường phổ biến . Vạch 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Xe không được đè lên vạch này. Vạch 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết. Vạch 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau 10 cm, dùng phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. Vạch 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe. Vạch 1-5: Vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3, dùng phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo 1 hướng. Vạch 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều. Vạch 1-7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau. Vạch 1-8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy. Vạch 1-9: Là vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m, cách nhau 0,1 m, quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe. Vạch 1-10: Là vạch đứt quãng màu vàng, xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe. Vạch 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét, dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng. Vạch 1.12: Chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “STOP” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch  không có hiệu lực. Vạch 1.13: Hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên. Vạch 1-14: Là vạch "sọc ngựa vằn" gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường. Vạch 1-15: gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm. Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp. Vạch số 1.16.1: “Ngựa vằn” màu trắng, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau. Vạch 1.16.2: Xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn ) khác nhau.Vạch 1.16.3: (Ngược chiều với hình bên) Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau. Vạch 1.17: Vạch sơn sóng màu vàng quy định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải theo tuyến quy định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm. Vạch 1.18: Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi Vạch 1.20: Màu trắng, xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m (đường cao tốc có thể lớn hơn), lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại. Vạch số 1.21: Là chữ “Stop” (dừng lại) màu trắng, xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m.

File đính kèm:

  • pptBAI GIANG DIEN TU LUAT GTDB.ppt