Chuyên đề Biện pháp giáo dục đối với học sinh chưa ngoan

Lý do chọn đề tài:

 Trong bất cứ nhà trường trung học phổ thông cũng như trường THCS đều có hiện tượng học sinh chưa ngoan . Nó không những ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường mà còn là nỗi lo cho bao gia đình có những đứa con không ngoan . Đó cũng là gánh nặng , là vấn đề nan giải của xã hội nữa . Nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh đó trong hiện tại và tương lai. Cụ thể là ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức , nhận thức , làm hạn chế rất nhiều trong việc hòa nhập với tập thể lớp ,bạn bè xa lánh,bị giáo viên bộ môn ,giáo viên chủ nhiệm khiển trách , cảnh cáo dẫn đến học sinh bị cô lập , mặc cảm , lạc lõng . Từ đó càng sống buôn thả hơn .Vì thế nếu không được giáo dục uốn nắn kịp thời , đúng lúc thì sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng , và trở nên mối lo ngại cho gia đình , nhà trường và xã hội .

 

ppt15 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Biện pháp giáo dục đối với học sinh chưa ngoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c người khác.Nhưng do sự phát triển không đồng đều về tâm lý , sinh lý nên tính trẻ con và tính người lớn cùng tồn tại . Thể chất có sự thay đổi lớn , tiếng nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh nên thường rối loạn về hệ thần kinh nên các em dễ xúc động ,dễ bực tức ,dễ nổi nóng , cáo gắt hay phản ứng ngay gắt. Hơn nữa hệ thần kinh của lứa tuổi này khả năng chịu đựng những kích thích và tác động bên ngoài chưa cao nên các em dễ bị kích động về nhiều mặt : tính tình thay đổi hay cáo gắt , thờ ơ với mọi ngườiDo chịu nhiều tác động như vậy đôi khi làm các em chán nản ,không có hứng thú học tập , lơ là chỉ muốn chơi bời thỏa thích, liêu lõng với bạn bè. Ở lứa tuổi này , các em dễ bị kích thích, kích động và dễ bị lôi kéo bởi sự rủ rê bạn bè .Từ đó bỏ bê học tập , lừa thầy cô dối cha mẹ lêu lõng chơi bời .Tình cảm các em cũng dễ thay đổi lúc vui ,lúc buồn , có lúc rất bồng bột . Do sự thay đổi về tình cảm như vậy nên ngay trong chính suy nghĩ tình cảm của các em có sự mâu thuẫn. Chính vì thế nhà giáo, giáo dục hiện nay cần phải quan tâm và tìm hiểu thật kỉ về đối tượng của mình về đặc điểm của từng học sinh .Qua đó đề ra những yêu cầu và phương pháp giáo dục hay bồi dưỡng về học lực đối với từng học sinh,về đặc điểm sinh lí , về ước muốn , nguyện vọng cũng như sở thích của từng học sinh. Trong khi tiến hành công việc của mình, nhà giáo dục cần phải tránh nôn nóng, phải kiên trì trong một thời gian dài mới đạt kết quả như mong muốn ,phải tránh có thành kiến với học sinh , phải biết phối hợp đồng bộ với gia đình học sinh cũng như xã hội nhằm giáo dục các em trở thành một học sinh bình thường như bao học sinh khác, đó là mong muốn của nhà trường ,phụ huynh và toàn xã hội . Học sinh chưa ngoan ở trường là những học sinh mang nhiều biểu hiện lệch lạc về sự phát triển nhân cách và về đời sống tâm lý . Những biểu hiện chưa ngoan như : Vẫn đến trường đến lớp nhưng chỉ để chơi , gây gổ , không tập trung vào học tập mà thường xuyên cúp tiết đều đó sẽ dẫn đến học kém , chứ không phải vì năng lực , trí tuệ kém , do cuộc sống của các em va chạm nhiều với xã hội nên đôi khi chúng không nhanh hơn hẳn bạn bè về mặt nào đó .Trong giờ học hay mất trật tự , ngủ gật ,vô lễ coi thường thầy cô giáo và có nhiều biểu hiện chống lại .Suy nghĩ của học sinh chưa ngoan thiếu xu hướng lành mạnh nhưng không hẳn thế mà trong thâm tâm học sinh vẫn có những ước ao,khát khao được quan tâm,vỗ về ,an ủi, che chở đó là tiềm ẩn bên trong ,bên ngoài cái vỏ cứng nhắc .Nếu nhà sư phạm nắm được điều đó thì việc giáo dục những học sinh này sẽ đạt kết quả .Học sinh chưa ngoan nhưng trong thâm tâm chúng vẫn lờ mờ cảm thấy sự sai trái về hành vi đạo đức của mình khi bị lên án ,chê trách thì chúng thường hay che đậy ,biện hộ cho mình những hành vi sai trái do mình gây nên .Do vậy ta phải bình tĩnh tránh xa lánh và cô lập những học sinh chưa ngoan mà phải luôn quan tâm theo dõi và dành cho các em một tình thương mến thật sự , đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ chia sẽ của tập thể lớp.Nếu không học sinh chưa ngoan đã khó giáo dục rồi mà lại càng bướng bỉnh cứng đầu thêm .Muốn giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả tốt đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà trường , gia đình và xã hội .Đối với phụ huynh học sinh thường xuyên theo dõi , quan tâm chăm sóc giáo dục con em mình kết hợp tốt với nhà trường (gia đình – nhà truờng – xã hội) để tìm ra giải pháp tốt nhất . Đối với xã hội đặt biệt là địa phương giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cùng nhà trường khắc phục hiện tượng trên Người có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan phải kể đến đội ngũ giáo viên .Hơn nữa Đoàn thanh niên , Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một chổ dựa vững chắc cho nhà trường tiến hành công tác giáo dục đạt hiệu quả cao nhất , thông qua các hoạt động đặc thù của mình , giúp các em cố gắng phấn đấu sửa sai khi phạm lỗi thông qua việc nêu gương “ người tốt việc tốt , đôi bạn giúp nhau trong học tập ” ,hạn chế học sinh chưa ngoan,cá biệt .Phần 2: HIỆN TRẠNG HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở TRƯỜNG THPT& THCS 1/Điều kiện khách quan: -Trường học phổ thong Gành Hào là nơi có vị trí khá phức tạp: xa trung tâm Tỉnh, quốc lộ, dân cư khá phức tạp vì phần lớn là dân tạm trú của trên 60tỉnh thành, phụ huynh học sinh sống bằng nghề biển, điều kiện quan tâm chưa cao. -Trường gồm hai cấp học THPT & THCS nên nhiều lứa tuổi khó phân cách để giáo dục. 2/Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan ở trường: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan đó là do: học yếu , lưu ban , nhà giàu cha mẹ lo làm ăn hay đánh bắt xa bờ thời gian quá dài không quan tâm đến con cái , được nuông chiều , môi trường sống không lành mạnh , bị tác động xấu của báo chí,phim ảnh đồi trụy bạo lực nên các mặt biểu hiện chưa ngoan của một học sinh rất đa dạng và phức tạp . Điển hình như có rất nhiều gia đình học sinh cha mẹ các em thường xuyên đi biển đánh bắt xa bờ hoặc “ngày đây mai đó” ,làm vuông nuôi tôm ở xa ,buôn tôm, buôn bán chạy xe đầu  Cho nên đi biền biệt đôi tuần, một tháng mới ghé về quẳng cho con ít tiền rồi lại vội vã ra đi, không biết con cái mình ở nhà sống ra sao , học tập như thế nào .Cha mẹ đi xa , con cái ở nhà sống tự lập mà các em lập trường không vững ,lại sẳn có tiền , bạn bè xấu biết hoàn cảnh em như vậy thì rủ rê ,dần dần các em xa ngã và không thoát ra được .Cha mẹ các em lúc biết thì đã qúa muộn không thể dạy dổ, uốn nắn được nữa, còn học sinh lơ là cúp tiết dẫn đến học yếu , chán học và bỏ học ở nhà lêu lõng chơi bời. Do gia đình bất hòa , cha mẹ cãi vả thậm chí đánh nhau ,đã vậy lại bị cha hoặc mẹ mắng vô cớ “ giận cá chém thớt” đỗ hết lên đầu các em , đã làm cho các em bị tổn thương nặng về tình cảm ,tủi thân .Đến lớp sợ bị bàn bè trêu chọc, mặc cảm tự ti làm cho các em chán nản, lười học ,sợ đến lớp,sợ về nhà .Các em càng sống khép kín hơn, trầm tư ,lì lợm ,dễ bực dọc,gây gỗ với bạn bè ,vô lễ với cha mẹ ,thầy cô.Từ đó các em thích chơi với các bạn cùng hoàn cảnh hoặc tương tự hoàn cảnh của các em ,bị lôi kéo , chán học , học kém thì ắc hẳn các em lại bỏ học .Ít nhiều dẫn đến năm học (2007- 2008 và 2008-2009) trường THPT Gành Hào có tỉ lệ học sinh bỏ học cao . Đó là một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một học sinh ngoan trở thành một học sinh chưa ngoan .Phần 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 1/Nhà trường: -Ngay từ năm học mà nhà trường đã đưa ra kế hoạch “Bồi dưỡng học sinh yếu kém” và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến tất cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. -Khuyến khích mở chuyên đề ngay từ đầu tháng 9 để quán triệt các biện pháp giáo dục. 2/Giáo viên chủ nhiệm: -Tìm hiểu hoàn cảnh sống :quan hệ gia đình, thành phần kinh tế . -Thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước hoặc trực tiếp đàm thoại với học sinh. -Nắm được đặc điểm thể chất, tâm lý lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ để có định hướng giáo dục, phân công giao việc cho phù hợp . -Lập kế hoạch lớp trong từng tháng, tuần đưa ra biện pháp giúp đỡ nhằm giảm bớt áp lực cho các em an tâm học tập, đồng thời lập danh sách bồi dưỡng . -Phối hợp với phụ huynh, Đoàn, Đội và giáo viên bộ môn để đưa ra các biện pháp giáo dục. +Phân tích tình trạng học tập hay thái độ biểu hiện của các em +Yêu cầu phụ huynh phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa cũng như giờ giấc học tập của các em +Thường xuyên liên lạc, kiểm tra thái độ, ý thức, chất lượng học tập -Tham mưu với BGH để tìm cách tháo gỡ khó khăn 3/Giáo viên bộ môn: -Lập kế họach bồi dưỡng học sinh yếu kém -Kết hợp với GVCN lớp để uốn nắng kịp thời học sinh chưa ngoan: +Ghi sổ đầu bài +Gặp gỡ trao đổi để giảm bớt áp lực cho GVCN 4/Các tổ chức đoàn thể: -Đưa ra kế hoạch tuần tháng, và phối hợp với GVCN lớp -Tổng kết thi đua, khen thưởng, phê bình đúng lúc 5/Tổ trưởng bộ môn: Thường xuyên nhắc nhỡ những công việc BGH giao cho GVCN, trao đổi những kinh nghiệm 6/Cán sự lớp : -Giúp việc đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi, ghi nhật kí, hay thăm dò các bạn có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt một cách dễ dàng, dưới sự chỉ đạo của GVCN -Kiểm tra giúp đỡ các thành viên về “Đôi bạn học tập hay nhóm học tập” III/ KẾT LUẬT – KIẾN NGHỊ : 1/ Kết luật : Hiện tượng học sinh chưa ngoan ở trường đã có nhiều tiến bộ khả quan do có sự kết hợp giữa gia đình học sinh với nhà trường bằng cách thường xuyên liên lạc thông qua sổ liên lạc hoặc gặp trực tiếp trao đổi về vấn đề học tập và rèn luyện của con em mình. Mục tiêu phát triển giáo dục ở các trường trong những năm tiếp theo là từng bước nâng cao chất lượng day và học,xem trọng giáo dục chính trị , tư tưởng phẩm chất của học sinh. Qua sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp giáo dục đối với học sinh chưa ngoan” bản thân tôi đã đưa ra một số thực trạng, nguyên nhân và biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan. Đó là kinh nghiệm bản thân qua 4 năm chủ nhiệm và đứng lớp.Song vẫn không tránh khỏi một số sai sót và hạn chế, mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô để được hoàn thiện hơn sâu sắc hơn khi giáo dục đối với học sinh chưa ngoan. 2/ Kiến nghị : Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến hiện tượng học sinh chưa ngoan và phải phối hợp đồng bộ với phụ huynh học sinh để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp học sinh cả ở nhà và ở nhà trường (Gia đình- Nhà trường- Xã hội).GVCN và giáo viên bộ môn ,Đoàn – Đội phải phối hợp chặt chẽ ,trao đổi thường xuyên với nhau giáo dục học sinh chưa ngoan. Đối với phụ huynh học sinh cần chăm sóc , quan tâm chu đáo, giáo dục con em, cùng với GVCN lớp tìm hiểu và đề ra biện pháp giáo dục phù hợp .Đồng thời bồi dưỡng các em kịp thời ,phục hồi kiến thức trong thời gian ngắn nhất (kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ở trường THPT Gành Hào đi vào chiều sâu). Đối với địa phương các cấp chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động làm trong sạch địa bàn dân cư, những trang trò chơi internet đen không phù hợp với các em, bày trừ và phòng chống các tệ nạn xã hội ,xây dựng xã hội công bằng ,dân chủ dân minh. Đối với nhà trường cần phổ biến đến giáo viên chủ nhiệm, nhằm để tham khảo và giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan.Caûm ôn quyù thaày coâ ñaõ laéng nghe 

File đính kèm:

  • pptGiao duc hoc sinh Chua ngaon.ppt