Chuyên đề Chấn thương thể thao

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể thao của nhiều tầng lớp dân cư ngày càng một tăng. Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng khích lệ. Cùng với nhịp phát triển đó môn Thể dục trong các trường THCS được quan tâm và trú trọng rất nhiều, ngoài việc các em học sinh phải tập luyện theo chương trình giáo dục - đào tạo, tăng cường sức khoẻ. Hàng năm một số các em còn phải tham gia thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp huyện, tham gia thi đấu giải điền kinh, bóng đá . do ngành giáo dục tổ chức.

Là một giáo viên chuyên trách và trực tiếp giảng dạy bộ môn Thể dục ở trường, nhiều năm liền trong quá trình giảng dạy cũng như tập huấn đội tuyển tham gia thi đấu các giải. Qua các thông tin của trường bạn, qua các thông tin đại chúng tôi thấy còn có trường hợp chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao, kể cả chết người. Tất nhiên do nhiều nguyên nhân . Song với tất cả những người làm thể thao, những người giảng dạy bộ môn Thể dục như tôi, đây là một vấn đề hết sức cần quan tâm, cần lưu ý trong quá trình giảng dạy và huấn luyện TDTT.

 Với lí do trên, tôi mạnh dạn thể nghiệm những điều mình tích luỹ được qua quá trình giảng dạy bằng một chuyên đề“ Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong giờ tập luyện và thi đấu TDTT ở trường THCS” . Đó là mục đích của buổi tổ chức chuyên đề hôm nay.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chấn thương thể thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHUY£N ®Ò: CHÊN TH¦¥NG THÓ THAO Gi¸o viªn: HUúNH NGäC PHONG MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể thao của nhiều tầng lớp dân cư ngày càng một tăng. Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng khích lệ. Cùng với nhịp phát triển đó môn Thể dục trong các trường THCS được quan tâm và trú trọng rất nhiều, ngoài việc các em học sinh phải tập luyện theo chương trình giáo dục - đào tạo, tăng cường sức khoẻ. Hàng năm một số các em còn phải tham gia thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp huyện, tham gia thi đấu giải điền kinh, bóng đá .... do ngành giáo dục tổ chức. Là một giáo viên chuyên trách và trực tiếp giảng dạy bộ môn Thể dục ở trường, nhiều năm liền trong quá trình giảng dạy cũng như tập huấn đội tuyển tham gia thi đấu các giải. Qua các thông tin của trường bạn, qua các thông tin đại chúng tôi thấy còn có trường hợp chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao, kể cả chết người. Tất nhiên do nhiều nguyên nhân . Song với tất cả những người làm thể thao, những người giảng dạy bộ môn Thể dục như tôi, đây là một vấn đề hết sức cần quan tâm, cần lưu ý trong quá trình giảng dạy và huấn luyện TDTT. Với lí do trên, tôi mạnh dạn thể nghiệm những điều mình tích luỹ được qua quá trình giảng dạy bằng một chuyên đề“ Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong giờ tập luyện và thi đấu TDTT ở trường THCS” . Đó là mục đích của buổi tổ chức chuyên đề hôm nay. ĐỐI TƯỢNGLà học sinh trung học cơ sở trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc Thành phần tham dự: Thầy: Nguyễn Thanh Tùng Tổ trưởng chuyên môn Thầy: Danh Bình Xuyên GV Thể Dục Cô: Nguyễn Thị Tố Huyên GV Thể Dục Tập thể HỌC SINH Khối 8 và Khối 9 Thầy: Nguyễn Hồng Lĩnh GV GDQP + Thể Dục Yêu cầu:Thông qua chuyên đề học sinh nắm được: * Về chuyên môn: - Các nguyên nhân gây ra chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT. Một số phương pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT. * Ý thức tổ chức: Tập trung chú ý theo dõi nội dung chuyên đề. Không làm mất trật tự, không được ồn ào. I/. KHÁI NIỆM: CHẤN THƯƠNG THỂ THAO Chấn thương thể thao là chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu Thể dục thể thao. Chấn thương thể thao khác với các chấn thương trong sinh hoạt và lao động ở chỗ nó có liên quan trực tiếp với các nhân tố và điều kiện tập luyện thể thao như : Kế hoạch tập luyện, động tác kỹ thuật, trình độ tập luyện, tổ chức thi đấu… II/. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG THỂ THAO 	Mục đích của TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực. Làm tăng thành tích thể thao, phục vụ tốt cho việc học tập, vui chơi, giải trí. Thế nhưng: Trong TDTT nếu chúng ta không coi trọng công tác đề phòng chấn thương thể thao, không tích cực sử dụng các biện pháp đề phòng tương ứng có thể sẽ xảy ra chấn thương thể thao mà ảnh hưởng của nó thường là rất nghiêm trọng. Nó không chỉ làm cho chúng ta không thể tham gia tập luyện và thi đấu một cách bình thường mà còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và lao động. Đối với những người đam mê TDTT, chấn thương thể thao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trong học tập và trong công việc, tạo ra ảnh hưởng tâm lý không tốt cho đông đảo mọi người, đồng thời còn gây trở ngại cho việc phát triển bình thường của phong trào TDTT.Cho nên phương trâm của tập thể GV Thể dục của Trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc trong việc giảng dạy TDTT là lấy đề phòng làm chính. Vì vậy phòng ngừa chấn thương thể thao còn quan trọng hơn cả điều trị chấn thương. Chỉ cần chúng ta có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc phòng ngừa chấn thương thể thao, nắm vững qui luật phát sinh chấn thương thể thao, sử dụng các biện pháp có hiệu quả để làm tốt công tác đề phòng sẽ có thể giảm tới mức thấp nhất các tình trạng chấn thương thể thao. Từ đó đảm bảo được sức khỏe cho tất cả những người tham gia tập luyện và thi đấu Thể dục thể thao… Khẩu lệnh: “Nghiêm!”, “Nhìn trước … thẳng” được dùng để dóng hàng trong tập hợp: Hàng dọc b. Hàng ngang Khẩu lệnh: “Nghiêm!”, “Nhìn phải … thẳng” được dùng để dóng hàng trong tập hợp: Hàng dọc b. Hàng ngang Khi nào gọi là đi đều sai nhịp? Khi bước chân Trái vào nhịp 1 b. Khi bước chân Phải vào nhịp 2 Cả hai đáp án đều đúng Khi quay đằng sau, quay theo hướng nào và lấy gót chân nào làm trụ? Quay một góc bao nhiêu độ? Hướng bên trái, gót chân phải, 180 0 b. Hướng bên phải, gót chân phải, 1800 Khi tập hợp hàng dọc: Khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu? 0,2m (20cm) b. 0,4m (40cm) c. 0,6m (60cm). 0,2m (20cm) Khi tập hợp hàng ngang: Khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu? 0,2m (20cm) b. 0,4m (40cm) c. 0,6m (60cm). 0,6m (60cm) III/. MỘT SỐ CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU TDTT - Xây xát nhẹ chưa hoặc có chảy máu ít ngoài da. - Choáng, ngất. - Tổn thương cơ. - Bong gân. - Tổn thương khớp và sai khớp. - Giập hoặc gãy xương. - Chấn động não hoặc cột sống. Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể lực, kết quả học tập là đi ngược lại với mục đích của việc tham gia tập luyện TDTT. Do đó, có thể nói Chấn thương là kẻ thù của TDTT. Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh là yêu cầu quan trọng trong qúa trình tập luyện và thi đấu TDTT. IV/. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ĐỂ XẢY RA CHẤN THƯƠNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH 1. Một số nguyên nhân: (3 không) - Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT như: + Nguyên tắc hệ thống: Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên trì, có hệ thống. + Nguyên tắc tăng tiến: Đó là cần tập luyện từ nhẹ đến nặng, từ đơn giãn đến phức tạp, không nóng vội, ngẫu hứng, tùy tiện. + Nguyên tắc vừa sức: Đó là cần tập luyện phù hợp với khả năng và sức khỏe của mỗi người. - Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện TDTT như: + Địa điểm, phương tiện tập luyện không đảm bảo an toàn, vệ sinh + Trang phục tập luyện không phù hợp. + Môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn,… không đảm bảo yêu cầu. + Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau tập luyện. - Không tuân thủ nội qui, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT. Tập luyện hay thi đấu TDTT là một hoạt động tập thể, nếu không tuân thủ những qui định một cách nghiêm túc, thì rất dễ xảy ra chấn thương. 2. Cách phòng tránh a. Tăng cường giáo dục về mục đích của TDTT. b. Sắp xếp hợp lý quá trình giảng dạy, huấn luyện và thi đấu c. Phải khởi động cho thật tốt. d. Tăng cường công tác bảo hiểm và tự bảo hiểm. e. Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi. Kiểm tra kỹ các thiết bị phục vụ tập luyện chu đáo. f. Mặc trang phục tập luyện đúng qui định. g. Không ăn uống nhiều trước và sau khi tập. h. Sau khi tập xong, mồ hôi ra nhiều, không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh ngay, vì như vậy rất dễ bị cảm. i. Mỗi HS cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, không uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác … Không tự tập luyện khi chưa được GV hướng dẫn. Chạy ngắn có mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? a. Xuất phát b. Chạy lao sau xuất phát c. Chạy giữa quãng d. Về đích. Nhảy cao có mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? a. Chạy đà b. Giậm nhảy c. Trên không (qua xà) d. Tiếp đất. SEA games 26 được tổ chức ở Quốc gia nào? a. Thái Lan b. Indonesia c. Campuchia d. Singapore Ở SEA games 26 Đoàn Thể thao Việt Nam đã giành được bao nhiêu huy chương vàng, bạc, đồng? Xếp thứ mấy toàn đoàn? a. 96 vàng, 92 bạc, 100 đồng b. 96 vàng, 95 bạc, 101 đồng c. 96 vàng, 90 bạc, 100 đồng d. 96 vàng, 92 bạc, 101 đồng V/. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG THỂ THAO 1. PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ CÁC BỘ PHẬN BỊ CHẤN THƯƠNG a. Ngoại thương (chấn thương bên ngoài) Vị trí như tổn thương da, chấn thương cơ và gân, chấn thương khớp, chấn thương xương, chấn thương mạch máu. b. Nội thương (chấn thương bên trong) Cơ thể của con người sau khi gặp phải lực tác động bên ngoài mà dẫn đến chấn thương các cơ quan nội tạng thì gọi là nội thương. Loại chấn thương này thường có triệu chứng toàn thân, nếu xử lý không tốt sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nội thương thường gặp các loại sau: Chấn thương hộp sọ ; Chấn thương lồng ngực ; Chấn thương phần bụng. 2. PHÂN LOẠI THEO HIỆN TRẠNG CÓ HAY KHÔNG CÓ MIỆNG VẾT THƯƠNG a. Chấn thương hở Vùng bị chấn thương có miệng vết thương thông với bên ngoài. (Ví dụ: bị xây sát, đâm chém, cắt ,…) b. Chấn thương kín Ở vùng bị thương, da vẫn còn nguyên vẹn không có miệng vết thương thông với bên ngoài. Ví dụ như va đập, bị giãn cơ, giãn dây chằng, gẫy xương kín. 

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE PHONG.ppt