Chuyên đề Chương trình trung học phổ thông môn Sinh học

Về kiến thức

 1. Học sinh có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống, từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể, loài, quần xã, sinh quyển.

 2. Học sinh có một số hiểu biết về các quá trình sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vân động, sinh sản và di truyền biến dị.

 3. Học sinh hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp cho đến con người.

Về kĩ năng

Kĩ năng sinh học: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi và quan sát mẫu vật dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố trí một số thí nghiệm giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chương trình trung học phổ thông môn Sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Chương trình 
 trung học phổ thông 
 môn Sinh học 
Mục tiêu chung 
 Củng cố, bổ xung, nâng cao, hoàn thiện các tri thức Sinh học ở THCS, nhằm góp phần chuẩn bị cho học sinh tốt nghiệp THPT có đủ khả năng tiếp tục học lên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 
Mục tiêu cụ thể 
I. Về kiến thức 
 1. Học sinh có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống, từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể, loài, quần xã, sinh quyển. 
 2. Học sinh có một số hiểu biết về các quá trình sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vân động, sinh sản và di truyền biến dị. 
 3. Học sinh hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp cho đến con người. 
II. Về kĩ năng 
Kĩ năng sinh học: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi và quan sát mẫu vật dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố trí một số thí nghiệm giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học. 
Kĩ năng tư duy: Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm-quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá ... đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống). 
Kĩ năng học tập: Tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học. Học sinh biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp ... 
III. Về thái độ 
 1. Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của hiện tượng sinh học. 
 2. Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập. 
 3. Xây dựng ý thức tự giác và thói quên bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tu‎ý và các tệ nạn xã hội. 
 Chương trình sinh học 11 
 Thời lượng 52 tiết 
 (Lí thuyết 39 tiết, thực hành 7 tiết, ôn tập kiểm tra 6 tiết). 
Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng (21 tiết) 
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật 
 1. Trao đổi nước, chất khoáng và nitơ. 
 Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và nhận biết các chất khoáng. 
 2. Quá trình quang hợp, hô hấp ở cây xanh: quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM, ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quang hợp, các hình thức hô hấp ở thực vật, mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp, quang hợp và vấn đề thâm canh tăng năng suất cây trồng. 
II. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật 
 1. Tiêu hoá và hấp thu ở các nhóm động vật khác nhau. 
 2. Các hình thức hô hấp của các nhóm động vật ở nước, ở cạn. 
 3. Máu, dịch mô và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau. 
 4. Các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. 
Thực hành: Quan sát sự vận chuyển máu trong hệ mạch. 
Chương II. Cảm ứng (11 tiết) 
I. Vận động cảm ứng ở thực vật 
 1. Vận động hướng động. 
 2. Vận động cảm ứng. 
II. Cảm ứng ở động vật 
 1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhau. 
 2. Hưng phấn và dẫn truyền trong tổ chức thần kinh. 
 3. Tập tính động vật. 
 Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật. 
Chương III. Sinh trưởng và phát triển 
 (7 tiết) 
I. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 
 1. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 
 2. Các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật. 
 3. Hoócmôn ra hoa và florigen, quang chu kì và phytocrom. 
II. Sinh trưởng và phát triển ở động vật 
 1. Vai trò của hoómôn đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
 2. Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. 
 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật biến nhiệt và đẳng nhiệt. 
 Thực hành: 
 - Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
 - Nuôi và theo dõi sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật. 
Chương IV. Sinh sản (7 tiết) 
I. Sinh sản ở thực vật 
 1. Sinh sản vô tính và vấn đề nuôi cấy mô, tế bào thực vật. Vấn đề giâm, chiết, ghép cành. 
 2. Sinh sản hữu tính và sự hình thành quả, hạt, sự chín quả, hạt. 
 Thực hành: Nhân giống vô tính. 
II. Sinh sản ở động vật 
 1. Sự tiến hoá của các hình thức sinh sản ở động vật. 
 2. Điều hoà sinh sản ở động vật và người: cơ chế điều hoà sinh sản, chủ động tăng sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. 
 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) có một câu phát biểu là câu dẫn và có 4 đến 5 câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất, các câu còn lại đều là sai. Những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu. 
 Các tiêu chuẩn của một câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn 
1. Tiêu chuẩn định tính: Câu dẫn phải thể hiện được: 
 + Ngắn gọn, súc tích 
 + Đảm bảo để chỉ có một câu trả lời chính xác và đúng nhất. 
 + Câu nhiễu có vẻ hợp lí đối với những người hiểu không đúng hoặc không am hiểu. 
 + Không được có những từ đầu mối gợi ý dẫn đến trả lời trả lời như “luôn luôn”, “chỉ tất cả”. 
 + Câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau phải phù hợp về mặt cấu trúc (câu văn, ngữ pháp) thành một nội dung hoàn chỉnh. 
 + Các câu trả lời nên có độ dài, lượng từ tương tự như nhau. 
 2. Tiêu chuẩn định lượng: 
 Độ khó (FV): 
 Số thí sinh trả lời đúng 
 FV = ------------------------------------ x 100 
 Tổng số thí sinh trả lời 
 Độ khó trong khoảng 20 % đến 80 % là đạt yêu cầu 
 Câu dễ: 70 % < FV _< 100 % 
 Câu trung bình: 30 % _< FV _< 70 % 
 Câu khó: 0 % _< FV < 30 % 
 Độ phân biệt (DI) 
 Số thí sinh nhóm giỏi (27%) - Số thí sinh nhóm kém (27%) 
 DI = ---------------------------------------------------------------------------- 
 27 % tổng số thí sinh trả lời 
 Độ phân biệt lớn hơn 0,2 là đạt yêu cầu. 
 Các quy tắc xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn 
 1. Quy tắc lập câu dẫn 
 - Câu dẫn cần rõ ràng để phần trả lời có thể ngắn gọn. Các chi tiết nào có thể đưa được vào câu dẫn thì nên đưa vào để các phương án lựa chọn có thể ngắn gọn lại. 
 - Diễn đạt trong câu dẫn thể hiện rõ được những nhiệm vụ mà học sinh phải làm, phải đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho học sinh để họ xác định được yêu cầu của câu hỏi. 
 - Câu dẫn có thể là một câu hỏi, một nhận điịnh không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện. 
 - Câu dẫn có thể là một đoạn văn, một đồ thị, một sơ đồ, một số câu trả lời sẵn, kết quả thí nghiệm, 
 - Tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời như : “những câu nào sau đây” trong khi một trong các phương án lựa chọn là tổ hợp của hai hoặc nhiều câu. 
 - Hạn chế sử dụng thể phủ định trong câu hỏi, nếu dùng phải nhấn mạnh bằng cách gạch chân, in nghiêng hoặc in đậm thể phủ định, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, tránh hiểu nhầm yêu cầu của câu hỏi. 
 - Nên tránh hai thể phủ điịnh liên tiếp, như hai chữ “KHÔNG” trong một câu hỏi. 
 2. Quy tắc lập phương án chọn 
 - Câu dẫn và câu trả lời khi kết hợp với nhau phải phù hợp về cấu trúc, tạo thành một nội dung hợp lí và chuẩn xác. 
 - Các phương án trả lời nên có độ dài gần bàng nhau, cấu trúc tương tự nhau. 
 - Các câu nhiễu có vẻ hợp lí và hấp dẫn như nhau đối với những người kiến thức chưa vững. 
 - Câu nhiễu được lập dựa trên những khái niệm chung, những quan điểm sai lầm hay gặp trong thực tế, hoặc những nội dung mà bản thân nó là đúng nhưng không thoả mãn yêu cầu của câu hỏi. 
 - Tránh soạn những câu đúng mà ở trình độ cao hơn thí sinh mới chọn được nó. 
 - Phải đảm bảo sao cho chỉ có một câu duy nhất đúng hoặc hợp lí nhất. 
 - Câu đúng phải được bố trí ở các vị trí khác nhau (A, B) trong các câu khác nhau. 
 - Tránh những câu dập khuôn theo sách giáo khoa phản ánh học vẹt của học sinh. 
Tóm tắt các bước xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 
 - Xác định mục đích yêu cầu. 
 - Xây dựng bảng trọng số cho nội dung cần trắc nghiệm. 
 - Soạn thảo câu hỏi 
 - Thực nghiệm kiểm định câu hỏi. 
 Bảng trọng số nội dung nghiên cứu 
Phần kiến thức Mức độ kiểm tra Tổng 
 Tái hiện Hiểu Vận dụng, 
 nâng cao 
1.. 
2.. 
3. 
Tổng 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_chuong_trinh_trung_hoc_pho_thong_mon_sinh_hoc.ppt
Bài giảng liên quan