Chuyên đề Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học
VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI:
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
-Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.
- Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³.Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây.
hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. - Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.1.1.2. Yêu cầu của nhà tiêu hợp vệ sinh:Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Không làm ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước thường dùng hàng ngày (nguồn nước sinh hoạt).- Không có mùi hôi thối, khó chịu.- Không thu hút ruồi nhặng và côn trùng.- Phân và chất thải được phân hủy và diệt được các mầm bệnh.- An toàn và thuận tiện khi sử dụng.1.2. Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh:Có hai loại nhà tiêu hợp vệ sinh:- Loại nhà tiêu khô (không dùng nước dội): Là nhà tiêu không dùng nước để dội sau mỗi lần đi tiêu. Phân được lưu giữ và xử lý trong điều kiện ủ khô. Có hai loại nhà tiêu khô:+ Nhà tiêu khô chìm (nhà tiêu có ống thông hơi):+ Nhà tiêu khô nổi (Nhà tiêu sinh thái):- Loại nhà tiêu dội nước: Là loại nhà tiêu dùng nước dội sau mỗi lần đi tiêu.Nhà tiêu dội nước gồm hai loại:+ Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu dội nước, bể chứa và xử lỷ phân kín, nước thải không thấm ra bên ngoài, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và được xử lý trong môi trường nước.+ Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu dội nước, phân và nước trong bể, hố chứa được thấm dần vào đất.1.3 Những yêu cầu đối với nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học:1.3.1. Quy hoạch hợp lý:+ Ở vị trí đảm bảo sự riêng tư của học sinh khi sử dụng, phải tách riêng khu vực cho học sinh trai và học sinh gái, phải có cửa và tường kín đáo.+ Phải có nước và xà phòng để rửa tay sau khi đi vệ sinh và cọ rửa công trình vệ sinh.+ Độ cao của vòi nước rửa tay phải vừa với độ tuổi của học sinh.1.3.2. Tiêu chí xây dựng nhà tiêu thân thiện với học sinh:- Phù hợp với từng vùng miền khác nhau.- Sạch sẽ, an toàn và thoải mái khi học sinh sử dụng.- Được phụ huynh tin tưởng và học sinh chấp nhận.- Có cả khu vệ sinh dành riêng cho trẻ khuyết tật (nếu trường có học sinh khuyết tật).1.3.3. Số lượng nhà tiêu trong trường học:Theo quyết đinh số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ Y tế đối với công trình vệ sinh trong trường học, số lượng hố tiêu, hố tiểu được tính như sau:+ Số lượng bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong một ca học có 1 hố tiêu và 50 học sinh có 1m hố tiểu.+ Đối với trường có học sinh nội trú hoặc bán trú thì cứ 5 học sinh có 1 hố tiêu và 1 hố tiểu.1.3.4. Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản nhà tiêu:Nhà trường cần xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh để các thành viên trong nhà trường cùng thực hiện, cụ thể như sau:+ Bảng nội quy cần treo ở tường công trình vệ sinh nơi mọi người dễ quan sát nhất.+ Hàng ngày, hàng tuần đội trực nhật hoặc người bảo vệ/ quản lý công trình vệ sinh cần theo dõi và nhắc nhở mọi người thực hiện nội quy.+ Nội quy cần để học sinh, giáo viên và người lao động thảo luận, tham gia 2. Đảm bảo vệ sinh môi trường trong lớp học, trường học:2.1. Công trình thoát nước thải:- Nước thải: Nước mưa, nước thải trong sinh hoạt.- Nhà trường có các công trình sau:+ Cống rãnh: Cống kín, cống có nắp đậy+ Hố ga: có nắp đậy* Yêu cầu sử dụng và bảo quản:- Khôngđể vỡ đường ống, nếu vỡ phải sửa chữa.- Thường xuyên khơi thông nước chảy.- Vét bùn đất, rác.2.2. Thu gom rác:a. Các loại rác: Rác thải trong trường học có hai loại: + Hữu cơ: Phân hủy. + Vô cơ: Không phân hủy.b.. Dụng cụ thu gom rác:- Thùng đựng rác ở các lớp: 1 thùng đựng rác hữu cơ và 1 thùng đựng rác vô cơ để phân loại rác ngay tại nguồn.- Trên các hành lang, sân trường, đường đi để các thùng đựng rác. Có hai loại thùng đựng rác hữu cơ và vô cơ. Rác của các lớp đổ ra thùng rác chung. Dụng cụ quét rác, thu rác: Chổi và hót rác.- Có quy định mọi người không vứt rác ra lớp và những nơi công cộng của trường.- Không vứt bã kẹo cao su hoặc dán xuống nền nhà, tường, sân trường, đường đi lạiRác thu trong ngày, vận chuyển ra đổ vào bãi rác của khu dân cư. Trường học phải có xe vận chuyển rác và khu xử lý rác thải ( Nhà đốt rác, chôn lấp rác)2.3. Cây xanh trong trường:a.Vai trò của cây xang trong trường họcCây xanh là nguồn cung cấp Oxy chủ yếu cho cho học sinh hoạt động và vui chơi. Cây xanh tạo cho khung cảnh trường lớp đẹp, thơ mộng và sống động .Cây xanh giúp làm giảm nhiệt năng tỏa ra từ mặt trời xuống đất, tán cây có thể là nơi mát lành trong những chiều hè oi ả. Cây cối cũng làm giảm những tác nhân gây hại cho con người như : Giảm ô nhiễm, giảm sự sụt lở đất, giảm ảnh hưởng của những cơn bão từ, hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai bão lũ ..... và còn nhiều những lợi ích khác nữa. Nếu hôm nay chúng ta không biết bảo bảo vệ và gìn giữ mầu xanh của thiên nhiên, đó là chúng ta đang tự hủy hoại mình ngày mai . Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của triệu triệu con người. Nhưng mầm xanh của cây cối là 1 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của cả nhân loại .b. Trồng cây xanh: Các nhà nhà trường cần xây dựng kế hoạch trồng cây xanh, cây bóng mát ở sân trường, đường giao thông, vườn trường, sân tập thể thao hàng năm, tạo nên cảnh quan xanh sạch đẹp môi trường.Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40% diện tích trường học.c. Bảo vệ cây xanh:- Có nội quy không chặt cây, bẻ cành, hái hoa.- Chặt và tỉa những cây khô, cành khô, cây và cành bị sâu bệnh.2.4. Điều kiện về môi trường học tập: a.Yêu cầu về diện tích khuôn viên trường học:. Trường phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh.- Ở các vùng nông thôn, miền núi diện tích trung bình không dưới 10m2 cho một học sinh.- Ở các thành phố, thị xã trung bình không dưới 6m2 cho một học sinh.Trong đó:Diện tích xây dựng các loại công trình chiếm 20% đến 30%..Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40%. Diện tích để làm sân chơi, bãi tập từ 40% đến 50%.. Sân trường phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước khi trời mưa. Sân được lát bằng gạch, láng xi măng hoặc nền chặt.b.Yêu cầu về lớp học:- Diện tích phòng học: Trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m.- Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.- Phòng học có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo trên cao mức nguồn sang để đảm bảo tỷ lệ khí CO2 trong phòng không quá 0,1%.-Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sang không dưới 300 lux.- Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ.- Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng không được quá 50 đêxiben (dB).-Phòng học phải được làm vệ sinh hằng ngày trước giờ học 20 phút hoặc sau khi tan học.c. Yêu cầu về bàn ghế học sinh:1. Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẫn đảm bảo an toàn.2. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh.Các chỉ số (cm) Cỡ bàn và ghế IIIIIIIVVVIChiều cao bàn 46 50 55 61 69 74 Chiều cao ghế 27 3033384446Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế 192022232528- Loại I giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m.- Loại II giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m.- Loại III giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m.- Loại IV giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m.- Loại V giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m.- Loại VI giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên.Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa.3. Cách kê bàn ghế trong phòng học: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m.IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC 1. Quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học:- Theo quan niệm chung thì quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực các hành vi của con người để sử dụng và bảo quản tốt công trình nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học.- Công tác quản lý của trường học có những đặc trưng cơ bản sau:+ Sự tác động của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu) lên khách thể quản lý (các công trình cấp nước sạch và vệ sinh, cây xanh trong trường học).+ Sự quản lý của chủ thể bằng các quy định cụ thể (nội quy, quy chế, quy ước)+ Sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường thông qua các tổ chức chính trị (Đảng ủy hoặc chi bộ), Chính trị xã hội (Công đoàn, Đoàn TN, Hộ PN), tổ chức quần chúng khác (Hội phụ huynh HS, Hội giáo chức).2. Các hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý của trường:2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, hành vi tốt của mọi người đối với nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học:- Truyền thông nâng cao nhận thức cho HS và giáo viên, người phục vụ,- Truyền thông thay đổi hành vi của quần chúng về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học.- Dùng nhiều hình thức để truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho quần chúng. 2.2. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, anh chị phụ trách:- Tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác nước sạch và vệ sinh môi trường cho đội ngũ cán bộ trong trường học.- Dùng các hình thức như: hội nghị, hội thảo, mở lớp, cung cấp tài liệu...cho cán bộ trong trường học.2.3. Đẩy mạnh các phong trào trong trường.- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.- Hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.- Phong trào xanh, sạch, đẹp.- Phong trào tự quản của học sinh.- Tổ chức ra quân vệ sinh trường, lớp.2.4. Phối hợp với các chủ thể xã hội khác:- Chính quyền địa phương.- Các doanh nghiệp, doanh nhân.- Các tổ chức quần chúng nhân dân.- Hội phụ huynh học sinh.- Các tổ chức quốc tế.Công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học là công tác liên ngành. Do vậy cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự liên kết của xã hội XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN /
File đính kèm:
- Chuy↑n đề Nước sạch vệ sinh mi trường.ppt
- Bao dam an toan thuc pham trong truong học.ppt
- CHĂM SᅮC MẮT.ppt
- Một số văn bản.ppt
- Muoi nguyen tac vang.ppt
- Nghi dinh 38-2012-ND-CP (Al).ppt
- Ngo doc TP, BP du phong.ppt
- Thong tu 15-2012-TT-BYT.ppt
- Thong tu 16-2012-TT-BYT.ppt