Chuyên đề Đề mở - Dạy học văn theo hướng mở

Nhận xét về đề thi HSG văn THCS gần đây?

Đề số 1

Câu 1 (3 điểm):

 Phân biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa sau: cho, tặng, biếu

Câu 2 (3 điểm):

 Phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ sau:

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

 (Hồ Chí Minh - Ngắm trăng)

Câu 3 (14 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân

 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

 Mà sao nghe nhói ở trong tim

 (Viễn Phương - Vào lăng viếng Bác)

 

ppt14 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đề mở - Dạy học văn theo hướng mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2ĐỀ MỞ - DẠY HỌC Đề số 1Câu 1 (3 điểm):	Phân biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa sau: cho, tặng, biếuCâu 2 (3 điểm):	Phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ sau: 	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ	(Hồ Chí Minh - Ngắm trăng)Câu 3 (14 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim 	 (Viễn Phương - Vào lăng viếng Bác) Nhận xét về đề thi HSG văn THCS gần đây?Đề số 2Câu 1 (6 điểm)	Có người cho rằng:	“Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta, người khen ta, mà khen phải tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy”(Trích Cổ học tinh hoa – NXB Vh 1999, tr24)Hãy tạo 1 văn bản (không quá 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.Câu 2 (14 điểm)	Sau khi ghi lại các cuộc đối thoại tưởng tượng với những người sống trên “mây và sóng”, R.Tagor đã kết thúc lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ:	“.... Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.	Và không ai trên thế gian này biét mẹ con ta ở chốn nào.”	(Trích Mây và sóng – NV9, t2, NXBGD, 2008) 	Trình bày những cảm nhận và suy ngẫm về đoạn thơ trên.Đề số 3 Câu 1 (2 điểm)	 	Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy: 	Mặt sao dày gió dạn sương 	Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Câu 2 (8 điểm)	 	Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: 	a. Chiến tranh phong kiến. 	b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. 	c. sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). 	Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. 	* Ghi chú: Cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn. 	Các đề thi trên chưa phải là “đề mở”. Vì đề nêu rất rõ ràng và cụ thể vấn đề cần nghị luận, có đủ cả câu dẫn, câu trích, câu lệnh, phạm vi bàn bạc, thậm chí cả độ dài của bài viết. Đề nêu yêu cầu rõ ràng như thế không gọi là “đề mở”?Khái niệm đề mở	Đề mở là đề chỉ nêu lên vấn đề, đề tài, không nêu yêu cầu gì về thao tác, kiểu văn bản, phạm vi bàn bạc và độ dài của bài viết, hoàn toàn tùy HS. Đề mở có cả ở NLVH chứ không phải chỉ mình NLXH. Chẳng hạn: “Đức tính trung thực” (NLXH) và “Văn học với việc xây đắp tâm hồn anh/chị” (nghị luận văn học - NLVH).* Từ những hiểu biết trên mong rằng bước đầu các đ/c có thể vận dụng để ra đề hoặc lựa chọn các đề có dạng “mở” trong chương trình để hướng dẫn HS thực hiệnKhái quát nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9Chương trình Ngữ văn THCSGỒM 3 PHÂN MÔNVĂN HỌCTIẾNG VIỆTTẬP LÀM VĂNI. Phần văn1. Truyện trung đại: bao gồm các truyện văn xuôi như: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Ngô Gia văn phái) và các truyện thơ nôm như Truyện Kiều (Nguyễn Du); Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)2. Truyện hiện đại: Một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu sau 1945 như Làng (Kim Lân); Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); Bến quê (Nguyên Minh Châu); Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê); phần truyện nước ngoài trích đoạn Cố hương (Lỗ Tấn); Những đứa trẻ (Go - Rơ - Ki); Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang (Đi - phô); Bố của Xi - mông (Mô- pa - xăng) Con chó bấc (Lân - Đơn)3. Thơ hiện đại: Một số bài thơ tiêu biểu sau 1945 như Đồng chí (Chính Hữu); Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Bếp lửa (Bằng Việt); Ánh trăng (Nguyễn Duy); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); Mùa xuân nho nhỏ( Thanh Hải); Viếng Lăng Bác (Viễn Phương); Sang thu (Hữu Thỉnh) Nói với con (Y Phương); Thơ hiện đại nước ngoài Mây và sóng (Ta - Go)4. Văn nghị luận: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi); Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten (H.ten)5. Kịch hiện đại: Trích hồi 4 Kịch Bắc sơn (Nguyễn Huy Tưởng); trích cảnh 3 Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)6. Văn bản nhật dụng: tập trung vào một số chủ đề lớn như Vấn đề chiến tranh và hoà bình; vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc; Vấn đề quyền sống của con ngườiII. Phần Tiếng Việt1. Kiến thức mới: Các phương châm hội thoại; xưng hô trong hội thoại; cách dẫn trực tiếp và gián tiếp; sự phát triển của từ vựng; thuật ngữ, khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý...2. Các nội dung tổng kết và ôn tập về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt của cả 4 năm THCS3. Nhận diện các đơn vị tiếng Việt trong văn bản, chỉ ra vai trò và tác dụng của các đơn vị tiếng Việt đó.III. Phần tập làm văn	1. Văn thuyết minh	2. Văn bản tự sự	3. Văn nghị luận* Các nội dung này đều được mở rộng, nâng cao hơn so với các lớp dưới* Quan điểm dạy học văn hiện nay:	Về NLVH, đổi mới thực sự là tiến tới yêu cầu HS đọc hiểu, phân tích và cảm thụ những văn bản chưa được học trên lớp. Vì mục tiêu của chương trình ngữ văn mới là trang bị cho HS phương pháp đọc.	Những văn bản được giảng trên lớp chỉ là mẫu để hình thành và rèn luyện; còn khi thi cần ra những văn bản tương tự nhưng chưa được học thì mới đánh giá đúng năng lực đọc - hiểu, cảm thụ văn chương của HS. Giống như môn Toán, chỉ dạy cách giải phương trình còn bài toán cụ thể khi thi phải là bài toán chưa được giải.* Phương án: Trước khi khai thác theo hướng mở, phải ôn kỹ lại kiến thức cơ bản* Phương pháp ôn tập- Không giảng lại các bài đã học- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm nhằm:	+ Khuyến khích tinh thần tự học, tự tìm hiểu và làm giàu những hiểu biết của người học	+ Giúp học sinh làm quen với một hình thức đánh giá được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và áp dụng- Đáp ứng yêu cầu của các đề thi kiểm tra văn học sinh giỏi theo xu hướng hiện nay- Một trong những cách ôn kiến thức cơ bản có hiệu quả là xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phù hợp từng bài* NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO MỘT BÀI CỤ THỂCó thể tham khảo cuốn Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn theo hướng tích hợp (NXBGD) - Câu hỏi biết: Kiểm tra được kiến thức đã học, chủ yếu yêu cầu tái hiện, và học thuộc, trả lời câu hỏi cái gì?- Câu hỏi hiểu: Cao hơn biết, kiểm tra khả năng lí giải ý nghĩa và mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, trả lời câu hỏi tại sao?- Câu hỏi vận dụng: Kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết và thực hành một vấn đề nào đó LƯU Ý: Cần đảm bảo 3 mức độ:Định hướng nội dung khi hình thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:- Tập trung bám sát các yêu cầu về kĩ năng ở từng phân môn cũng như năng lực tổng hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức nhiều phân môn- Đảm bảo tính phân loại cao1. Năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn bản- Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa khái quát của văn bản- Biết tóm tắt, chia đoạn, xác định đề tài, mối liên hệ giữa các phần- Biết nhận ra các câu, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và các từ, nhóm từ, câu then chốt trong các đoạn văn đó- Trên cơ sở hiểu được nghĩa của từ, vai trò và tác dụng các biện pháp nghệ thuật, biết bình giá một chi tiết nghệ thuật trong bài văn hoặc thơ.- Nhận ra các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại của văn bản; phân tích được vai trò, tác dụng của các phương thức biểu đạt và thể loại đã học- Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của một số bài văn, bài thơ; bước đầu thấy được tính đa nghĩa của ngôn ngữ và tính đa thanh, đa giọng điệu của tác phẩm VH- Trên cơ sở nội dung, ngôn ngữ và cách viết, nhận ra được thái độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả- Nhớ chính xác một số bài (đoạn, câu) thơ, văn hay - Nhận biết và sử dụng đúng hệ thống từ vựng, ngữ pháp đã được học ở sách ngữ văn 9 và toàn bộ chương trình THCS- Nhận diện và phân tích được vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ đã học trong sách Ngữ văn 9 cũng như trong toàn bộ chương trình THCS- Hiểu và vận dụng đúng quy tắc dấu câu và vai trò, tác dụng của các dấu câu đã học3. Năng lực tạo lập văn bản2. Năng lực vận dụng từ ngữ, ngữ pháp- Biết cách làm các loại văn bản đã học trong sách ngữ văn 9- Viết rõ ràng, ngay ngắn, đúng quy phạm, trình bày sáng sủa- Biết chuyển từ bài văn thành dàn ý và ngược lại- Biết lập dàn ý, nhận ra sự thiếu lôgíc và không hợp lý trong việc xắp xếp các ý, từ đó biết tổ chức lại theo một thứ tự chặt chẽ, phù hợp- Biết viết mở bài và kết bài cho các kiểu bài khác nhau.- Biết viết các câu chuyển đoạn và liên kết các đoạn văn trong bài.- Biết từ một ý diễn đạt thành một đoạn văn với nội dụng cụ thể và tình cảm chân thực.- Biết nhận ra các lỗi trong diễn đạt (dùng từ sai, từ chưa hay, câu tối nghĩa, câu cụt, lủng củng, trùng lặp, dài dòng.

File đính kèm:

  • pptChuyen de Ra de mo khai quat CT Ngu van lop 9 PI.ppt