Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy hát trong môn âm nhạc THCS

 Phần I. Đặt vấn đề

I. Lý do đổi mới phương pháp dạy hát môn Âm nhạc THCS.

 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề mà toàn ngành giáo dục đang hết sức quan tâm, Những định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học cho nhiều môn học có thể nêu gọn trong 4 vấn đề:

 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

 - Tăng cường thực hành giảm bớt lý thuyết.

 - Tăng cường áp dụng các thiết bị và phương tiện dạy học.

 - Dạy học theo tinh thần hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò.

 Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với môn học Âm nhạc ở trường THCS dạy hát có vị trí quan trọng hàng đầu vì thông qua học hát đại đa số học sinh được giáo dục về Âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ Âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học.

 Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với môn học Âm nhạc ở trường THCS dạy hát có vị trí quan trọng hàng đầu vì thông qua học hát đại đa số học sinh được giáo dục về Âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ Âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học.

II.Mục đích nghiên cứu

 Từ thực tế trên khi đi nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích giúp cho học sinh chủ đọng, tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội đầy đủ kiến thức của môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy hát trong môn âm nhạc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Gia lâm
Tổ tổng hợp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Chuyên đề:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TRONG MÔN ÂM NHẠC THCS
Họ và tên: Nguyễn Đăng Long
Tổ chuyên môn: Tổng hợp
Đơn vị: Trường THCS Gia Lâm
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Âm nhạc các khối 6,7,8,9 trường THCS Gia Lâm
 Phần I. Đặt vấn đề
I. Lý do đổi mới phương pháp dạy hát môn Âm nhạc THCS.
 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề mà toàn ngành giáo dục đang hết sức quan tâm, Những định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học cho nhiều môn học có thể nêu gọn trong 4 vấn đề:
 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
 - Tăng cường thực hành giảm bớt lý thuyết.
 - Tăng cường áp dụng các thiết bị và phương tiện dạy học.
 - Dạy học theo tinh thần hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò.
 Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với môn học Âm nhạc ở trường THCS dạy hát có vị trí quan trọng hàng đầu vì thông qua học hát đại đa số học sinh được giáo dục về Âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ Âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học.
 Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là nội dung cần quan tâm nhất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với môn học Âm nhạc ở trường THCS dạy hát có vị trí quan trọng hàng đầu vì thông qua học hát đại đa số học sinh được giáo dục về Âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ Âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học.
II.Mục đích nghiên cứu 
 Từ thực tế trên khi đi nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích giúp cho học sinh chủ đọng, tích cực và sáng tạo trong việc lĩnh hội đầy đủ kiến thức của môn học.
III. Bản chất cần làm rõ 
 Bản chất cần làm rõ ở đây là hướng cho Học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo trong giờ học hát.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
 Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học hát.
V. Chọn phương pháp nghiên cứu.
 1. Phương pháp thuyết trình. 
 2. Phương pháp thực hành ( nghe-nhìn-thực hành ). 
 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
VI. Giới hạn về không gian, phạm vi nghiên cứu.
 Nghiên cứu tại trường THCS Gia Lâm
 Phần II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận.
 Như chúng ta đã biết việc dạy hát thông thường thì chủ yếu Giáo viên truyền thụ kiến thức cho Học sinh thông qua phương pháp thực hành, làm mẫu; dạy hát kiểu truyền miệng. như vậy sẽ không phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giờ học sẽ nhàm chán vì Học sinh chỉ nghe từng câu rồi hát lại dẫn đến không có nhiều hứng thú đối với môn học. Do đó đòi hỏi Giáo viên phải chủ động thay đổi và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của Học sinh trong giờ học hát để giờ học đạt kết quả tốt hơn, học sinh hứng thú hơn.
2. Thực trạng việc dạy phân môn học hát môn âm nhạc trường THCS Gia Lâm
 Thực tế công tác giáo dục ở trường THCS Gia Lâm cũng đã và đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong nhiều lĩnh vực. Dạy học và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với nền giáo dục nước nhà song bên cạnh việc giảng dạy ở trường THCS Gia Lâm mà cụ thể là giảng dạy môn Âm nhạc còn nhiều bất cập.
 Môn Âm nhạc là bộ môn đầy tính nghệ thuật, học tập và tiếp thu bộ môn này rất được các em yêu thích nhưng nhiều em còn mang tính chất ỷ lại, chưa chủ động và tích cực trong giờ học. Nhiều khi các em còn bỡ ngỡ, còn tỏ ra ngại ngùng trước bạn bè, trước đám đông khi tham gia các hoạt động múa hát tập thể. 
3. Mô tả giải pháp. 
 Khi thực hiện dạy phân môn học hát theo phương pháp truyền thống, chủ yếu Giáo viên hát mẫu và dạy Học sinh tập hát từng câu, không phát huy được tính chủ động sáng tạo ở Học sinh. Do vậy tôi mạnh dạn đề xuất đổi mới phương pháp dạy hát trong giờ học Âm nhạc nghĩa là thay vì dạy hát từng câu theo kiểu truyền miệng thì Giáo viên sẽ cho Học sinh nghe bài hát đó từ 2 – 4 lần và nhẩm theo, kết hợp cho Học sinh xem video một số cách trình bày, biểu diễn bài hát đó. Sau đó Giáo viên cho Học sinh hát lại cả bài, giáo viên sẽ nghe và phát hiện chỗ chưa được và sửa cho Học sinh, khi Học sinh đã hát được Giáo viên sẽ khuyến khích các em lên bảng trình bày theo nhóm kết hợp một vài động tác vận động phụ hoạ đơn giản. Một tiết học hát như vậy sẽ giúp học sinh ghi mhớ kiến thức tốt hơn vì chính bản thân các em chủ động tìm ra kiến thức đó dưới sự hướng dẫ của giáo viên bộ môn.
4 . Kết quả đạt được:
 Khi đi vào thực hiện giải pháp trên bước đầu tôi có gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và lòng nhiệt tình thêm vào đó là sự ủng hộ cao từ phía học sinh, nên kết quả đạt được trong mỗi tiết học là rất khả quan và có những ưu điểm nổi bật. Học sinh rất hứng thú đón nhận giờ học Âm nhạc, tích cực, chăm chỉ học bài về nhà. Mạnh dạn tham gia các hoạt động múa hát tập thể do lớp, nhà trường và địa phương tổ chức, đạt kết quả cao. 
5 . Kết luận:
 Việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Người giáo viên có thể linh động áp dụng không nhất thiết một khuôn mẫu nào vào việc dạy học môn học này nhất là phân môn học hát.
 Qua quá trình công tác và giảng dạy tôi thấy việc áp dụng phương pháp dạy học như trên mang lại hiệu quả cao hơn, học sinh hứng thú và nhiệt tình hơn trong giờ học. 
 Để cho sáng kiến này được thực hiện một cách có hiệu quả hơn, tôi xin đưa ra các đề xuất sau:
 1. Vì môn học Âm nhạc chỉ có một giáo viên trong một trường, nên Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện kết hợp với các trường bạn để giáo viên được đi dự giờ trao đổi học hỏi chuyên môn.
 2. Phòng Giáo Dục và Đào tạo cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho môn học như : Phòng học đa năng có đàn oóc gan phím điện tử, đài đĩa, máy chiếu...
 3. Tăng cường sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cụm để giáo viên có cùng chuyên môn được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNGCHUYÊN MÔN
Gia Lâm, ngày 28 tháng 4 năm 2011
 Người Viết
 (kí, họ tên)
 Nguyễn Đăng Long

File đính kèm:

  • docchuyen de am nhac.doc
Bài giảng liên quan