Chuyên đề Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập để đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trung học cơ sở

1. Về kiến thức

- Hiểu được bản chất việc đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) trường Trung học cơ sở (THCS).

- Hiểu được đặc trưng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh (HS) THCS.

- Hiểu được yêu cầu và quy trình tæ chøc d¹y häc m«n GDCD

2. Về kĩ năng

 

doc40 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập để đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n cứ vào đặc điểm của hoạt động trong quá trình hình thành nhân cách. Kết quả của hoạt động là động cơ kích thích hứng thú. Makarenkô căn cứ vào bản chất của quá trình giáo dục giải quyết các mâu thuẫn đa dạng, phức tạp là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách.
Phương pháp giáo dục bằng bùng nổ
Khi giải thích nghệ thuật giáo dục bằng “bùng nổ”, Makarenkô đã viết: “Tôi nói “bùng nổ” không có nghĩa là đặt một gói bộc phá dưới chân một người nào đó, châm ngòi rồi bỏ chạy, để cho người đó nổ tung ra. Tôi muốn nói tới
một tác động bất thần làm đảo lộn hoàn toàn mọi ước muốn của con người, mọi nguyện vọng của họ”.
Theo kinh nghiệm của Makarenkô, chúng ta có thể hiểu đó là phương pháp mà nhà sư phạm dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tạo ra những chuyển biến về mặt tâm lí, suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm hành vi mới theo yêu cầu giáo dục.
Ông đã sử dụng phương pháp này trong việc tiếp nhận những học sinh mới tới trại bằng việc tổ chức đón tiếp thật trọng thể, nghiêm trang, tổ chức đốt quần áo cũ v.v Ví dụ: Ông đã trao cho Karabanôp đi lĩnh tiền cho trại bằng những bùng nổ liên tiếp: Trao cho giấy giới thiệu, ngân phiếu, cả ngựa, lại cả súng (tưởng chừng như là một sự liều lĩnh) - khi nhận tiền, Makarenkô lại không đếm mặc dù em yêu cầu ông đếm. Rồi ông lại tuyên bố tiếp “từ nay em sẽ là người đi lấy tiền ở ngân hàng cho trại” Và quả thực từ đó ông trao cho em đi lĩnh thật. Nhờ những tác động mạnh, bất thần, liên tiếp đó đã làm mất đi ở em cái mặc cảm ở trại không ai tin em vì thấy em ăn cắp, phá phách. Nhưng sau những cú bùng nổ của Makarenkô thể hiện lòng tin đối với em, đã làm cho em suy nghĩ và hành động để không phụ lòng tin của ông - chính là niềm tin của tập thể đối với em.
Cần lưu ý là: Theo quan điểm của Makarenkô phương pháp bùng nổ là nghệ thuật giáo dục cá biệt, đối với giáo dục lại là tác động cá nhân. Nhưng kết quả vận dụng của các nhà giáo dục Việt Nam cho thấy đây là phương pháp có thể dùng với cá nhân và tập thể, với cả trường hợp không tốt và cả đối tượng và tập thể tiên tiến. Vì sao vậy? Như chúng ta đã biết giáo dục là một quá trình tích luỹ từ lượng để dẫn tới biến đổi về chất; bằng “bùng nổ” liên tiếp và có hệ thống, có thể đẩy (kích) quá trình giáo dục phát triển nhanh hơn.
Vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng phương pháp “bùng nổ” là chọn thời cơ (thời điểm bùng nổ) chính xác, đúng lúc (bỏ lỡ thời cơ thì không thể bùng nổ). Phải biết chớp thời cơ. Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách hệ thống, liên tiếp, cường độ tác động mạnh theo một ý định. Ví dụ : hình thành tình cảm yêu nghề sư phạm, các nhà giáo Việt Nam đã tạo ra những hoạt động, những tác động mạnh liên tiếp để gây những xúc cảm nghề nghiệp của cá nhân và cả tập thể lớp.
Trên đây chỉ giới thiệu một vài phương pháp giáo dục của Makarenkô. Trên thực tế, Makarenkô sử dụng phương pháp giáo dục rất phong phú, đa dạng. Cần chú ý rằng, theo Makarenkô, không có một phương pháp nào là vạn năng cũng như không có một nhà giáo dục nào đủ tài đào tạo nên những con người mới XHCN, vì vậy, cần kết hợp, vận dụng tổng hợp các phương pháp.
- Tất cả các phương pháp giáo dục, về mục đích là giáo dục nhân cách những con người cụ thể nhưng đều cần tiến hành thông qua tập thể cơ sở (lớp học) và tập thể lớn (trường học, xã hội).
- Đối với phương pháp nào thì vai trò của nhà sư phạm cũng rất quan trọng, đòi hỏi nhà sư phạm phải mẫu mực, có uy tín, có bản lĩnh, giàu kinh nghiệm và lí luận, phải có nhạy cảm sư phạm, linh hoạt, lạc quan và nhân đạo v.v
III.VÍ DỤ VỀ ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra 45 phút, học kỳ I lớp 8
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung chủ đề
(mục tiêu)
Các cấp độ của tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
A. Hiểu các phẩm chất : lao động tự giác, lao động sáng tạo, giữ chữ tín và tự lập để xác định biểu hiện của các phẩm chất đó 
Câu 1 TN 
(1 điểm)
B. Dựa vào kiến thức đã học để xác định đúng thế nào là học hỏi văn hoá của dân tộc khác 
Câu 2 TN
(0,5 điểm)
C. Hiểu thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Câu 3 TN
(0,5 điểm)
D. Hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh để xác định được biểu hiện trái với tình bạn trong sáng, lành mạnh
Câu 4 TN (0,5 điểm)
Đ. Hiểu thế nào là không tôn trọng người khác
Câu 5 TN (0,5 điểm)
E. Thế nào là tôn trọng người khác; nhận xét sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc bạn bè trong lớp
Câu 1 TL (1 điểm)
Câu 1 TN 
(1 điểm)
G. Biết thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, nêu những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Câu 2 TL (1 điểm)
Câu 2 TL 
(1 điểm)
H. Vận dụng kiến thức để giải quyết 1 tình huống về tự lập trong cuộc sống.
Câu 3 TL 
(3 điểm)
Tổng số câu
2
6
2
Tổng số điểm
2
4
4
Tỉ lệ %
20%
40%
40%
ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
	Hãy nối mỗi ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho phù hợp nhất:
A - Biểu hiện
B - Phẩm chất đạo đức
a/ Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng 
1. Lao động tự giác 
b/ Vượt qua khó khăn, thử thách tự làm lấy việc của mình.
2. Lao động sáng tạo 
c/ Tự học đúng giờ. 
3. Giữ chữ tín 
d/ Tìm ra cách giải bài tập mới.
4. Tự lập 
đ/ Tích cực trong lao động
e/ Luôn đảm bảo hợp đồng với những khách hàng quan trọng.
.. nối với .. 	.. nối với ..
.. nối với .. 	.. nối với ..
Câu 2: (0,5 điểm) 
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi. 
B. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hoá của dân tộc đó.
C. Chỉ những nước có nhiều công trình văn hoá lớn mới đáng để ta học hỏi.
D. Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hoá đáng để ta học tập.	
Câu 3: (0,5 điểm) : 
Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Giúp nhau làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
B. Tham gia đội dân phòng là góp phần giữ gìn trật tự an ninh chứ không phải là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
C. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
D. Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Câu 4: (0,5 điểm)
Nếu nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A. Làm ngơ coi như không thấy vì không muốn bạn mình bị điểm kém.
B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.
C. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.
D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục quay cóp sẽ báo cô giáo.
Câu 5: (0,5 điểm)
Hành vi nào sau đây là không tôn trọng người khác ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp.
B. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện.
C. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhóm bạn.
D. Mải làm việc, không biết bạn mình đi qua nên không chào.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là tôn trọng người khác? Em hãy nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp.
Câu 2: (2 điểm) 
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là gì?
	Hãy cho biết 4 việc em có thể làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Câu 3: (3 điểm)
	Cho tình huống sau:
	Nhà cách trường có 1,5 km nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần, áo của Hà cũng được mẹ giặt và là (ủi) cho.
	Thấy vậy, Thanh hỏi:
	- Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu chưa thể tự đạp xe đến trường và tự giặt, là (ủi) quần áo được à? 
	Hà hồn nhiên trả lời:
	- Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của cha, mẹ.
	Hỏi :
1/ Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?
	2/ Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ nói với Hà điều gì?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm: 
	- a/ nối với 3 ; b/ nối với 4 ; c / nối với 1 ; d / nối với 2.
Câu 2: (0,5 điểm) 
Khoanh tròn chữ D.
Câu 3: (0,5 điểm)
Khoanh tròn chữ B. 
Câu 4: (0,5 điểm) 
Khoanh tròn chữ D.
Câu 5: (0,5 điểm) 
Khoanh tròn chữ C.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được:
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. 	(1 điểm)
- Nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp ( có thể là tốt hoặc chưa tốt)	(1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Câu này có 2 yêu cầu:
- Nêu được: Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.	(1 điểm)
- Nêu được 4 việc học sinh có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.	(1 điểm)
Ví dụ như : 
+ Tham gia làm làm vệ sinh đường làng (hoặc ngõ phố).
	+ Quan tâm, đoàn kết với các bạn cùng xóm/phố.
	+ Tham gia tuyên truyền phòng, chống ma tuý ở xóm/phố . 	
+ Tham gia giữ gìn trật tự an ninh xóm/phố.
	+ Lao động giúp gia đình neo đơn, khó khăn.
V.v
Câu 3: (3 điểm)
	Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
	1/ Không đồng ý với ý kiến của Hà.	(0,5 điểm)
	 Vì : - Bố mẹ yêu thương con thì con cũng phải biết thương yêu bố mẹ, cần phải cố gắng để bố mẹ đỡ vất vả vì mình. 	(0,5 điểm)
- Đã là học sinh lớp 8 thì không còn nhỏ nữa, mỗi chúng ta đều có thể tự đi đến trường, tự giặt, là (ủi) quần áo.	(0,5 điểm)
- Bố mẹ yêu thương chăm sóc mình nhưng mình cũng phải biết tự lập.
	(0,5 điểm)
2/ Khuyên Hà: Nên tự đi đến trường, tự giặt, là (ủi) quần áo để rèn luyện tính tự lập và để bố mẹ đỡ vất vả. 	(1 điểm)

File đính kèm:

  • docTai lieu GDCD THCS 09 CHUYEN DE.doc
Bài giảng liên quan