Chuyên đề Đổi Mới Tổ Chức Và Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Và Các Đoàn Thể Nhân Dân Trong Thời Kỳ Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước

Dưới ánh sáng Nghị quyết X của Đảng, tiếp tục quá trình công cuộc đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'', đang làm chuyển biến sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự nghiệp lớn lao đó đặt ra yêu cầu mới cho sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Trong quá trình thực hiện của thực tiễn phong phú, đa dạng và phức tạp hiện nay không chỉ đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vận động quần chúng thực hiện, mà còn đòi hỏi chính các tổ chức ấy phải tự đổi mới, tự khẳng định mình để không bị lạc hậu so với cuộc sống và quá trình phát triển đi lên của đất nước. Đảng ta chỉ rõ: ''Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội. Người cán bộ làm công tác dân vận cần nâng cao nhận thức của mình về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn liền với quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức này trong công tác đoàn kết, tập hợp quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

doc11 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi Mới Tổ Chức Và Hoạt Động Của Mặt Trận Tổ Quốc Và Các Đoàn Thể Nhân Dân Trong Thời Kỳ Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uỳ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức. Phương thức chủ yếu của Mặt trận là hiệp thương, Phối hợp thống nhất hành động giữa các thnàh viên của Mặt trận; còn các đoàn thể nhân dân gắn bó với đoàn viên, hội viên cần tổ chức vận động thuyết phục quần chúng tạo ra phong trào cách mạng sôi nổi, thiết thực. Các đoàn thể nhân dân cần chú ý khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, nặng về giải thích, hô hào chung chung, không phù hợp với đối tượng, không sát thực tiễn, cơ sở mà cần sâu sát với hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, đời sống, tỉnh cảm của đoàn viên, hội viên. Mọi hoạt động của các đoàn thể nhân dân phải hướng về cơ sở, tập trung sức xây dựng đoàn thể ở cơ sở; phát huy tỉnh năng động, sáng tạo và quyền chủ động của các đoàn thể.
4. Đổi mới tổ chức, cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 
4.1. Đổi mới tổ chức, cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
- Về nguyên tắc: các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta lâu nay đều dựa vào nguyên tắc tổ chức chung là tập trung dân chủ, với các biểu hiện cụ thể là:
+ Bàn bạc, dân chủ, tự do phát biểu trong tổ chức;
+ Cơ quan lãnh đạo của tổ chức do đoàn viên, hội viên bầu ra bằng phiếu kín, hoặc bằng biểu quyết giơ tay.
+ Khi biểu quyết: thiểu số phải phục tùng đa số,
+ Trong chỉ đạo thực hiện: cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cá nhân phải phục tùng tổ chức.
Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt và thực hiện nhất quán trong xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân (như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam...) 
- Đổi mới về hệ thống tổ chức: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII chỉ rõ: ''Đảng đoàn Mặt trận; Đảng đoàn các đoàn thể, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cấp uỷ địa phương chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức, bộ máy Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động. Xây dựng quychế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động cho sát cơ sở, sát nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn lợi ích và nguyện vọng của đoàn viên, hội viên về việc làm đời sống, về yêu cầu phát huy dân chủ và tính công khai phương hướng chung là gọn nhẹ hợp lý và có hiệu quả, đối với công tác vận động, tập hợp quần chúng. Đảng chỉ rõ: sắp xếp tổ chức, bộ máy Mặt trận và các đoàn thể nhân dân theo hướng tinh gọn ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện. Tiếp tục đổi mới nội đung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng tổ chức; hướng về cơ sở; khắc phục tình trạng hành chính hóa, xa dân, phô trương, hình thức”. 
+ Thông thường tổ chức cơ sở của các đoàn thể được tổ chức theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị công tác, học tập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ địa phương (xã, phường hoặc quận huyện). Nhưng do tính chất và sự đa dạng của ngành nghề, của điều kiện sống và làm việc nên nhiều nơi còn có các hình thức tổ chức như: Hội đồng phối hợp các Bí thư, hoặc Chủ tịch các đoàn thể cơ sở, giao ban khu vực; Ban cán sự, theo ngành, khối... Đây là cơ cấu chỉ đạo các cơ sở trong cùng một ngành, cùng một địa bàn, có điều kiện làm việc, sinh hoạt và tính chất công việc gần gũi nhau có nhu cầu phối hợp hoạt động. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của cơ cấu chỉ đạo này do cấp trên trực tiếp quyết định. 
+ Cơ cấu chỉ đạo khác của các đoàn thể, các hội (Ban cán sự, ngành, khối nông nghiệp, khối công nghiệp, khối trường học...). Các cơ cấu chỉ đạo này có nhiệm vụ tham mưu và tiếp nhận sự chỉ đạo của cấp ra quyết định thành lập. 
- Các loại hình tổ chức cơ sở (bao gồm các chi hội, chi đoàn, tổ hội, phân đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, tổ công đoàn) được thành lập theo các loại hình phù hợp với từng đoàn thể: 
+ Theo địa bàn dân cư, các khu vực hành chính, đơn vị kinh tế (phường, xã, thôn xóm, ấp, đường phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện...);
+ Chú ý: trong thực tiễn các loại hình tổ chức cơ sở có loại hình tổ chức ổn định và loại hình không ổn định.
Loại hình tổ chức ổn định là do công việc ổn định, số lượng đoàn viên, lội viên đủ số lượng thì thành lập theo quy định của điều lệ. Loại hình không ổn định là các loại tổ, nhóm mà tham gia hoạt động rộng rãi theo sở thích của quần chúng, các chuyên đề; hoạt động theo việc, theo mùa vụ, theo đợt. Nó là cầu nối giữa đoàn thể, đoàn viên, hội viên với các tầng lớp nhân dân mà mình đang vận động, tập hợp.
- Cơ chế liên kết các tổ chức ở cơ sở: để thực hiện có hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở hiện nay thì thực hiện cơ chế liên kết các tổ chức là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự thống nhất trong chỉ đạo công tác tập hợp quần chúng. 
+ Mặt trận Tổ quốc chọn các chủ trương lớn đề ra thành khẩu hiệu, phong trào chung, hướng các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thông qua sự phối hợp với các tổ chức thành viên. Sự phối hợp này có đặc điểm: chọn tập trung việc, cùng vận động công khai, cổ vũ, động viên quần chúng.
+ Các đoàn thể nhân dân có người chủ chốt, trong đó một số tham gia cấp uỷ. Các chủ trương công tác khi đổi thành quyết định của cấp uỷ, chính quyền thì mỗi đoàn thể tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà chọn việc tham gia cho phù hợp; động viên, tổ chức quần chúng, đoàn viên, hội viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động phong trào; 
+ Khối dân vận ở cơ sở là hình thức lãnh đạo cụ thể, phối hợp và đôn đốc của cấp uỷ trực tiếp tới các tổ chức quần chúng, thông qua việc giao ban nghe phản ánh, hướng dẫn, kiểm tra, bổ khuyết chỉ đạo hoạt động (trong đó có liên quan không chỉ công tác quần chúng mà cả với chính quyền). Kinh nghiệm thực tế cho thấy sự phối hợp có hiệu quả nếu phụ trách khối Dân vận là một đồng chí có uy tín trong ban thường vụ, phụ trách Mặt trận Tổ quốc là một cấp uỷ viên có khả năng phối hợp với các đoàn thể trong hoạt động thì tạo nên được sự thống nhất cao trong chỉ đạo. 
4.2. Đổi mới công tác cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa
- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài tiêu chuẩn chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần lựa chọn cán bộ theo hướng: 
+ Nhiệt tình và tự nguyện hoạt động trong công tác quần chúng.
+ Có bản lĩnh, đồng tình với quan điểm đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng. 
+ Hiểu quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, gương mẫu về đạo đức lối sống có tác phong dân chủ, có trách nhiệm cao hơn đối với cán bộ Mặt trận, đoàn thể khi được đề bạt, cất nhắc, đề cử vào cán cương vị công tác của Mặt trận và các đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng ực, sở trường trong công tác quần chúng. “Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài”. “Cử những cán bộ đủ tiêu chuẩn sang công tác Mặt trận và đoàn thể theo chủ trương luân chuyển cán bộ, qua đó phát hiện những cán bộ tốt để bồi dưỡng, đề bạt vào những cương vị lãnh đạo, quản lý Đảng và nhà nước”.
 - Phải quan tâm và có biện pháp chăm lo đến đời sống vật chất của đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng; tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm, phấn khởi công tác. 
- Công tác cán bộ trong điều kiện mới phải cụ thể hoá các chủ trương chỉ đạo của Đảng thành kết quả chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, từng bước đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những quy định mới trong công tác cán bộ của Trung ương Đảng gần đây cần được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống như: các quy chế về công tác cán bộ về tuyển chọn cán bộ, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, chế độ kiểm tra cán bộ, nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ, chế độ học tập lý luận của cán bộ, đảng viên, v.v. phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong công tác cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; khắc phục những yếu kém, lệch lạc về vấn đề này nhất là cử những cán bộ kém năng lực, phẩm chất sang làm công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, làm giảm lòng tin, gây hậu quả xấu trong quần chúng, đoàn viên, hội viên.
4.3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
- Tích cực tuyên truyền về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vận động quần chúng dóng góp ý kiến xây đựng Đảng, chính quyền; thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, ngăn chặn âm mưu “diễn biên hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta; 
- Vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên tích cực đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
- Giới thiệu những quần chúng ưu tú cho Đảng để Đảng xem xét và kết nạp, tăng thêm lực lượng cho Đảng.
 Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là một tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và đường lối đổi mới của Đảng. Qua hơn 20 năm đổi mới, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã nâng dần được uy tín và tích luỹ được kinh nghiệm về đoàn kết, đa tập hợp quần chúng. Số lượng đoàn viên, hội viên đang tăng dần, xã hội nhìn nhận công tác dân vận ngày càng thấy cần thiết, góp phần giữ vững ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, giáo dục và xây dựng, rèn luyện con người mới. Trong thời gian mới Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục mở rộng dân chủ, thuyết phục, giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của đoàn viên, hội viên vào việc xây dựng và củng cố tổ chức, tham gia hoạt động có hiệu quả các phong trào cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'', vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

File đính kèm:

  • docĐoi moi to chuc va hoat dong cua mat tran doan the trong tinh hinh moi.doc
Bài giảng liên quan