Chuyên Đề Giải Pháp Tuyên Truyền - Giáo Dục Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Cho Đoàn Viên Thanh Niên

Nhiều năm qua tuổi trẻ được học tập sáu bài học LLCT cho TN và Tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức lý luận và tư tưởng trong lớp trẻ đã được nâng cao và chuyển biến thành hành động thiết thực: Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giờ đây trước trước tình hình mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới mà NQ ĐH Đoàn VIII, NQ ĐH X của Đảng đã đặt ra cho tuổi trẻ; trước thời cơ, vận hội và những thách thức mới trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN "của dân, do dân, vì dân" với "mục tiêu cao nhất vì con người" và giao lưu hội nhập quốc tế, đòi hỏi tuổi trẻ không những phải có khả năng trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp,.mà còn phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lòng yêu nước, thương dân,.chính vì lẽ đó mà chúng ta phải tìm được giải pháp hữu hiệu để tuyên truyền - giáo dục Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho ĐVTN.

Cơ sở lý luận: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.

Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo đức đựơc vận dụng trong triết học đẻ chỉ con đường của tự nhiên. đạo có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội. đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính tính và nhìn chung là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói: đạo đức của người Trung quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo”.

“Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên Đề Giải Pháp Tuyên Truyền - Giáo Dục Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Cho Đoàn Viên Thanh Niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đề: Giải pháp tuyên truyền - giáo dục 
tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh cho ĐVTN.
Nhiều năm qua tuổi trẻ được học tập sáu bài học LLCT cho TN và Tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức lý luận và tư tưởng trong lớp trẻ đã được nâng cao và chuyển biến thành hành động thiết thực: Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giờ đây trước trước tình hình mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới mà NQ ĐH Đoàn VIII, NQ ĐH X của Đảng đã đặt ra cho tuổi trẻ; trước thời cơ, vận hội và những thách thức mới trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN "của dân, do dân, vì dân" với "mục tiêu cao nhất vì con người" và giao lưu hội nhập quốc tế, đòi hỏi tuổi trẻ không những phải có khả năng trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp,...mà còn phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lòng yêu nước, thương dân,...chính vì lẽ đó mà chúng ta phải tìm được giải pháp hữu hiệu để tuyên truyền - giáo dục Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho ĐVTN.
Cơ sở lý luận: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.
Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo đức đựơc vận dụng trong triết học đẻ chỉ con đường của tự nhiên. đạo có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội. đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính tính và nhìn chung là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói: đạo đức của người Trung quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo”.
“Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội”.
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Giá trị là giá trị của giá trị học(giá trị học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng nên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội- chính trị, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo”. Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt”.
“ ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những qui tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao trùm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”.
“Hệ hống những quan hệ xác định giữa con người và con người,giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức là quan hệ đạo đức”.
“ Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và là phương phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy. đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng đồng. Nó tồn tại như là hệ thống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.
Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân”.
* “Đạo đức có các chức năng:
Điều chỉnh hành vi( đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức làm cho cá nhân và xã hội cũng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng”. “ Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế của đạo đức”.
Giáo dục.
Nhận thức.
Đạo đức có vai trò: “ Đạo đức đã trở thành mục tiêu, đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội”. Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức đã nêu ở trên.
Đạo đức có tính chất giai cấp, đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, là đạo đức cộng sản.
* Nguyên tắc của đạo đức mới:
- Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới.
- Lao động tự giác sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới.
- Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế.
- Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
* Tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới:
- Đạo đức mới bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của g/c vô sản hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng.
- Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội mới.
- Đạo đức mới không phải là sản phẩm tự phát mà được hình thành một cách tự giác(nói cách khác nó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục)”.
 * Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là “sợi chỉ đỏ nhân văn” soi sáng, xuyên suốt trong các nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh, là một hệ thống quan điểm, nhận thức về những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ được hình thành qua quá trình tu dưỡng kế thừa, phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt nam; kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông và những tinh hoa đạo đức của nhân loại; kế thừa và phát triển sáng tạo Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Qua quá trình đó Người đã tạo lập được những phẩm chất cơ bản, những tiêu chuẩn, những nguyên tắc xây dựng đạo đức,được nhân dân ta và nhân loại trân trọng, noi gương và tôn vinh là “Danh nhân văn hoá thế giới”; được Đảng, Nhà nước ta xác định là những phẩm chất, tiêu chuẩn, chuẩn mực, nguyên tắc, định hướng xây dựng đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần phải học tập và làm theo.
 I- Giải pháp:
1- Giải pháp chung: Trên cơ sở nắm vững tình hình tư tưởng, đạo đức, khả năng, kết quả nhận thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh của tuổi trẻ; phối hợp tổ chức tốt cuộc vận động học tập Tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh cho ĐVTN gắn với triển khai chương trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của ĐVTN ở mỗi cơ sở trong phong trào "thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc", phong trào tình nguyện "vì cuộc sống cộng đồng",....
 2- Giải pháp cụ thể:
- Khảo sát nắm vững tình hình tư tưởng, đạo đức và nhu cầu, khả năng nhận thức về Tư tưởng Hồ chí Minh của ĐVTN ở từng cơ sở Đoàn-Hội LHTN:
. Xây dựng yêu cầu, nội dung khảo sát:
. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát làm cơ sở xây dựng chương trình học tập cho phù hợp.
- Chuẩn bị triển khai cuộc vận động:
+ Tài liệu học tập:
. Tài liệu do Đoàn cấp trên và cấp ủy cấp.
. Tài liệu trong tủ sách TN.
. Tài liệu tại các phòng đọc, thư viện; sách, báo mua ở bưu điện, hiệu sách, đọc trên các Web site của Đảng, của Đoàn trên Internet,...
. Phim VCD tư liệu về Hồ Chí Minh.
. Tổ chức cho ĐVTN thăm viếng, báo công tại bảo tàng Hồ Chí Minh, tổ chức đi thăm quê Bác, thăm lăng Bác Hồ,.......
+ Xây dựng kế hoạch tập huấn giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên:
. Mời giảng viên của Đảng, trường Đảng tỉnh ,huyện,....
. Giảng viên, báo cáo viên của Đoàn-hộiLHTN,...
. Xây dựng kế hoạch tập huấn báo cáo viên, giảng thử, thao giảng,...
+ Cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức học tập, sinh hoạt:
. Chuẩn bị Hội trường, lớp học, tài liêu học tập, tham khảo,....
. Lập dự trù xin kinh phí tổ chức đợt SH chính trị.
+ Tổ chức học tập, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề:
. Nội dung học tập, thảo luận, câu hỏi thảo luận,...
. Nội dung cần tham khảo:
. Nội dung cần rèn luyện, tu dưỡng:
+ Các hình thức kiểm tra kết quả học tập, tu dưỡng: Viết thu hoạch, tổ chức hội thi tìm hiểu, thi sân khấu hóa( thi kể chuyện, thi hùng biện, thi tiểu phẩm và thi hát bài hát về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngâm những bài thơ của Bác Hồ nói về đạo đức), thi đọc sách về tấm gương đạo đức của Bác Hồ,., tổ chức đợt tình nguyện trong tháng TN T3/2010, chiến dịch TN tình nguyện hè 2010; hoạt động nhân đạo-từ thiện,...
+ Tổ chức đánh giá kết quả học tập, biểu dương, khen thưởng:
. Đánh giá qua thu hoạch:
. Đánh giá qua kết quả thi tìm hiểu, thi sân khấu hóa( thi kể chuyện, thi hùng biện, thi tiểu phẩm và thi hát bài hát về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngâm những bài thơ của Bác Hồ nói về đạo đức).,:
. Đánh giá qua ý thức, kết quả rèn luyện, tu dưỡng, qua hoạt động tình nguyện, nhân đạo-từ thiện:
II- Đề xuất kiến nghị:
- Với cấp ủy Đảng, chính quyền:
. Đề nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho Đoàn-HộiLHTN tuyên truyền- giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh cho ĐVTN về: giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất, kinh phí; tạo điều kiện cho ĐVTN tham gia cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo môi trường cho ĐVTN rèn luyện, tu dưỡng "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". 
- Với các ngành, đoàn thể khác:
. Phối kết hợp với các ngành, đoàn thể khác, các nhà trường để tổ chức tốt đợt SHCT học tập tuyên truyền đạo đức HCM và cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Với Đoàn-HộiLHTN cấp trên:
. Sớm triển khai KH hướng dẫn và cung cấp tài liệu, tài liệu tham khảo cho cơ sở tổ chức đợt SH CT./.
 Người đề xuất kiến nghị: 
 Trần Việt thao
 (Tỉnh đoàn Thanh hóa).

File đính kèm:

  • docGF TT TT HCM cho TN.doc
Bài giảng liên quan