Chuyên đề Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
I. Khái niệm giới và giới tính.
*Giới là sự khác biệt của nam và nữ về những đặc điểm xã hội như:
Tính chách, lối sống, việc làm .
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học, chủ yếu là những đặc điểm liên quan đến chức năng sinh sản và cơ quan sinh sản giữa nam giới/ con trai và phụ nữ/ con gái ( ví dụ: phụ nữ có thể mang thai, sinh con ., nam giới thì không)
Chuyên đề II:Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thôngA.Giới và giới tínhI. Khái niệm giới và giới tính. *Giới là sự khác biệt của nam và nữ về những đặc điểm xã hội như:Tính chách, lối sống, việc làm. * Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học, chủ yếu là những đặc điểm liên quan đến chức năng sinh sản và cơ quan sinh sản giữa nam giới/ con trai và phụ nữ/ con gái ( ví dụ: phụ nữ có thể mang thai, sinh con., nam giới thì không)-Đặc điểm về giới tính không thay đổi theo thời gian và không gian. -Đặc điểm giới hình thành trong quá trình sống, chịu ảnh hưởng của nếp sống gia đình, quan niệm và các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này có thể thay đổi. (Ví dụ: Phụ nữ có thể làm tổng thống, thủ tướng, nam giới có thể làm đầu bếp giỏiII. Xác định nguồn gốc hình thành các đặc điểm giớiIII. Sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ-Hiện nay có một số quan niệm về vai trò của nam và nữ trong xã hội chưa thực sự phù hợp. Những quan niệm này tạo ra những hạn chế nhất định đối với cả nam giới và nữ giới. -Quan niệm về giới có thể thay đổi. -Những quy định rập khuân về công việc, tính cách, cư xử cho nam, nữ là những định kiến giới.I. Phân tích các vai trò của giới.B. Các vai trò giớiBảng tóm tắt phân công lao động của phụ nữ và nam giới trong 1 ngàyThời gianPhụ nữNam giới5h30DậyCòn ngủ5h45Chuẩn bị bữa sángTập thể dục6hCho con ănăn sáng6h30Đi làmĐi làm...11h-11h30Nấu cơmNghỉ ngơi..22hĐi ngủĐi ngủI. Phân tích các vai trò của giới.-Trong một ngày, cũng như cả cuộc đời, phụ nữ và nam giới có xu hướng làm những công việc khác nhau, thực hiện những vai trò khác nhau. Những công việc này có thể được nhóm làm 3 dạng vai trò là:+) Vai trò sản xuất.+)Vai trò sinh sản, nuôi dưỡng.+)Vai trò lãnh đạo, ra quyết định.-Trong khi thực hiện các vai trò giới này có sự khác nhau giữa Nam và Nữ:+)Phụ nữ cùng thực hiện một lúc nhiều vai trò.+)Phụ nữ và nam giới có thể thực hiện các vai trò theo cách khác nhau: Nam giới thường đưa ra các quyết định, phụ nữ thường thừa hành.II. Sự phân công lao động theo giới:-Những vai trò giới chịu ảnh hưởng của quan niệm xã hội, nên từ nhỏ con người đã được phân công làm những công việc khác nhau do họ là giới nữ hay nam, và khi trưởng thành, tỉ lệ tham gia của nam và nữ trong các vai trò khác nhau trong gia đình và công đồng thường khác nhau. Đó là sự phân công lao động theo giới.III. So sánh giá trị công việc của phụ nữ và nam giới.Bảng tóm tắt phân công lao động của phụ nữ và nam giới trong 1 ngàyThời gianPhụ nữNam giới5h30DậyCòn ngủ5h45Chuẩn bị bữa sángTập thể dục6hCho con ănăn sáng6h30Đi làmĐi làm...11h-11h30Nấu cơmNghỉ ngơi..22hĐi ngủĐi ngủIII. So sánh giá trị công việc của phụ nữ và nam giới.-Phụ nữ thường là người làm phần lớn các công việc sinh sản và nuôI dưỡng cũng như công việc của cộng đồng, là những công việc thường không được trả công, không được đánh giá đúng mặc dù mất nhiều công sức và sức lực.-Phụ nữ và nam giới đều tham gia lao động sản xuất, nhưng phụ nữ thường có thu nhấp ít hơn. Thậm chí, khi phụ nữ tạo thu nhập gián tiếp bằng chăn nuôi, thì vẫn được coi là làm công việc có giá trị thấp.C. Bình đẳng giớiI.Tìm hiểu nội hàm công bằng, ngang bằng và bình đẳng giới-Công bằng giới: là sự vô tư không thiên vị trong ứng xử và tiếp cận các nguồn lực của xã hội giữa nam và nữ. Để đảm bảo có sự công bằng, luôn phải có nhiều biện pháp để điều chỉnh những khuyết thiếu của lịch sử và xã hội đã cản trở phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội dưới hình thức này hay hình thức khác. -Ngang bằng giới chỉ thuần tuý là một khái niệm số học. Đạt được sự ngang bằng về giới có nghĩa là một tỉ lệ bằng nhau giữa nam giới/ trẻ em trai, phụ nữ/ trẻ em gái.-Bình đẳng giới nghĩa là nữ và nam được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng. Nữ và nam giới được bình đẳng về: Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng, các cơ hội để tham gia đóng góp và hưởng lợi, quyền tự do và chất lượng cuộc sống.II. Những điểm cơ bản của luật bình đẳng giới.-Bình đẳng giới cần được thực hiện trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể thao, y tế, trong gia đình.-Bình đẳng giới trong giáo dục bao hàm bình đẳng trong: Các cơ hội được đi học, bình đẳng trong quá trình học tập, bình đẳng trong kết quả học tập, bình đẳng trong cơ hội việc làm và thu nhập.-Mọi tổ chức từ chính phủ, uỷ ban, cơ quan, phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, gia đình, và cá nhân đều có nghĩa vụ thực hiện luật bình đẳng giới. D. phân tích giới I. Tìm hiểu về phân tích giới. Nam/ trẻ em trai, nữ/ trẻ em gái thường thực hiện vai trò giới một cách khác nhau. Vì vậy trong công tác giáo dục, người giáo viên cần hiểu học sinh, phân ích giới là một công cụ để tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh nữ, nam, từ đó có thể nhìn nhận, giải quyết mọi vấn đề trong công tác giáo dục theo quan điểm giới.II. Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong GD THPT. Thảo luận: Phân tích thực trạng, nguyên nhân và biện pháp tăng cường bình đẳng giới trong GDTHPT tại địa phương của mình về: Số lượng học sinh nam, nữ đi học, số lượng học sinh nam và nữ bỏ học, kết quả học tập của các môn học của học sinh nữ, nam.....Những nguyên nhân của bất bình đẳng giới như: Điều kiện kinh tế, địa lý, phong tục tập quán, chính sách, chương trình học....II. Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong GD THPT. Hiện nay chúng ta đã đạt được nhiều biến đổi tích cực hướng tới bình đẳng giới trong GD trung học phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn những bất bình đẳng mà đối tượng thiệt thòi chủ yếu là HS nữ, HS vùng khó khăn.III. Sự cần thiết phải tạo lập bình đẳng giới. *Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà, cân đối của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, và bảo tồn môi trường thiên nhiên. Sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau. *Bình đẳng giới là phương tiện đồng thời là kết quả của phát triển bền vững. * Giáo dục, đặc biệt giáo dục cho phụ nữ/trẻ em gái, sẽ cung cấp kiến thức và kĩ năng để họ có thể tham gia đóng góp và hưởng lợi từ thành quả của phát triển, và tạo lập bình đẳng giới. Giáo dục vừa là kết quả/biểu hiện vừa là công cụ để tạo lập bình đẳng giới. E. Mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp và hình thức giáo dục bình đẳng giới cho học sinh Trung học phổ thôngI. Xác định mục tiêu và nguyên tắc giáo dục bình đẳng giới cho HS THPT.-GD bình đẳng giới không có nghĩa là đảo ngược lại những vai trò, vị trí trước kia của mỗi giới, mà là để tạo lập bình đẳng giữa hai giới.- GD bình đẳng giới cho HS THPT là hình thành kiến thức, kĩ năng, và hành vi tạo lập bình đẳng giới đối với cả HS nữ, nam. Tuy nhiên, với thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, đối với HS nữ cần quan tâm xây dựng lòng tự tin vào giá trị của bản thân, đối với HS nam cần quan tâm xoá bỏ/không hình thành định kiến giới thể hiện ở thái độ, hành vi hạ thấp giá trị của phụ nữ/trẻ em gái.II. Xác định phương pháp GD bình đẳng giới cho HS THPT-GD bình đẳng giới cho HS THPT cần phải dựa trên cách tiếp cận GD kĩ năng sống với quan điểm kết hợp kiến thức, thái độ và kĩ năng để đạt mục đích cuối cùng là hình thành hành vi tích cực, thay đổi hành vi tiêu cực. -Có thể vận dụng tất cả các phương pháp GD cụ thể trong trường phổ thông để GD bình đẳng giới cho HS.III. Xác định hình thức GD bình đẳng giới cho HS THPTCó thể vận dụng tất cả các hình thức GD đang có trong trường phổ thông để GD bình đẳng giới cho HS, trong đó cần lưu ý hành vi, thái độ, và toàn bộ sinh hoạt trong nhà trường để GD bình đẳng giới cho HS THPT Các phương pháp cụ thể để giáo dục bình đẳng giới cho học sinh thptGiáo dục giới cần được thông qua bài học chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên những phương pháp dạy-học của tất cả các môn học đều cần phải được vận dụng linh hoạt để giáo dục giới. Do đó, những bài học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục cần coi trọng việc thực hiện các phương pháp như:*Động não giúp cho học sinh nảy sinh nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề giới nào đó (Ví dụ: Nam tính được biểu hiện như thế nào? Nữ, nam có gì giống và khác nhau về tính cách) Phương pháp này giúp học sinh có kĩ năng khám phá vấn đề.*Thảo luận nhóm: (Ví dụ: Thảo luận theo nhóm nhỏ về quyền và nghĩa vụ như nhau của học sinh nữ và nam,) phương pháp này tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham gia bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra ý kiến cá nhân.*Tranh luận (Ví dụ: Các bạn nữ có thể chơi bóng đá như các bạn nam không? nam giới làm việc nhà sẽ mất nam tính?....) phương pháp này tạo điều kiện để học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày, lập luận, lắng nge, tôn trọng người khác..*Trò chơi có nội dung giáo dục giới (Ví dụ: truyền tin về tình hình phụ nữ, nam giới.) phương pháp này giúp học sinh tiếp cận thông tin một cách tự nhiên.
File đính kèm:
- tim hieu luat binh dang gioi.ppt