Chuyên đề Giáo dục kỷ năng sống

1. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên:

- Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS.

- Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS.

- Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giáo dục kỷ năng sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 được mô hình hoá như sơ đồ Xác định vấn đềNảy sinh các giải phápCân nhắc chọn lựa giải pháp tối ưu Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá tính hiệu quả của nó Vấn đề chưa giải quyếtTiếp tụcKết thúc qúa trình Vấn đề đã được giải quyếtThông tin cơ bảnĐể áp dụng có hiệu quả phương pháp này điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được ba điều kiện tiên quyết sau đây:1. Những vấn đề khó khăn hay stress là một bộ phận không thể không có trong đời sống và mỗi người có thể học cách ứng xử để đối phó với chúng.2. Cần phải nhận diện rõ bản chất của vấn đề khi nó xảy ra để có những giải pháp hợp lý.3. Hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến việc cân nhắc đánh giá các giải pháp khác nhau và quyết định áp dụng một giải pháp tốt nhất.Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và tìm ra các mục tiêu phải đạt là điều kiện tiên quyết để nảy sinh các giải pháp cụ thể ở giai đoạn 2. Bạn hãy đặt câu hỏi "cái gì là bản chất của vấn đề" "cái gì phải xảy ra để tình huống có vấn đề được giải quyết"Giai đoạn 2: Nảy sinh tất cả các giải pháp có thể. Suy nghĩ đưa ra càng nhiều giải pháp, bạn càng có khả năng cân nhắc đánh giá, lựa chọn được một giải pháp tốt nhất. Việc liệt kê tất cả các giải pháp có thể và cân nhắc đánh giá hậu quả của từng giải pháp là cách tốt nhất đi đến chọn được một giải pháp phù hợp nhất ở giai đoạn sau.Giai đoạn 3: Ra quyết định. Giai đoạn này đòi hỏi bạn tập trung vào một giải pháp được xem là tốt nhất trong số tất cả các giải pháp có thể, giải pháp này được phân tích mổ xẻ và chỉ được quyết định chọn sau khi đã xem xét và cân nhắc kỹ những hậu quả có thể có.Giai đoạn 4: Thực hiện và đánh giá hiệu quả. Trong giai đoạn này bạn không chỉ thực hiện giải pháp đã chọn mà còn đánh giá hiệu quả giải pháp đã chọn:"liệu vấn đề đã được giải quyết sau khi thực hiện giải pháp ?". Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bạn buộc phải quay lại các giai đoạn trước, quá trình giải quyết vấn đề cứ thế tiếp tục cho đến tận khi vấn đề được giải quyết hoàn toàn.Thực hành: Học viên áp dụng các kỹ năng trên để giúp học sinh xử lý tình huống sau đây:- Tình huống: “Cô ơi, cháu rất cô đơn và rất khổ tâm vì gia đình... bố mẹ cháu cấm cháu quan hệ với bạn bè... Cháu nhớ có lần mẹ cháu gọi bạn gái cháu là "cái con kia" và còn hỏi cháu: "Cái con ấy nhà nó ở đâu?" Mặc dù bạn ấy không còn có mặt lúc đó, nhưng cháu rất bất bình về lời nói ấy. Thế là cháu bảo luôn với mẹ : "Mẹ đừng gọi bạn con như thế. Mặt mẹ cháu sầm lại, mắng cháu, nói cháu mất dạy, coi bố mẹ không ra gì, coi bạn hơn cả mẹ...”. Cháu cảm thấy mình bị xỉ nhục chỉ còn biết khóc thôi... Từ đó cháu thất vọng về mẹ cháu, cháu chỉ muốn bỏ nhà ra đi thôi...”- Thảo luận: từng học viên nói ra cách giải quyết vấn đề nếu gặp tình huống này? Giáo viên nhận xét, bình luận.5. Câu lạc bộ, một hình thức hoạt động tốt trong việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng (chọn một số hình thức thích hợp với điều kiện của nhà trường, năng lực và sở thích của học sinh)5.1. Nguyên tắc tổ chức:- Trên cơ sở tự nguyện, - Bao gồm những người có cùng sở thích, năng khiếu và năng lực, - Được quyền tự chủ trong hoạt động và điều hành,- Dưới sự hướng dẫn và được sự giúp đỡ của nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng.5.2. Một số hình thức câu lạc bộ:5.2.1. Gắn với các hoạt động học tập- Những người yêu thích văn học- Những nhà vật lí, toán học trẻ- Sinh học và môi trường.5.2.2 Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất- Thể thao vua.- Võ dân tộc- Du lịch (leo núi, bơi lội...)- Trò chơi dân gian.5.2.3. Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ- Âm nhạc, trong đó có dân ca,- Vẽ,- Kịch...5.2.4. Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp- Hướng nghiệp- Các nghề truyền thống5.2.5. Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng6. Các hoạt động được đề cập tới trong Chương thình phối hợp hoạt động giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam - mục Rèn luyện kĩ năng sống.6.1. Ngành giáo dục: - Trên cơ sở chương trình giáo dục kĩ năng sống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuỳ theo cấp học và độ tuổi, tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi nấu ăn, cấp cứu trong đó học sinh giữ vai trò chủ đạo, được phát huy tính tích cực, tự chủ, tự giác, được phát biểu ý kiến của riêng mình về những vấn đề các em quan tâm;- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống để học sinh có thể thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện khác nhau của đời sống xã hội, cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh;- Coi trọng vai trò và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội TNTP và Bí thư Đoàn THCS Hồ Chí Minh nhà trường hoàn thành chức trách của mình với tư cách là những người tổ chức chủ yếu việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh trong và ngoài nhà trường;- Có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nắm được những diễn biến về tâm lí, tính cách để có biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.- Các trường có phòng hay tổ tư vấn gồm các thành viên là giáo viên, cán bộ đoàn thể, những bậc cao niên có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều về đời sống xã hội, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục giúp nhà trường trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.6.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam- Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền cung cấp kiến thức về kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt cho học sinh nữ nhằm giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn cuộc sống bao gồm kĩ năng nhận diện vấn đề, biết cách xác định tình huống, tự khẳng định, biết cách từ chối, xử lí và ứng phó một cách linh hoạt, sáng tạo, kĩ năng xử lí mâu thuẫn, kĩ năng ra quyết định; biết nấu ăn, tự chăm sóc sức khoẻ và các kĩ năng khác;- Các cấp Hội đưa nội dung giáo dục trẻ em về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục kĩ năng sống cho các bà mẹ vào các buổi sinh hoạt chi hội, tổ phụ nữ.6.3. Hội Khuyến học Việt Nam:Các cấp Hội ở địa phương phối hợp với nhà trường và gia đình làm tốt việc quản lí trẻ em ngoài giờ học. có hình thức theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện kế hoạch học tập ở nhà, không chơi bời lêu lổng, sao nhãng việc học tập; tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ học, trốn học và các hành vi tiêu cực khác, chủ động đề xuất chương trình giáo dục kĩ năng sống cụ thể đối với học sinh tuỳ theo lứa tuổi và điều kiện địa phương.7. Các hoạt động nêu trong nội dung câu hỏi 5 Làm thế nào rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (trong Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực):Việc triển khai nội dung Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cần được tiến hành qua 3 bước7.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung kĩ năng sống cho học sinh ở các cấp học, hướng dẫnvề phương pháp rèn luyện kĩ năng sống và phương pháp đánh giá kĩ năng sống đã đạt được ở học sinh.7.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng giáo viên, cán bộ Đoàn ở các địa phương và tại các trường để thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng sống.7.3. Căn cứ vào điều kiện thực tế về sự chuẩn bị và sẵn sàng của giáo viên, cán bộ Đoàn ở các trường; Hiệu trưởng nhà trường thống nhất với các Phòng Giáo dục và Đào tao hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định triển khai cụ thể trong từng năm học nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, bổ ích cho học sinh, không gây quá tải cho hoạt động giáo dục.Thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến kĩ năng sống như thi dựng lều cắm trại nhanh và chắc chắn nhất, thi nấu cơm nhanh và ít tốn củi, thi xử lí tình huống cấp cứu khi có tai nạn giao thông, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên và xã hội quan tâm... làm cho việc rèn luyện kĩ năng sống có tính tự nhiên và hiệu quả.8. Các hoạt động nêu trong nội dung thứ 3 của Phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; - Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác;- Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.9. Cần làm gì để thực hiện tôt việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng?9.1. Giáo viên chủ nhiệm:- Thực sự đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt (về kinh tế, về sự phát triển thể chất)- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống.9.2. Giáo viên Tổng phụ trách Đội:- Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kĩ năng như đã nêu ở phần trên.- Gắn việc rèn luyện kĩ năng với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.9.3. Học sinh:- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống;- Nhận thức rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó cho cộng đông, cho xã hội và đất nước;- Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình. 

File đính kèm:

  • pptchuyen de tap huan GD ky nang song.ppt