Chuyên đề Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh

Nguyễn Sinh Cung tự Nguyễn Tất Thành,

Người con trai Làng Sen xứ Nghệ.

Sinh ra trong cảnh đời đời nô lệ,

Vì yêu quê anh đã rời quê.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ơi xanh.Lượng Văn Đảm – 12A6CA KHÚCVIẾNG LĂNG BÁCNhạc: Hoàng Hiệp – thơ: Viễn Phương Trình bày: Lê Tuyết Băng - 11T1	Bác Hồ của chúng ta không chỉ là một chiến sĩ cách mạng, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc - Một chiến sĩ cũng vừa là một thi sĩ. Vừa đánh giặc vừa làm thơ.	Ngoài tập thơ Ngục trung nhật kí, Bác còn để lại cho chúng ta một kho tàng văn thơ phong phú và đa dạng. Trong bối cảnh những năm tháng kháng chiến hào hùng, ác liệt nơi chiến khu Việt Bắc, Bác đã viết nên bài thơ Cảnh khuya theo thể Thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ là nỗi bâng khuâng, trăn trở của Người trước nỗi nước nhà:VỀ BÀI THƠ "CẢNH KHUYA" CỦA BÁCTiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoaCảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà	Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng rất trong và rất êmTiếng suối trong như tiếng hát xa	Tiếng suối được nhà thơ so sánh với tiếng hát trong đêm khuya tĩnh lặng, cho ta thấy cảnh khuya ở đây không hoang vắng mà sự vật vẫn đang vận động và mang một sức sống ấm áp tình người	Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng suối làm cho cảnh khuya càng thêm nỗi bật. Âm thanh của tiếng suối đã vang lên trong nhiều bài thơ. Với Nguyễn Trãi đó là tiếng đàn cầm êm dịu:Côn sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tainhưng với Bác, Bác không so sánh với sự vật mà là với con người :Tiếng suối trong như tiếng hát xa, tạo nên sự gần gũi giữa thiên nhiên với con người.	Âm thanh đã sinh động, cảnh vật lại càng thêm sinh động. Một lần nữa ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc trong thơ Bác – Ánh trăng.Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoaBiện pháp nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) một cách rất điêu luyện và tinh tế. từ lồng được điệp lại hai lần, tạo nên sự giao hoà của cảnh vật, gợi một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Phải có một phong thái rất ung dung tự tại mới có thể tả được hết cái đẹp của cảnh vật tinh tế như vậy. Bác của chúng ta đang trong tâm trạng lo lắng, bâng khuâng trước tình hình đất nước, nhưng người vẫn có được phong thái ung dung để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.	Đó là một tình yêu thiên nhiên chan hoà, dào dạt ngay cả trong kháng chiến gian khổ. Dưới ngòi bút của Bác, cảnh rừng Việt Bắc trở nên thơ mộng hữu tình, thiên nhiên tạo vật được nhân hoá mang hồn người, tình người. Cách tả cái nhìn của Bác với thiên nhiên thật ấm áp và đầy yêu thương. Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhuần nhuyễn làm cho câu thơ không những rực sáng mà còn mang vẻ đẹp cổ điển, đậm chất tình mà ta từng bắt gặp trong Chinh phụ ngâm :Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấmNguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bôngNguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùngTrước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.nay lại gặp những hình ảnh quen thuộc ấy trong thơ Bác. Trăng, hoa, cổ thụ gợp lại toạ thành một bức tranh mang màu sắc cổ điển. 	Những hình ảnh trong bài thơ tuy tả ít mà lại gợi nhiều tình cảm. Tình cảm của thiên nhiên tạo vật, tình cảm của con người với thiên nhiên. Tất cả có tình và có hồn.	Trước khung cảnh thiên nhiên ấy, là hình ảnh một con người đang thao thức, một tâm trạng lo lắng đối với nước nhà:Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhàHai từ chưa ngủ được lặp lại theo biện pháp lặp liên hoàn làm cho hai câu thơ đúc kết liên mạch với nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ giàu tính nhạc. Đồng thời diễn tả nỗi thao thức triền miên, dòng cảm xúc trào dâng theo con suối tâm tình của Bác giữa đêm khuya Việt Bắc. Người chưa ngủ vì say trước cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, chưa ngủ vì một nỗi nước nhà sâu lắng, tha thiết. Hai câu thơ tuy diễn tả bình dị nhưng thấm thía tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước sâu nặng của Người.	Tâm trạng lo nỗi nước nhà của Bác là sự ưu ái, yêu thương mãnh liệt đối với nhân dân.	Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng hay nhất và đẹp nhất của Bác. Với việc sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật Đường thi Bác đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mang đậm chất cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại. Bài thơ là sự pha trộn giữa cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với cảm hứng yêu nước, phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung của nhà thơ chiến sĩ suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Chính vì thế mà Cảnh khuya thật mênh mông và bát ngát tình người. Trương Phương Thảo – 11XHôm nay nghỉ, mẹ đưa con đi,Cùng các bạn vào thăm nhà Bác.Buổi sáng mùa thu đẹp trời gió mát,Rộn ràng tiếng hát tuổi thơ.Một nếp nhà sàn giản dị, đơn sơ,Theo cầu thang con lần lên gác.Con những tưởng đang đi bên Bác:“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”.ĐI THĂM NHÀ BÁCCăn phòng nhỏ trông thật là xinh, Cây vú sữa đầu hồi tỏa mát.Trái ngọt, hoa tươi, hương bay ngào ngạt,Bác dành cho cháu, cho con.Của cải có gì nào phải vàng son,Chỉ một tấm lòng yêu thương vô hạn.Cho cháu, cho con, cho mình, cho bạn,Cho muôn đời tên gọi Bác Hồ ơi !Nhìn miệng con tròn, nở nụ cười tươi,Giữa buổi sớm mai, trong vườn dịu mát.Con vẫn tưởng đang đi bên Bác:“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”.Sáng tác : Hồ Hoài Thương 10XĐọc thơ BácBác chẳng nhận là một nhà văn nghệ, Nhưng tình yêu của Bác rộng mênh mông.Trong thơ Bác bao con người bình dị,Nhưng trăng, hoa, non nước đẹp vô cùng.ĐỌC THƠ BÁCThơ của Bác không cầu kì, diêm dúa,Nói chuyện đời gần gũi với chúng ta.Nhưng khi cần thơ vang lên sang sảng,Như lưỡi gươm thần, viên đạn vút bay xaTrọn cuộc đời muôn nỗi lo, vạn việc,Gần tám mươi xuân, Bác trăn trở nước non.Di chúc để cho muôn đời con cháu,Đất nước, con người, chuyện xưa và cả mai sau.Ôi ! Đáng quí tấm lòng cao cả,Ôm mọi kiếp người còn cực khổ chông gai.Lãnh tụ thần kỳ, tầm nhìn xa, trông rộng,Lại rất yêu, quí trọng tiếng nước nhà.Nói rất ít mà ân cần chan chứa,Lòng yêu thương như biển nước, nguồn sông.Sáng tác: Hồ Hoài Thương 10XCa khúcSáng tác: Cao Việt BáchTrình bày: Lê Hải Nhàn – 12A2Tiếng hát từ thành phố mang tên NgườiTRĂNG TRONG THƠ BÁC	Không biết tự bao giờ ánh trăng đã toả sáng khắp trong thơ. Trăng là biểu hiện của sự thịnh vượng, đôn hậu, dịu dàng đằm thắm gần gũi với tâm hồn con người. Quả thật, bài thơ Ngắm trăng là một sự hoà quyện, đồng cảm sâu sắc giữa con người với ánh trăng. Trong cái bát ngát của trăng phải chăng con người đã lắng nghe và phát hiện được cái gì đó ở chính mình? 	Trong các không gian và thời gian khác nhau: ở tù hay ở ngoài cuộc sống tự do. . . thì trăng và Bác luôn sát cánh bên nhau. Đúng như người ta thường nói thơ hay là bởi lòng nhà thơ đẹp – qua thơ của Bác ta hiểu thêm được ít nhiều về tâm hồn vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ của Bác. Có một lần một phóng viên hỏi Bác, nên gọi Bác là một nhà thơ, nhà cách mạng hay nhà chính trị. Bác nói: 	Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc đó là ai cũng được cơm no áo ấm, ai cũng được học hành . 	Bác Hồ của chúng ta chính là một nhà cách mạng, nhà cách mạng đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước, nhưng trong quá trình hoạt động Bác đã nhận định rõ văn cũng là một vũ khí để giải phóng đất nước nữa. Song không vì thế mà Bác đánh mất đi cái thi vị của thơ. . . .Đồng Văn Sơn – 11T1Xin được một lần . . .Một lần về thăm lăng Bác.Để thấy trong sương hàng tre bát ngát,Ngắm trời xanh để nhớ thương người.Ôi Bác ơi ! Tổ quốc Việt Nam ơi !Người đi xa nhưng vẫn còn ở lạiVới non sông, vơi tổ quốc, đất trờiMỘT LẦN...Giờ đây con được nhặt cánh hoa rơi,Chợt nhớ đến vần thơ Người năm ấy:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà . . .Ngục trung không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay thật khó mà,Hờ hững quay đi e không thể,Nên cả hồn thơ chợt vỡ òa !Xin được một lần một lần thôi, Được thấy trong mơ dáng Bác ngồi.Cảnh khuya như vẽ, người như vẽ,Cũng đủ làm con thấy bồi hồiƯớc được một lần một lần thôi,Ngắm cảnh “ nguyên tiêu” nước in trời.Ánh trăng lồng lộng soi thuyền nhỏ,Để một lần con thấy Bác cười.Sáng tác: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 10XKể chuyện:Người trình bày: Võ Thị Hải Vân - 12A6Em sinh ra đất nước đã thanh bình,Nên chưa gặp Bác trong hiện thực.Nhưng em gặp rồi, em đã gặp,Hình ảnh Bác Hồ, biết mấy thân yêu.Bóng dáng ấy, bước đi chậm rãi,Giọng ngọt ngào ấm áp cả trời đông.Vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời,Tên tuổi ấy muôn đời  không phai nhạt.GẶP BÁC TRONG MƠBác đã sống bằng trái tim rực lửa,Mang trong mình dòng máu của non sông.Mong tương lai đất nước được thanh bình,Tình yêu của Bác, ôm cả hồn dân tộc.Dù Bác ra đi trong ngậm ngùi thương xót,Nhưng tình người vẫn nhớ mãi trong tim.Sáng tác: Huỳnh Thị Mơ 11XBài hát những bông hoa trong vườn bácCA KHÚCNhững bông hoa trong vườn BácSáng tác: Vân Dung Trình bày: Ngô Thu Thuỷ - 11C1Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu . . . “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Lúc còn sống, Bác dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. Khi mất đi, Bác còn “để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.TÌM HIỂU VỀ DI CHÚC CỦA BÁC 	 Cả cuộc đời vĩ đại của Bác, từ tuổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng vẫn một lòng lo nghĩ cho dân, cho nước:“Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoaTự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ lụa tặng già”	 Bác là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư và tác phong khiêm tốn giản dị.Ôi Bác Hồ ơi những xế chiềuNghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêuRa đi Bác dặn: Còn non nướcNghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều !Kể chuyện:Bát chè xẻ đôiTrình bày: Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Lê Thị Hằng lớp 10XCA KHÚCBác đang cùng chúng cháu hành quânSáng tác: Huy ThụcTrình bày: Tốp ca nam-12A2MúaTrình bày : Lớp 11C7Miền Nam nhớ mãi ơn NgườiXin chân thành cảm ơn: Ban tuyên giáo huyện Trần Văn Thời Chi bộ trường THPT Trần Văn Thời Ban lãnh đạo trường THPT Trần Văn Thời Đoàn trường THPT Trần Văn ThờiĐã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chương trình này.

File đính kèm:

  • pptChuyen de Hoc tap va lam theo tam guong dao duc HCM.ppt