Chuyên đề Hướng dẫn học sinh sưu tầm và khai thác tư liệu – hình ảnh cho dạy và học những bài thuộc phần “sinh vật và môi trường” Sinh học lớp 9

• I. Lý do chọn đề tài.

• Kể từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, các mối quan hệ đó không ngừng được biến đổi qua các thời kỳ.

• Môi trường tự nhiên trong đó có sinh vật là cơ sở không thể thiếu được đối với sự sinh tồn của con người. Nó là môi trường sống và là nguồn cung cấp vật chất cũng như các nguồn năng lượng để đảm bảo sự sống, sự phát triển của loài người trong các giai đoạn lịch sử.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn học sinh sưu tầm và khai thác tư liệu – hình ảnh cho dạy và học những bài thuộc phần “sinh vật và môi trường” Sinh học lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p sử dụng đồ dùng trực quan là phổ biến và rất quan trọng trong một tiết dạy. Đồ dùng trực quan trong dạy học sinh học là rất phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau như tranh ảnh, mô hình Những đồ dùng trực quan này có cả ở sách giáo khoa và phòng đồ dùng dạy học. Tuy nhiên đại đa số những đồ dùng đó chỉ được phục vụ cho dạy kiểu bài cấu tạo cơ thể, cơ quan, bộ phận của sinh vật. Còn những bài thuộc phần “sinh vật và môi trường” thì đồ dùng trực quan còn hạn chế. Thế nhưng để dạy và học tốt những bài này thì nhất thiết phải có hình ảnh, tư liệu thực tế để giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng, có làm được như vậy mới đạt được yêu cầu của tiết học.Với lý do trên, trong phạm vi chuyên đề này tôi xin được trình bày về việc “Hướng dẫn học sinh sưu tầm và khai thác tư liệu – hình ảnh cho dạy và học những bài thuộc phần “sinh vật và môi trường” Sinh học lớp 9 II. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 1. Mục tiêu.	Tìm hiểu thực trạng việc sưu tầm, khai thác tư liệu ngoài sách giáo khoa cho việc dạy và học những bài thuộc phần sinh vật và môi trường Sinh học 9. Trên cơ sở đó phát hiện những ưu điểm tích cực của nó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.	2. Phạm vi nghiên cứu.	Trong phạm vi chuyên đề này tôi chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về sinh vật và môi trường từ các phương tiện thông tin ngoài sách giáo khoa. Từ đó lựa chọn và định hướng cho học sinh cách khai thác để áp dụng vào những bài thuộc phần “Sinh vật và môi trường” Sinh học 9.3. Phương pháp nghiên cứu.	- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh.	- Thảo luận nhóm để khai thác tư liệu.	- Tổng hợp, so sánh để vận dụng.Phần B: Nội dung chuyên đềI. Cơ sở lý luận.	Trong dạy học, lời nói có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm cho học sinh. Tuy nhiên, trong dạy học sinh học thì dù lời nói có sinh động, có hình ảnh đến đâu cũng không thể thay thế	 được cho việc sử dụng đồ dùng trực quan.	Dựa vào cơ sở triết học duy vật biện chứng về quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng trở về thực tiễn”. Đó là con đường biện chứng của nhận thức tâm lý, nhận thức hiện thực khách quan. Như vậy, trực quan là xuất phát điểm của nhận thức. Tư duy là đặc trưng của hoạt động nhận thức. Tư duy bắt đầu từ cảm giác, tri giác các đối tượng và các hiện tượng.	Quá trình nhận thức của học sinh trong khi dạy và học môn sinh học nói chung là bắt đầu từ việc cho các em cảm thụ, tiếp cận các đối tượng sinh vật trong một tình huống cụ thể.	Không có sự nhận thức này thì không thể có tư duy của học sinh và cũng không thể có các thao tác tư duy hợp lý.	Với tất cả những ý nghĩa trên, việc sưu tầm và khai thác tư liệu hình ảnh có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập sinh học ở trường phổ thông. Do đó, bên cạnh những thông tin có sẵn trong sách giáo khoa, phòng đồ dùng thì giáo viên cần thiết phải giúp học sinh biết cách sưu tầm và khai thác dữ liệu, hình ảnh ở bên ngoài để tiết học đạt hiệu quả cao.II. Cơ sở thực tiễn.	Có thể nói, sách giáo khoa sinh học mới hiện nay có nhiều tính ưu việt hơn hẳn so với sách giáo khoa cũ cả về mặt hình thức và nội dung. Sách giáo khoa mới in khá nhiều kênh hình rõ ràng, có tính thẩm mỹ cao và cả phần tư liệu bổ sung ở phần “Em có biết”. Bên cạnh đó, phòng đồ dùng dạy học của nhà trường cũng phần nào được đổi mới theo hướng trên. Tuy nhiên, phần lớn số tranh ảnh tư liệu trên chỉ để dạy phần cấu tạo cơ thể, hoặc các bộ phận ở cơ thể sinh vật, còn những tranh và tư liệu về sinh vật và môi trường thì còn thiếu. Điều này làm hạn chế tầm hiểu biết và khả năng khái quát hoá kiến thức của học sinh. Do đó cũng gây khó khăn cho việc thực hiện ý tưởng đổi mới phương pháp trong dạy học của giáo viên. Để khắc phục điều này, tôi xin được đề ra nội dung và định hướng phương pháp để giảng dạy những bài thuộc phần “Sinh vật và môi trường” để các đồng nghiệp tham khảo và góp ý.III. Một số giải pháp.	1. Hệ thống tranh ảnh, tư liệu trong sách giáo khoa Sinh học 9.	Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, những bài thuộc phần “Sinh vật và môi trường” Sinh học 9 tôi nhận thấy số lượng tranh ảnh trong sách giáo khoa thì nhiều nhưng cơ cấu chủng loại thì còn thiếu, hệ thống tư liệu còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn học sinh cùng chuẩn bị sưu tầm thêm tư liệu hình ảnh trước khi dạy những bài học thuộc phần “Sinh vật và môi trường” Sinh học 9.2. Những nguyên tắc khi sưu tầm và khai thác tư liệu hình ảnh sinh học.	Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu cụ thể của từng bài.	Yêu cầu sưu tầm và phạm vi khai thác phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo vừa sức với học sinh, đồng thời phải chú ý làm thế nào cho toàn thể các em đều hứng thú tham gia. Phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh phát triển óc quan sát, ý thức tự lập. Khi khai thác phải kết hợp đa dạng các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách tự nhiên.	3. Định hướng cho học sinh trong việc sưu tầm tư liệu hình ảnh.	a) Nguồn sưu tầm.	- Sưu tầm qua các loại sách tham khảo.	- Sưu tầm qua báo chí, truyền hình (chương trình VTV2)	- Sưu tầm qua Internet.	b) Sắp xếp phân loại tư liệu sưu tầm được.Phần C: vận dụng1) Bài 50: Hệ sinh thái.Các hệ sinh thái trong sinh quyển thuộc 3 nhóm.- Các hệ sinh thái trên cạn gồm có rừng nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới và ôn đới, thảo nguyên, rừng lá ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu đới lạnh - Các hệ sinh thái nước mặn gồm có hệ sinh vùng ven bờ và vùng khơi.- Các hệ sinh thái nước ngọt gồm có hệ sinh thái nước đứng (ao, đầm, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).Do đó giáo viên nên định hướng cho học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu về từng nhóm hệ sinh thái trên.2) Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường.Để giúp học sinh thấy được nhiều tác động của con người đối với môi trường và những hậu quả của các tác động đó, giáo viên phải có kế hoạch giao nhiệm vụ cho các em trước ngày học khoảng 1 tuần để các em có thời gian sưu tầm. Các em có thể sưu tầm cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để tăng số lượng tư liệu hình ảnh thu thập được. Với bài này giáo viên nên định hướng cho các em sưu tầm thêm những tranh ảnh về: - Con người săn bắt động vật.- Con người đốt rừng lấy đất trồng trọt.- Con người khai thác khoáng sản.- Chiến tranh.- Tranh ảnh, tư liệu về hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên.Để giúp các em hiểu sâu hơn giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin sau:“Trong suốt thời gian tồn tại, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống. Loài người đã khai thác khoảng 50 tỷ tấn than đá, 2 tỷ tấn sắt và hàng triệu tấn kim loại khác. Con người đã nắn dòng sông, đào kênh, bạt núi, xây dựng các trạm thuỷ điện với các hồ chứa nước nhân tạo Những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển. Trước đây rừng che phủ trên 50% diện tích trái đất, nay chỉ còn khoảng 30% tổng diện tích. ở Việt Nam cũng vậy, trước đây 3/4 đất đai là rừng, nay chỉ còn 1/4 là rừng. Nhiều loại gỗ quý như gụ, lát hoa, giáng hương, sến, táu đã bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt.Rừng bị triệt hạ nhiều làm cho lượng ô xi trong không khí và lượng chất hữu cơ sản sinh bị giảm sút rõ rệt. Lượng nước dự trữ do rừng giữ lại ngày càng ít dần, làm cho quá trình sa mạc hoá và thảo nguyên hoá ngày càng tăng nhanh. Đất trồng được, nay chỉ còn chiếm 10% lục địa. Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Sự phân phối nước ngọt cho người và cho vật nuôi cây trồng cũng bị hạn chế. Có tới 60% diện tích đất trồng trên thế giới thiếu nước ngọt. Tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng tích cực vào sản xuất đã kéo theo sự nhiễm bẩn của tất cả các quyển. Do đốt than và dầu mỏ mà khói và khí đốt từ các nhà máy đã thải vào khí quyển hàng năm 6 tỷ tấn CO2; gần 100 triệu tấn SO2. Nhiều thành phố lớn ở Tây Âu và Mỹ đã có hiện tượng “sương mù hoá chất” gây độc hại cho con người và sinh vật. Các chất thải của nhà máy làm cho các ao hồ, sông ngòi, cửa biển, cảng và biển cả bị nhiễm bẩn ngày càng nhiều. Các tàu biển đã thải ra biển và đại dương hàng năm chừng hơn hai triệu tấn dầu, làm chết nhiều sinh vật nổi và những sinh vật khác ăn sinh vật nổi cũng chết theo.Dân số tăng quá nhanh, từ năm 1987 dân số thế giới mới 5 tỷ, đến nay đã 6,7 tỷ và dự đoán đến năm 2050 là 9,2 tỷ. Nạn dân số tăng quá nhanh làm ảnh hưởng trước tiên là diện tích rừng và đất trồng và làm tăng ô nhiễm môi trường”. Ngoài ra, nếu có thời gian và đối với những học sinh ham học hỏi, giáo viên có thể cung cấp thêm những thông tin về hiệu ứng nhà kính, hiện tượng suy giảm tầng ozon, hiện tượng lắng đọng axit3) Bài 54-55: Ô nhiễm môi trường.Để dạy và học bài này, giáo viên nên định hướng cho học sinh sưu tầm:- Tranh ảnh tư liệu về trồng cây gây rừng của con người.- Tư liệu về chất Đioxin do đế quốc Mỹ sử dụng bừa bãi để huỷ diệt rừng và hoa màu ở miền Nam nước ta từ tháng 8/1961 đến tháng 12/1970 trên một diện tích hơn 6 triệu ha, làm cho 50% số cây bị chết, 1 triệu 62 vạn người bị nhiễm độc, nhiều người bị ung thư, chửa trứng và hàng nghìn trẻ em quái thai ra đời.Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thông tin về vụ nổ bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki năm 1945 đã làm thiệt mạng hàng triệu người cho tới bây giờ vẫn còn nạn nhân của đột biến di truyền do vụ nổ bom đó.Phần D: kết luậnDạy học đồng thời có sự kết hợp với hoạt động tự học, tự lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua thực tế đời sống. Hiệu quả giảng dạy sẽ càng cao khi mà giáo viên tạo điều kiện và thúc đẩy được học sinh tích cực chủ động học tập, chiếm lĩnh tri thức mới.	Để làm được điều này, trong dạy học sinh học giáo viên nên lôi cuốn các em tham gia bằng cách hướng dẫn, định hướng cho các em sưu tầm tư liệu hình ảnh, phục vụ cho bài học sinh học nói chung và bài học về sinh vật và môi trường nói riêng. Qua hoạt động này chúng ta sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh trên cơ sở đó sẽ hình thành được những hành vi đúng đắn về các tác động của con người đối với môi trường sống.XIN CHAÂN THAỉNH CAÙM ễN ! chaứo taùm bieọt

File đính kèm:

  • pptchuyen de cum.ppt