Chuyên đề: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp trong trường THCS - Hồ Thị Ý Như

Sau chuyên đề này Thầy/cô sẽ:

 - Trình bày và phân tích được những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

 - Nêu được các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học

 - Xây dựng được một số giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự quản của HS

 - Áp dụng tích cực vào việc xây dựng giờ sinh hoạt lớp.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp trong trường THCS - Hồ Thị Ý Như, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS- GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em-  HĐ 2: Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớpMục tiêu hoạt động: - Phân tích được các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp - Thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức giờ sinh hoạt lớp đảm bảo các yêu cầu GD1. Mô tả giờ SH lớp : Thầy chủ nhiệm lớp tớ nghiêm có tiếng, nên tiết sinh hoạt im phăng phắc, thầy chỉ định ai phát biểu, kể lể tình hình, báo cáo gì thì mới được nêu ý kiến, còn lại đừng ai nghĩ đến việc xung phong đứng lên yêng hùng kiểu “Thưa thầy, con nghĩ khác cơ ạ!” – Có bạn thừa nhận nhiều lúc muốn “có nhời” với mấy kiểu áp đặt của thầy chủ nhiệm đối với những hoạt động của lớp lắm, nhưng rồi nghĩ “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nên lại thôi ngay ý định. Điều tệ nhất là trong lớp của Mạnh cũng có nhiều “cánh én” khác nghĩ thầm trong đầu hệt như bạn ấy, và thế là cả một tập thể đã “nối giáo” cho buổi sinh hoạt trở thành một chiều, vô cùng thụ động và chẳng có tác dụng gì nhiều với những vấn đề cần cả lớp cùng thảo luận2. Mô tả giờ sh lớp : “với tớ và hội bạn ở lớp thì tiết sinh hoạt lại nhẹ nhõm lắm, vì không phải là tiết học môn gì cả, tha hồ xả hơi với cả tranh thủ chép bài tập về nhà cho kịp các tiết sau. Cô giáo vừa hiền ít nói lại chả mấy khi tham gia tiết sinh hoạt, giao hết cho cán bộ lớp điều hành. Tụi cán bộ lớp cũng chả muốn chơi nổi làm gì, nên nói qua loa cho xong, rồi cũng yên phận về chỗ.”.KẾT LUẬN HĐ 2CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIỜ SH LỚP- Đa dạng hoá về ND và hình thức tổ chức tiết SH lớp- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của HS- Tăng cường những nội dung SH có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoạiHĐ 3: Hình thức, phương pháp tổ chứcgiờ sinh họat lớpMục tiêu hoạt động: - Nắm được một số hình thức tổ chức giờ SH lớp- Biết cách khen chê HS như thế nào trong giờ sinh hoạt lớp để có hiệu quả giáo dục.- Xây dựng được một số giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự quản của HSCÂU HỎI THẢO LUẬN (1) Thầy/cô hãy chia sẻ trong nhóm về các hình thức tổ chức giờ SH lớp mà mình thường sử dụng? (2) Theo Thầy/cô nên khen chê HS như thế nào trong giờ sinh hoạt lớp để phát huy hiệu quả giáo dục? KẾT LUẬNCác hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp:(1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch(2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề(3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc(5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...) (6) ..1.Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch* Đánh giá những hoạt động trong tuần:- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của các thành viên trong tổ - Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập trong tuần qua- Lớp phó phụ trách văn thể, lớp phó lao động nhận xét về mảng mình phụ trách Lớp trưởng nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua: học tập, nề nếp, Học sinh ý kiến- GVCN tuyên dương, phê bình, nhắc nhở và có những hình thức xử phạt phù hợp- .* Lập kế hoạch tuần tiếp theo (2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và SH theo chủ đề- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần (5 phút)- Thông báo những công việc chính trong tuần tới (5 phút)- Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút). * Các hoạt động chủ điểm tháng:20/10,20/11 * Hình thức :Thi văn nghệ,đố vui(3) Thảo luận chuyên đề/chủ điểm- Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý:(Luân phiên cho các tổ chủ trì,các tổ khác hỗ trợ,tham gia) - Vấn đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của HS, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.- Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay sáng tạo ý tưởng mới.- Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái - Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận,- Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt,khơi gợi sự mạnh dạn tự tin ở HS(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc Giao lưu nhằm tạo ra các điều kiện đề HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong lĩnh vực HĐ nào đó. Khi tiến hành tổ chức hoạt động giao lưu cần lưu ý: Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú, đáp ứng nhu cầu của HS. Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức tiến hành. (5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...)Hội thi nhằm tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu...Một số điều lưu ý khi tổ chức hội thi- Công tác chuẩn bị phải tiến hành trước khi diễn ra cuộc thi từ 10 - 15 ngày- Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến hành tốt những công việc sau: Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua chỉnh trang lớp học và nơi diễn ra hội thi, âm nhạc và các phương tiện âm thanh Họp BGK để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK và quy trình hoạt động của BGK hội thi.Khen chê HS trong giờ SH lớp Thực tế hiện nay trong các buổi SH lớp, các thầy cô thường chê HS nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” HS). Biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen.Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau:Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chấtKhen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khenCần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát.Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cáchKhi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu Hoạt động 4: Thực hành thiết kế giờ SH lớp* Mục tiêu:- Vận dụng những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp vào việc thiết kế một giờ sinh hoạt lớp cụ thểKẾ HOẠCH CHI TIẾT GIỜ SINH HOẠTMục tiêu: Cung cấp cho HS những kinh nghiệm học tập có hiệu quảNội dung:Hình thức: Phỏng vấn,đối thoại trực tiếp,xen kẽ văn nghệCông tác chuẩn bị: (bao gồm cả phương tiện) tổng hợp 1 số câu hỏi theo chủ đề,chọn MC thông qua kịch bản (duyệt trước nội dung kịch bản)Thời điểm tiến hành:Địa điểm tiến hành:Tiến hành sinh hoạt: (lưu ý thời gian dành cho từng hoạt động)Mẫu 1: Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch TuầnMục tiêu: Khắc phục khuyết điểm, Phát huy ưu điểmNội dung: - Đánh giá hoạt động trong tuần (đi đúng trọng tâm, không lan man) - Đề ra công việc tuần tới của lớp,của trường (để phát huy vai trò của lớp cần có sự khác biệt giữa các lớp)Hình thức: -Ban cán sự báo cáo tình hình lớp về các mặt: Học tập, trật tự, bảo vệ của công và các lỗi khác - Ý kiến của các thành viên trong lớp - GVCN đánh giá việc thực hiện nội quy của HS, các tổ trong tuần, nhận xét tuyên dương HS ngoan,tiến bộ, động viên nhắc nhở HS vi phạm - GVCN và BCH đội phổ biến phân công công việc tuần tới - HS nêu kiến nghị (nếu có) - Chương trình văn nghệ, kể chuyện, hái hoa dân chủ, đố vui, chúc mừng sinh nhật các bạn có ngày sinh trong tuần (Các tổ luân phiên thực hiện đảm nhận vai trò MC)Mẫu 2:Giao lưu,đối thoại với người trong cuộc(Giao lưu với cựu Hs Giỏi)1. Mục tiêu: Cung cấp cho HS những kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả2. Nội dung: - Báo cáo thành tích của nhân vật được giao lưu - Giao lưu giữa HS và nhân vật3. Hình thức: -Phỏng vấn,đối thoại trực tiếp,xen kẽ văn nghệ -Bố trí sơ đồ chỗ ngồi chữ V -Kinh phí xin từ cha mẹ HSChuẩn bị: - Thư mời(mục đích,nội dung,thời gian) - Thu thập các câu hỏi của HS,GV gởi đến nhân vật - Phân công HS chuẩn bị trang trí phòng,sắp xếp bàn ghế, hoa, nước, quà tặng.. - Chọn MC, GV tư vấn thông qua kịch bản (GV duyệt các tiết mục văn nghệ)5. Thời điểm:6. Tiến hành: * Khởi động: (5 phút) * MC tuyên bố lý do: (2 phút) * MC tóm tắt thành tích của nhân vât giới thiệu: (2phút) * Giới thiệu nhân vật tự bạch: (3 phút) * MC đặt câu hỏi theo chủ đề: (Có HS tham gia 30 phút) * GV cảm ơn và chốt vấn đề: (3 phút)Mẫu 3:Thảo luận chủ điểm ngày 8/3 1. Mục tiêu:HS hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 và thể hiện được tình cảm của mình 2. Nội dung:Ôn lại truyền thống ngày 8/3 3. Hình thức:Hái hoa dân chủ,Văn nghệ theo chủ điểm,tổ chức các trò chơi 4. Chuẩn bị:Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân,tổ đảm nhận vai trò của mình Chọn MC,GV tư vấn thông qua kịch bản(GV duyệt các tiết mục văn nghệ)5. Thời điểm: Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần thứ 1 tháng 36. Tiến hành: Hái hoa dân chủ, xen kẽ văn nghệ(30 phút) Trò chơi tập thể(10 phút) GV nhận xét,tổng kết(5 phút)Mẫu 4:TỔNG KẾT THI ĐUA SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ1. Mục tiêu: * HS nhận thức nhiệm vụ trách nhiệm đối với tập thể * Giáo dục thái độ”Tôn sư trọng đạo”2. Nội dung: * Sơ kết lập kế hoạch tuần * Sinh hoạt chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11Hình thức: * Kể chuyện,Văn nghệ,đố vui theo chủ điểm,tổ chức các trò chơi4. Chuẩn bị: * Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân,tổ đảm nhận vai trò của mình,chuẩn bị câu hỏi,các tiết mục văn nghệ,quà * Chọn MC,GV tư vấn thông qua kịch bản(GV duyệt các tiết mục văn nghệ) Sưu tầm chuyện có liên quan đến chủ điểm5.Thời điểm: Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần thứ 2 tháng 116.Tiến hành: * Khởi động(hát tập thể) * Sơ kết hoạt động tuần * Triển khai kế hoạch tuần sau * Sinh hoạt chuyên đề,MC giới thiệu * Hoạt động * Nhận xét TRÂN TRỌNG  CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA QUÝ THẦY CÔ!KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ

File đính kèm:

  • pptKi_nang_to_chuc_gio_sinh_hoat_lop.ppt