Chuyên đề Kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL

• Phương pháp thảo luận.

 Là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm, nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Đây là cơ hội để học sinh tự kiểm chứng ý kiến của mình, cơ hội để hiểu nhau hơn. Tùy từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ, hoặc nhỏ hơn tổ).

 

ppt17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Người thực hiện: 	Phạm Ngọc Anh	Nguyễn Tuấnchuyên đềSỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘITRƯỜNG THPT Lí TỬ TẤNNgười thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn TuấnMột số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THPT.Phương pháp thảo luận. Là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm, nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Đây là cơ hội để học sinh tự kiểm chứng ý kiến của mình, cơ hội để hiểu nhau hơn. Tùy từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ, hoặc nhỏ hơn tổ).Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Thảo luận nhóm nhỏ: được sử dụng khi cần khuyến khích các thành viên tham gia suy nghĩ và phát biểu. Những vấn đề được bàn luận trong nhóm nhỏ thường yêu cầu người bàn luận bàn sâu và kỹ lưỡng, sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận về một vấn đề, hay sáng tạo một ý tưởng mới. Điều hành hoạt động của nhóm nhỏ là đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, phát biểu, được lắng nghe và tôn trọng.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn2. Phương pháp sắm vai. Được sử dụng nhiều để thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay một đối tượng nào đó. Phương pháp này có tác dụng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. Sắm vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và suy nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà học sinh thường tự xây dựng trong quá trình hoạt động.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Khi sử dụng phương pháp sắm vai cần chú ý: - ấn định thời gian (chuẩn bị, sắm vai, trao đổi khi sắm vai). - Lựa chọn tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động, phải là tình huống mở, phù hợp với trình độ học sinh). - Chú ý hướng dẫn thảo luận sau khi sắm vai, phỏng vấn người sắm vai (tìm hiểu cảm xúc, động cơ...).Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn3. Phương pháp giải quyết vấn đề: Là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS. Vấn đề được giải quyết thường được nảy sinh trong quá trình hoạt động. HS phải phân tích, xem xét, tự đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Cấu trúc giải quyết vấn đề gồm các bước cơ bản sau đây: 	- Nhận biết vấn đề; 	- Tìm các phương án giải quyết; 	- Quyết định phương án giải quyết. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Giải quyết vấn đề giúp HS có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi, giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục HS.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn4. Phương pháp xử lý tình huống: - Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Người ta phải đưa ra những quyết định trên cơ sở cân nhắc những phương án khác nhau. - Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp. - Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng. - Tình huống trong GD là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích giáo dục.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn 	Phương pháp xử lý tình huống là phương pháp điển hình của phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, và ngay cả phương pháp trò chơi. HS được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra các phương án giải quyết. Hoặc có những tình huống có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm để sắm vai, các trò chơi...) nhằm giúp HS có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tìm phương án giải quyết các tình huống.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn5. Phương pháp giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ là đặt HS vào vị trí nhất định, buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để HS thể hiện khả năng của mình. Trong tổ chức HĐNGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ giúp các em chủ động khi điều hành hoạt động, cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm “Lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổ chức thực hiện hoạt động. Khi giao nhiệm vụ, cần hình dung được những việc phải làm, gợi ý cho HS và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt. Không giao nhiệm vụ vượt quá khả năng của các em, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong HS.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn 6. Phương pháp trò chơi: 	Phương pháp trò chơi có những thuận lợi như: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp truyền tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn... 	Tổ chức cho HS vui chơi là một loại hình phổ biến và có ý nghĩa tích cực.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Hướng dẫn thiết kế hoạt động:	Bước 1. Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động 	Có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chương trình và sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của lớp, của trường mà có thể lựa chọn một tên khác cho hoạt động, hoặc cũng có thể chọn một hoạt động khác nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phải nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề, tránh đi lạc hướng sang chủ đề khác.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Sau khi chọn được tên cho hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho HS những gì về kiến thức, thái độ, kỹ năng. Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động 	Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức. Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” ngoài hình thức chính của hoạt động là thảo luận, có thể thêm những hình thức khác như văn nghệ, trò chơi xen kẽ trong quá trình thảo luận.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Bước 4: Chuẩn bị hoạt động 	Trong bước này, cả GV và HS đều cùng tham gia hoạt động chuẩn bị. Chính trong bước này, GV có điều kiện để đổi mới phương pháp. Muốn vậy, phải: 	- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động; 	- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động; 	- Dự kiến sẽ giao nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian để hoàn thành là bao lâu; 	- Bản thân GV sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò. Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ, sẽ chủ động bàn bạc cách thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc. GV cần quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS hoàn thành công việc chuẩn bị. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Bước 5: Tiến hành hoạt động. 	Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho HS thể hiện. Do đó, cần sắp xếp một quy trình tiến hành hợp lý, phù hợp với khả năng của HS. 	Trong bước tiến hành hoạt động, HS hoàn toàn làm chủ. Các em tự quản, điều khiển hoạt động. GV chỉ tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn Bước 6: Kết thúc hoạt động Bước này cũng do HS hoàn toàn làm chủ. Có nhiều cách kết thúc. Khi thiết kế bước này, GV có thể dự kiến lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lý, tránh nhàm chán và tẻ nhạt.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn TuấnTiến trỡnh một buổi HĐNGLL	* Ban tổ chức tuyờn bố lớ do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển chương trỡnh.	* Người điều khiển điều hành cỏc nội dung của buổi HĐ.	* Kết thỳc HĐ:	- Mời đại biểu phỏt biểu.	- Mời GVCN nhận xột và giao nhiệm vụ tiếp theo.	* Rỳt kinh nghiệm.Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh & Nguyễn Tuấn

File đính kèm:

  • pptPhan 3 chuyen de.ppt
Bài giảng liên quan