Chuyên đề: Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm
Nguyên tắc học tập của người lớn
1. Kinh nghiệm
2. Suy ngẫm
3. Các nhu cầu trước mắt
4. Tự chịu trách nhiệm
5. Sự tham gia
6. Phản hồi
7. Sự cảm thông
8. Một bầu không khí an toàn
9. Môi trường làm việc thoải mái
UBND TỈNH SÓC TRĂNGSỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠOTẬP HUẤN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CẤP THPT Sóc Trăng ngày 19/9/2011 CHUYÊN ĐỀ: KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyên tắc học tập của người lớn1. Kinh nghiệm2. Suy ngẫm3. Các nhu cầu trước mắt4. Tự chịu trách nhiệm5. Sự tham gia6. Phản hồi7. Sự cảm thông8. Một bầu không khí an toàn9. Môi trường làm việc thoải mái*Lí do xây dựng kế hoạch chủ nhiệm?-Trong thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp, Thầy/Cô đã lập những loại kế hoạch nào?Những công việc chính của GVCN là gì?1. Lí do xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Do đó muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trước hết GVCN phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.2. Một số khái niệmKế hoạch: “Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành”. “Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2009”. Nói cách khác, kế hoạch là chương trình hành động trong tương lai hướng vào việc thực hiện một mục tiêu nào đó.- Sứ mạng: Sứ mạng khẳng định mục đích, lí do tồn tại của lớp học; cách lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ lớp học sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục học sinh.Giá trị: Giá trị là điều mà lớp học cam kết thực cho các bên có liên quan (Ban giám hiệu, Tập thể sư phạm, Đoàn TNCSHCM, Hội cha mẹ học sinh,) các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên lớp chủ nhiệm.- Tầm nhìn: Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của lớp học có thể đạt được, thể hiện mong muốn của lớp học, của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại đến tường laiKẾT LUẬN 11.Nội dung cơ bản của Module:Một số khái niệm cơ bản: Kế hoạch chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm. Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm.Cách xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm (dựa trên SWOT, 5W, 1H, 5M, 2C) theo loại Kế hoạch công tác năm, tháng, tuần, hoạt động.* - Trong thực tiên làm công tác chủ nhiệm lớp, Thầy/Cô đã lập những loại kế hoạch nào? - Theo Ông (Bà) thực chất của việc lập Kế hoạch chủ nhiệm là gì?Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác Lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó. Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng -Cho 3 năm học gọi là kế hoạch chiến lược-Cho 1 năm học gọi là kế hoạch năm học. Trong kế hoạch năm học có :Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần. Kế hoạch mục tiêu hoặc Kế hoạch chuyên đề của lớp chủ nhiệm. Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại. Kế hoạch chủ nhiệm lớp ở trường THCS, THPT thường được lập cho khoảng thời gian từ 1 đến 3 (hoặc 4) năm học. - Từ thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm, Ông (Bà) hãy cho biết cấu trúc bản Kế hoạch chủ nhiệm gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?3. Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm Một cấu trúc nội dung cần phải đạt được các yêu cầu: đơn giản, rõ ràng, có liên hệ bên trong một cách logic, cụ thể, không bỏ sót việc, giúp cho việc quản lí và thực thi dễ dàng.Bao gồm 9 nội dung cơ bản (Mẫu tham khảo)1. Đặc điểm môi trường lớp học (từ việc phân tích SWOT) 2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu (từ việc phân tích 5W + 5M + 2C)3. Các biện pháp chính (từ việc phân tích mối quan hệ của 1H với 5M)4.Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm 5.Điều chỉnh kế hoạch 6.Kế hoạch từng tháng (từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)7. Kế hoạch Sơ kết học kì (học kì I từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau; học kì II từ tháng 2 đến tháng 5)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)8. Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)Đặc điểm tình hình/môi trường lớp học(từ việc phân tích SWOT) (khó khăn – thuận lợi – thách thức)Đặc điểm chủ quan (khó khăn – thuận lợi)Đặc điểm khách quan (cơ hội – thách thức) Nguồn thông tin để xây dựng: Chỉ thị thực hiện kế hoạch năm học của Bộ, nhiệm vụ năm học của Sở, kế hoạch năm học của Trường và đặc điểm riêng của LớpPhân tích môi trường (SWOT) trong xây dựng kế hoạch Phân tích SWOT là một quy trình quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển cho mọi tổ chức, nhóm hoặc các nhân. Là kĩ thuật phân tích môi trường giáo dục, tìm kiếm thuận lợi – khó khăn, thời cơ – thách thức để phát triển lớp học. SWOT có thể giúp GVCN xem xét tất cả các cơ hội mà lớp chủ nhiệm có thể tận dụng được, khi hiểu được tất cả những điểm yếu của tập thể lớp và thành viên lớp, GVCN sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bản thân chưa nhân thức hết.SWOTStrengths - Mặt mạnhWeaknesses - Mặt yếu Opportunities - Cơ hộiThreats - Thách thức*Phân tích môi trường (SWOT) trong xây dựng kế hoạch S(Strengths -Để duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy)W(Weaknesses - Để “bốc thuốc” sửa chữa hoặc tìm cách thoát khỏi điểm yếu) O(Opportunites - Để đánh giá một cách lạc quan, nắm bắt cơ hội )T(Threats - Để có kế hoạch ngăn các trở ngại từ bên ngoài )Ông (Bà) hãy sắp xếp các câu hỏi phù hợp vào từng Khu vực của SWOT Thực hành phân tích môi trường (SWOT)Strengths - Các điểm mạnh, để duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy Khi phân tích các điểm mạnh thường phải trả lời những câu hỏi sau:+ Lớp của chúng ta có những điểm mạnh nào?+ Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì?+ Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả mĩ mãn nhất ?+ .Weaknesses - Các điểm yếu, để “bốc thuốc” sửa chữa hoặc tìm cách thoát khỏi điểm yếu Khi phân tích các điểm yếu thường phải trả lời những câu hỏi sau: + Lớp của chúng ta có những điểm yếu nào? + Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của lớp trong năm học vừa qua? + Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả kém nhất ?+ .Opportunites - Các cơ hội, để đánh giá một cách lạc quan, nắm bắt cơ hội Khi phân tích các cơ hội thường phải trả lời những câu hỏi sau: + Chủ trương sắp tới của Nhà nước, Chỉ thị năm học của Bộ; Kế hoạch năm học (Sở, Phòng), ... sẽ đem lại những lợi thế gì cho Trường, cho lớp chúng ta? + Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp gì cho nhà trường hay không? công việc nào có kết quả kém nhất ? + .Threats - Các đe dọa, mối nguy hại, để có kế hoạch ngăn các trở ngại từ bên ngoài Khi phân tích các mối nguy hại thường phải trả lời những câu hỏi sau: + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này có ảnh hưởng gì lớn đến lớp học của mình không? (ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu => địa phương nơi trường đóng => gia đình học sinh => lớp học)+ .Xác định mục tiêu theo nguyên tắc (SMART) Ông (Bà) hãy sắp xếp đúng các câu phù hợp vào từng khu vực của S– M– A – R– T. Cho ví dụ cụ thể minh họa.Xác định mục tiêu của kế hoạch thông qua việc thực hành phân tích nguyên tắc SMART) SSpecific(Cụ thể)MMesureable(đo lường được)AAttainable(vừa sức)RResult -Oriented (định hướng kết quả)TTime – bound(giới hạn thời gian)5 yêu cầu đối với một mục tiêu chuẩn.Vừa sức(Achievable)Đo lường được(Measurable)Cụ thể, dễ hiểu(Specific)Thực tế (Realistics)Có thời hạn(Timebound)*- Mục tiêu cụ thể. Chú ý nguyên tắc S – M – A – R - TSSpecificMMesureableAAttainableRResult -Oriented TTime – boundCụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu phải cụ thể, dễ nhiểu vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.Đo lường được. Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết trong quá trình thực hiện có đạt được hay không?Vừa sức để có thể đạt được. Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu cao quá mà không thể đạt nổi. Định hướng kết quả. Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của lớp (thời gian, nhân sự, quỹ hoạt động và các điều kiện khác,...)Giới hạn thời gian. Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn. Thời gian hợp lý giúp HĐ của lớp vừa đạt được MT cơ bản lại vừa dưỡng sức cho các MT khác.Ví dụ: Cuối năm học, lớp có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; Không có học sinh nào có hạnh kiểm yếu. Xếp loại các đợt thi đua đạt từ thứ ba toàn trường trở lên,v.v..Xác định Nội dung công việc theo nguyên tắc (5w+ 1H+2C+5M) * Công thức xác định nội dung công việc = 5 Wh How ? (như thế nào?) có thể bao gồm các câu hỏi sau: - Cách thức thực hiện từng công việc như thế nào? - Tài liệu hướng dẫn thực hiện là tài liệu nào?- Tiêu chuẩn cần đạt của công việc là gì?- Nếu cần máy móc, phương tiện thực hiện nhiệm vụ thì cách thức vận hành như thế nào? * Xác định phương pháp làm việc * Xác định nguồn lực công việc = 5 M * Xác định phương pháp Kiểm tra, Kiểm soát 2C Xác định nội dung công việc trong tháng hoặc tuần (5W + 1H + 2C + 5M )Các nhóm Xây dựng Kế hoạch công việc theo gợi ý cho mỗi nhómTrình bày kế hoạch hoạt động trong mỗi tình huống của nhóm.Kế hoạch thăm hỏi gia đình bạn D vào ngày mai, Kế hoạch ngày “Hội trại thanh niên với nghề nghiệp” Kế hoạch truyền thông về “Phòng chống bạo lực học đường với trẻ em”Kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ *? Thầy/Cô hãy cho biết những tiện ích và những hạn chế của việc xây dựng kế hoạch theo trải nghiệm và theo cách làm mới?Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, GVCN cần phải xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm theo kĩ thuật mới.Có thể bổ sung tài liệu phù hợp và áp dụng tổ chức học tích cực để khóa tập huấn tiếp theo ở địa phương, ở từng cơ sở giáo dục đạt hiệu quả cao.Để đạt được hiệu quả cao trong công tác , GVCN phải xây dựng KHCN Theo quy trình 6 bước , trong đó đặc biệt quan tâm đến kĩ thuật phân tích SWOT. Cấu trúc KHCN gồm có 9 nội dung cơ bản có thể coi như Mẫu KHCN bao gồm: KH năm, KH tháng, KH tuần, KHCT mục tiêu, KH công việc,KHCN được GVCN xây dựng xong trước ngày 5 tháng 9 hàng năm và trình Hiệu trưởng duyệt trước khi thực thi.
File đính kèm:
- Tap huan cong tac giao vien chu nhiem.ppt